Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 01/09/2024 11:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Đến Khu di tích trường Dục Thanh tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Bác Hồ

10:27 | 17/05/2024

Du khách từ mọi miền đất nước mỗi khi có dịp đến Phan Thiết đều ghé qua trường Dục Thanh để tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Người, từ nếp sống giản dị, chân thật, đến lòng yêu nước thương dân.

Đến Khu di tích trường Dục Thanh tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Bác Hồ
Khu di tích Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Nhắc đến Phan Thiết, chúng ta thường nghĩ đến những bãi biển đẹp, những đồi cát mênh mông.

Nhưng không chỉ vậy, Phan Thiết còn một địa điểm di tích lịch sử-văn hóa nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đó là Khu di tích trường Dục Thanh.

Trường Dục Thanh là nơi ghi dấu sự kiện thời thanh niên của Bác Hồ với tên gọi Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học từ tháng 9/1910 đến tháng 2/1911. Bằng tâm huyết, tình cảm, Người đã truyền đạt những kiến thức văn hóa và khơi dậy tinh thần yêu nước cho các học trò của mình trước khi Người vào Sài Gòn, ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Du khách từ mọi miền đất nước mỗi khi có dịp đến Phan Thiết đều ghé qua Khu di tích trường Dục Thanh để tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Người, từ nếp sống giản dị, chân thật, đến lòng yêu nước thương dân và đặc biệt là hình ảnh thầy giáo trẻ hết lòng chăm lo cho sự nghiệp “trồng người."

Quá trình hình thành khu di tích trường Dục Thanh

Nằm ở trung tâm thành phố Phan Thiết, bên dòng sông Cà Ty, tọa lạc tại số 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, trường Dục Thanh ra đời và hoạt động từ năm 1907 đến năm 1912 theo chủ trương chung của phong trào Duy Tân do cụ Phan Châu Trinh khởi xướng, đó là muốn mở mang dân trí trước hết phải thành lập trường dạy học.

Trường do ông Nguyễn Trọng Lội và ông Nguyễn Quý Anh là hai người con của nhà thơ, nhà văn yêu nước Nguyễn Thông cùng các nhân sỹ yêu nước đứng ra sáng lập, là một trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ thời bấy giờ.

Đến Khu di tích trường Dục Thanh tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Bác Hồ
Khuôn viên bên trong Khu di tích Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Trường dạy chữ Quốc ngữ là chính, bên cạnh đó dạy chữ Hán, chữ Pháp và môn thể dục. Trường có 7 thầy giáo, với Hiệu trưởng là thầy Nguyễn Quý Anh. Học sinh của trường lúc đông nhất khoảng 50-60 học sinh, trong đó chỉ có 4 học trò nữ, chia làm 4 lớp là tư, ba, nhì, nhất.

Ba năm sau khi ngôi trường thành lập, ông nghè Trương Gia Mô - bạn của cụ Nguyễn Sinh Sắc - giới thiệu Bác đến dạy học ở ngôi trường này. Từ đó, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành mới 20 tuổi trở thành thầy giáo trẻ nhất nơi đây.

Đến Khu di tích trường Dục Thanh tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Bác Hồ
Lớp học nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học tại trường Dục Thanh. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Thầy Thành chịu trách nhiệm dạy môn Quốc văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Khi giáo viên Pháp văn vắng mặt, thầy Thành đảm nhận dạy luôn tiếng Pháp. Trong thời gian dạy học ở ngôi trường này, thầy giáo Thành đã truyền cho những học trò của mình lòng yêu quê hương đất nước. Vào giờ ngoại khóa, thầy thường dẫn học trò đi tham quan các cảnh đẹp của Phan Thiết.

Vào tháng 2/1911, thầy giáo Thành đã rời trường Dục Thanh đến Sài Gòn để ra đi tìm đường cứu nước.

Khám phá kiến trúc cùng di vật của khu di tích

Cho đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, kiến trúc Khu di tích trường Dục Thanh vẫn còn gần như nguyên vẹn. Từ xa nhìn lại, du khách có thể nhận ra ngay ngôi trường nằm cạnh dòng sông Cà Ty hiền hòa với những mái nhà rêu phong cổ kính.

Đến Khu di tích trường Dục Thanh tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Bác Hồ
Lớp học Bác từng dạy học tại trường Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Trong khuôn viên trường Dục Thanh là vườn cây, tiểu cảnh được chăm chút gọn gàng. Dạo quanh một vòng khuôn viên, du khách sẽ được khám phá cấu trúc ngôi trường với 2 nhà lớn bằng gỗ và 1 nhà lầu nhỏ. Hai nhà lớn bằng gỗ được dùng làm phòng học. Trong phòng học, 2 bảng đen được đặt phía trên, bên dưới là những bộ bàn ghế bằng gỗ.

