Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 01/10/2024 18:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Định hướng phát triển các tiểu vùng kinh tế ở miền Trung

20:39 | 20/05/2024

(Xây dựng) - Theo Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến 2050, đây sẽ là vùng phát triển nhanh, bền vững đi đầu cả nước về kinh tế biển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ…

Định hướng phát triển các tiểu vùng kinh tế ở miền Trung
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ vừa diễn ra tại thành phố Huế ngày 19/5.

Theo Quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiểu vùng Bắc Trung Bộ gồm 5 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị), tiểu vùng Trung Trung Bộ gồm 5 tỉnh, thành (Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và tiểu vùng Nam Trung Bộ gồm 4 tỉnh (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận).

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ sẽ trở thành khu vực tăng trưởng quan trọng về công nghiệp, dịch vụ đô thị biển của cả nước, trong đó thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng. Thành phố Thanh Hóa là cực tăng trưởng mới, cùng Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc.

Phát triển tiểu vùng Trung Trung Bộ trở thành tiểu vùng động lực của vùng, là khu vực tăng trưởng quan trọng về công nghiệp, dịch vụ cao cấp, đô thị biển… Một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ của đất nước.

Tập trung phát triển các khu vực ven biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi trở thành vùng động lực miền Trung của cả nước, trong đó thành phố Đà Nẵng là cực tăng trưởng quốc gia với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, logistic, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; là trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực…

Thừa Thiên - Huế là trung tâm công nghiệp văn hóa dựa trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa, đồng thời là một trong những trung tâm lớn của cả nước về dịch vụ cảng biển, khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, thương mại, tài chính tầm quốc tế cao. Bình Định là trung tâm công nghiệp công nghệ thông tin, dịch vụ và du lịch, trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển.

Tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế; trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu quốc gia, công nghiệp ôtô - phụ trợ ngành cơ khí; phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển. Trong đó, xây dựng trung tâm công nghiệp cơ khí và công nghiệp phụ trợ tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Phát triển công nghiệp đa ngành tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.

Phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trở thành trung tâm công nghiệp năng lượng, dịch vụ du lịch, đô thị ven biển của cả nước. Xây dựng Khánh Hòa thành thành phố trực thuộc Trung ương. Phát triển Phú Yên và Khánh Hòa thực sự là các trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch và giao dịch quốc tế của khu vực với các lợi thế về cảng biển và sân bay.

Phát triển Bình Thuận, Ninh Thuận và các khu vực có tiềm năng thành trung tâm năng lượng tái tạo gồm: Điện gió, điện mặt trời, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế biển như: Du lịch, khai thác hải sản, khai thác khoáng sản, giao thông biển và dịch vụ hàng hải…

Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng, Chính phủ cũng định hướng miền Trung nâng cấp, cải tạo và nâng cao hiệu quả khai thác 9 cảng hàng không hiện có trong vùng. Qua đó, ưu tiên nâng cấp, phát triển cảng hàng không Chu Lai thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế. Đồng thời, tại cảng hàng không quốc tế Chu Lai hình thành trung tâm logistic trung chuyển hàng hóa quốc tế, trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa tàu bay của khu vực, trung tâm đào tạo và huấn luyện bay.

Đầu tư xây dựng cảng hàng không Phan Thiết, cảng hàng không Quảng Trị, nâng cấp sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận) trở thành sân bay lưỡng dụng. Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá một số cảng hàng không, sân bay có tiềm năng tại Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Quý (Bình Thuận).

Nghiên cứu thu hút đầu tư xây dựng các sân bay chuyên dùng phục vụ nhu cầu bay cá nhân, du lịch, cứu hộ cứu nạn tại một số khu vực tiềm năng như: Đầm phá Tam Giang Cầu Hai, vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế); đầm Thị Nại (Bình Định); vịnh Xuân Đài (Phú Yên); vịnh Vân Phong (Khánh Hòa); vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận).

Về đường bộ, sẽ hoàn thành xây dựng, mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông trên địa bàn vùng theo quy chuẩn. Phát triển các tuyến đường bộ cao tốc kết nối Đông - Tây, kết nối các cảng biển. Đặc biệt, cảng hàng không quốc tế với các địa phương vùng Tây Nguyên và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia. Tập trung đầu tư các dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn (đoạn qua Nghệ An từ Vinh đến Thanh Thủy), đường cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo; đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku - Lệ Thanh, theo quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt.

Nghiên cứu phát triển một số đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây, tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khi đủ điều kiện nhằm tăng cường liên kết vùng, đẩy mạnh giao thương, phát triển dịch vụ, du lịch giữa các địa phương.

Hoàn thành kết nối tuyến đường bộ ven biển tại các địa phương trong vùng, tạo vành đai bảo vệ bờ biển, đồng thời thúc đẩy liên kết, phát triển đô thị, dịch vụ 1 và du lịch. Tập trung xây mới, nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ chính yếu và thứ yếu, đảm bảo đồng bộ hệ thống giao thông trong vùng; rà soát đầu tư, cải tạo các cầu trên các tuyến quốc lộ chính yếu và thứ yếu hiện có đang bị hạn chế tải trọng…

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load