Bên phải của gian phòng học là nhà Ngư, là nơi chứa ngư lưới cụ và làm cá, mắm của gia đình con cháu cụ Nguyễn Thông, được xây dựng năm 1906. Năm 1907, trường Dục Thanh ra đời và nhà Ngư trở thành nơi nội trú của thầy giáo và học trò ở xa đến dạy và học. Trong thời gian dạy học tại đây, thầy giáo Thành cũng ở nội trú tại ngôi nhà này.

Đến Khu di tích trường Dục Thanh tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Bác Hồ
Ngọa Du Sào, nơi Bác nghỉ ngơi, đọc sách và làm việc trong thời gian dạy học ở trường Dục Thanh. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Phía sau phòng học và nhà Ngư là Ngọa Du Sào (có nghĩa là “ổ nằm chơi”) được xây dựng năm 1880. Khi về cuối đời cụ Nguyễn Thông cho xây dựng ngôi nhà để ở và dùng căn gác làm nơi uống trà, ngâm thơ, bình thơ, bình văn và sáng tác lúc tuổi già và cũng là nơi luận bàn trao đổi công việc với các sỹ phu yêu nước. Trong thời gian dạy học tại trường Dục Thanh, thầy Thành thường xuyên lui tới đây để đọc sách, chấm bài và thỉnh thoảng nghỉ trưa.

Phía sau Ngọa Du Sào, du khách sẽ được ghé thăm một giếng nước cổ được xây bằng gạch. Đến nay, giếng nước vẫn sạch sẽ trong veo. Gần giếng nước là cây khế trăm tuổi do vợ cụ Nguyễn Thông trồng cách đây đã hơn 1 thế kỷ.

Trong thời gian dạy học tại trường, thầy Thành thường lấy nước ở giếng để dùng trong sinh hoạt và tưới cây trong vườn. Cây khế được thầy Thành chăm sóc năm 1910, đến nay vẫn ra hoa kết quả quanh năm, nhân dân Phan Thiết thường gọi cây khế “Bác Hồ."

Đến Khu di tích trường Dục Thanh tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Bác Hồ
Giếng nước trước đây Bác dùng để sinh hoạt tại trường Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Ngoài kiến trúc được giữ gìn gần như nguyên vẹn, những hiện vật gốc còn lưu giữ tại di tích Dục Thanh gồm 1 bộ họa đàng trường kỷ, 1 bộ ván gõ 3 tấm, 1 chiếc án thư, 1 chiếc tủ đứng, 1 chiếc thang gỗ, tráp văn thư, nghiên mài mực, 3 chiếc ly nhỏ, 1 chiếc khay... Đó là những kỷ vật thiêng liêng gắn liền với thời gian và lịch sử của những năm tháng dạy học ở Phan Thiết của thầy giáo Nguyễn Tất Thành.

Sau ngày quê hương được giải phóng, từ tháng 11/1978 đến tháng 12/1980, trên cơ sở một phần di tích gốc còn lại và dựa theo lời kể, bản vẽ phác họa của 4 cụ học trò của Bác năm 1910 còn sống, khu di tích trường Dục Thanh được trùng tu lại.

Đến Khu di tích trường Dục Thanh tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Bác Hồ
Tất cả vật dụng của Bác đều được bảo quản nguyên vẹn tại Khu di tích Dục Thanh. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)

Sau đó, công trình Nhà Trưng bày về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng năm 1983 và khánh thành ngày 17/5/1986 - đúng vào dịp mừng sinh nhật Bác lần thứ 96.

Khu di tích đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia vào ngày 12/12/1986.

Theo Vietnam+

Cùng chuyên mục
  • Âm vang “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

    (Xây dựng) – Từ một vùng đất hoang sơ, chưa có điện, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, chưa có cơ cở vật chất – kỹ thuật du lịch, đến nay, diện mạo của cao nguyên La Vuông đã có nhiều đổi thay, khởi sắc. Ngày hội du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi” đã khởi động mới cho tư duy phát triển du lịch, tạo “cú hích” quảng bá đất và người Hoài Nhơn (Bình Định).

  • Trà Vinh: Tìm giải pháp đánh thức tiềm năng du lịch ven sông Hậu

    (Xây dựng) – Trong khuôn khổ các hoạt động chính và sự kiện “Festiaval 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè”, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với UBND huyện Cầu Kè tổ chức Tọa đàm “Du lịch Cầu Kè –Tiềm năng ven sông Hậu” nhằm mời gọi các doanh nghiệp lữ hành đến huyện Cầu Kè khảo sát và hiến kế xây dựng sản phẩm để đưa du khách đến “thủ phủ” Dừa sáp Cầu Kè và trải nghiệm khám phá văn hóa bản địa độc đáo có một không hai ở nơi đây.

  • Một Bắc Ninh trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Trong không khí hân hoan chào mừng ngày Quốc khánh 2/9, người dân Thủ đô và du khách thập phương sẽ có cơ hội đắm mình trong không gian văn hóa đặc sắc của vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc ngay giữa lòng Hà Nội. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức với chủ đề “Không gian văn hóa, du lịch Bắc Ninh trong lòng Hà Nội".

  • Khánh Hòa: Doanh thu du lịch ước đạt gần 40.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Tính chung 8 tháng năm 2024, doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Khánh Hòa ước đạt gần 40.000 tỷ đồng, tăng 65,3% so với cùng kỳ năm trước.

  • Đoàn 4.500 du khách của tỷ phú Ấn Độ tham quan vịnh Hạ Long

    (Xây dựng) - Ngày 29/8, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ đón 1.378 du khách đầu tiên trong đoàn 4.500 du khách của tỷ phú Ấn Độ đến tham quan vịnh Hạ Long.

  • Quảng Bình: Đồng Hới sẽ tổ chức bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật mừng lễ Quốc khánh 2/9

    (Xây dựng) - Lễ Quốc khánh 2/9 tại dự án Regal Legend (đường Võ Nguyên Giáp, Bảo Ninh, Đồng Hới) chủ đầu tư Regal Group tiếp tục tổ chức Lễ hội âm nhạc, pháo hoa lần 3 trong năm 2024.

Xem thêm
  • Thành phố Đồng Hới trên hành trình trở thành điểm đến mới cho du khách toàn cầu

    (Xây dựng) - Từng là một thị xã nhỏ với xuất phát điểm thấp, trải qua 20 năm, Đồng Hới đã có sự chuyển mình đáng kinh ngạc. Không chỉ phát triển về hạ tầng đô thị, thành phố này còn thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đưa nơi đây trở thành một điểm đến toàn cầu đầy tiềm năng.

    10:16 | 30/08/2024
  • Đến Tây Ninh dịp 2/9: Sống chậm kết hợp sống ảo

    (Xây dựng) - Cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 2 tiếng chạy xe, Tây Ninh là có đủ mọi trải nghiệm khiến bạn vui quên lối về trong kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày năm nay.

    12:09 | 29/08/2024
  • Ở Khánh Hòa nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 nên đi đâu?

    (Xây dựng) - Với lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, Khánh Hòa mảnh đất giàu tiềm năng du lịch với những danh lam thắng cảnh và trải nghiệm văn hóa khó quên sẽ trở thành điểm đến lý tưởng để trải nghiệm khi đến Khánh Hòa trong dịp lễ này.

    10:17 | 29/08/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Dự báo du khách tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

    (Xây dựng) - Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, tổng lượng du khách dự kiến đến Thừa Thiên - Huế dự báo đạt 120.000 lượt, với doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt 132 tỷ đồng.

    16:45 | 28/08/2024
  • Hòn đảo không khí thải, không khói xe hút khách theo “bí kíp riêng”

    (Xây dựng) - Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng du lịch xứng tầm, cùng các dự án thân thiện với môi trường, hạn chế khí thải carbon chính là cách đưa Cát Bà sớm trở thành đảo du lịch sinh thái xanh đầu tiên của Việt Nam và là trung tâm du lịch quốc tế tầm cỡ khu vực.

    11:05 | 28/08/2024
  • Liên kết phát triển du lịch Lai Châu - Hà Nội năm 2024

    (Xây dựng) - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu và Sở Du lịch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa hai địa phương. Sự liên kết hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và tỉnh Lai Châu hứa hẹn góp phần thúc đẩy tăng trưởng trao đổi khách du lịch giữa hai địa phương.

    19:02 | 27/08/2024
  • Bật mí điểm check-in với sen cực hot khi đến Sun World Ha Long

    (Xây dựng) - Tọa lạc tại phía cuối Công viên Rồng (Sun World Ha Long) hướng ra Vịnh Hạ Long, hồ sen An Nhiên đang nở rộ trong tiết đầu thu, thu hút du khách ghé thăm thưởng lãm và lưu lại những khoảnh khắc đặc biệt.

    11:25 | 27/08/2024
  • Khánh Hòa: “Lễ hội Xin chào Việt Nam 2024” sẽ diễn ra ngày 28/8/2024

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch triển khai phối hợp tổ chức sự kiện “Lễ hội Xin chào Việt Nam 2024” tại thành phố Nha Trang. Lễ hội nhằm nêu bật hợp tác hữu nghị Việt - Ấn.

    10:33 | 27/08/2024
  • Quảng Ninh phấn đấu đạt mục tiêu đón 19 triệu khách du lịch năm 2024

    (Xây dựng) - Đến hết tháng 7/2024, Quảng Ninh đã đón gần 13 triệu lượt khách du lịch, 5 tháng cuối năm tỉnh dự kiến đón thêm 6 triệu lượt khách, phấn đấu đạt mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch đến địa phương này trong năm 2024.

    21:10 | 26/08/2024
  • Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị đón lễ Quốc khánh 2/9

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương, các đoàn thể tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, bảo đảm an ninh, trật tự tại các lễ hội trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Đến nay, nhiều địa phương của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chuẩn bị chu đáo cùng các chương trình hoạt động đặc sắc để người dân địa phương, du khách vui chơi, nghỉ dưỡng trong kỳ nghỉ lễ này.

    19:57 | 26/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load