Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 17/10/2024 12:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm

09:52 | 17/10/2024

(Xây dựng) - Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành Công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm
Ảnh minh họa.

Các ngành Công nghiệp trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy nền công nghiệp quốc gia nói riêng và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung theo định hướng của Đảng và Nhà nước là các ngành Công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo chủ trương, định hướng của Đảng về công nghiệp hóa đất nước.

Công nghiệp trọng điểm là các ngành mà dựa trên đó các ngành Công nghiệp khác tồn tại và phát triển, cung cấp các yếu tố đầu vào và tư liệu sản xuất cho các ngành Công nghiệp và kinh tế khác; là cơ sở thúc đẩy tiến bộ công nghệ, nâng cấp trình độ của toàn bộ nền công nghiệp và các ngành kinh tế khác; có tác động lan toả và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao.

Do các đặc điểm nêu trên, các ngành Công nghiệp trọng điểm có vai trò hết sức quan trọng, là động lực để thúc đẩy toàn bộ nền công nghiệp nói riêng cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế nói chung.

Chưa có hành lang pháp lý xác định rõ trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

Theo Bộ Công Thương, trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách phát triển các ngành Công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay, hạn chế thứ nhất là chưa có hành lang pháp lý xác định rõ trọng tâm phát triển các ngành Công nghiệp trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa.

Hệ thống pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể hóa về việc xác định các ngành Công nghiệp trọng điểm, then chốt cũng như chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển các ngành này (danh mục các ngành công nghiệp trọng điểm có hiệu lực pháp lý thấp, lạc hậu so với thực tế). Việc thiếu các quy định này dẫn đến việc thể chế hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, các Chương trình, đề án, kế hoạch của Trung ương và địa phương phân tán, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Thứ hai, pháp luật hiện hành về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các ngành Công nghiệp trọng điểm còn rời rạc, hiệu lực pháp lý thấp hoặc chưa được xây dựng. Các giải pháp hỗ trợ về thị trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình xây dựng chính sách công nghiệp; Cơ chế, chính sách cho ứng dụng, chuyển giao, cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất trong các ngành Công nghiệp – đặc biệt là các công nghệ then chốt trong các ngành Công nghiệp trọng điểm còn thiếu tính bền vững, dài hạn không phù hợp với đặc thù của các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Thứ ba, đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ, mặc dù đã có những văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên các chính sách được ban hành rất chậm. Các cơ chế về ưu đãi tín dụng đầu tư, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, đặc biệt là phân bổ nguồn lực để triển khai các chính sách về công nghiệp hỗ trợ chưa được cụ thể hóa…

Thứ tư, môi trường kinh doanh thời gian qua tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến tính ổn định trong việc phát triển các ngành Công nghiệp trọng điểm vốn yêu cầu các chính sách cần mang tính ổn định, dài hạn, tầm nhìn chiến lược.

Thứ năm, năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành Công nghiệp trọng điểm còn rất nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, thiếu vốn tự có, thiếu minh bạch tài chính, thiếu tài sản thế chấp, thiếu phương án sản xuất kinh doanh dẫn đến không đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng nên gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận tín dụng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh...

Thúc đẩy sự phát triển của các ngành Công nghiệp trọng điểm phù hợp với khoa học, đổi mới sáng tạo

Vì vậy, việc ban hành Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm trong tình hình, bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp bách nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị và mới đây nhất là Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thúc đẩy sự phát triển của các ngành Công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hướng đến xây dựng nền công nghiệp độc lập, tự chủ, tự cường, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kiến tạo được một số đột phá về chính sách, pháp luật để xử lý các điểm nghẽn cơ bản trong phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm theo hướng từ chiều rộng sang theo chiều sâu, từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao đồng thời tạo đột phá về quá trình hiện đại hóa trong công nghiệp.

Đẩy mạnh phân công, phân cấp thông qua tạo cơ sở pháp lý khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của các Bộ, ngành địa phương trong khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương.

Đề xuất 2 chính sách

Bộ Công Thương đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm với 2 chính sách sau:

Chính sách 1: Khuyến khích sản xuất, chế tạo trong nước các sản phẩm công nghiệp trọng điểm.

Mục tiêu của chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong các ngành công nghiệp trọng điểm; nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất công nghiệp. Khắc phục từng bước tình trạng sản phẩm công nghiệp sản xuất tại Việt Nam chủ yếu mang tính chất gia công, giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, chưa tiếp cận được về chuyển đổi số hướng đến sản xuất thông minh; thúc đẩy việc hình thành chuỗi giá trị công nghiệp thông qua các chính sách phát triển doanh nghiệp dẫn đầu.

Khắc phục sự thiếu tính chiến lược, kế hoạch trong định hướng phát triển công nghiệp trong thời gian qua; làm căn cứ bảo đảm tính khả thi trong việc bố trí các nguồn lực phát triển công nghiệp tập trung vào các ngành trọng điểm, then chốt, có ý nghĩa quan trọng, đòn bẩy trong quá trình công nghiệp hóa, tránh việc áp dụng quá rộng rãi các cơ chế ưu đãi khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, vừa không hiệu quả, vừa gây lãng phí nguồn lực Nhà nước; bổ sung cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp trọng điểm.

Chính sách 2: Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu của chính sách là phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp quốc phòng.

Đồng thời, phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm thu hút đầu tư, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia, tham gia ngày càng sâu rộng vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu trong các lĩnh vực này.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững giữa các ngành Công nghiệp, lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với các ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và thân thiện môi trường; phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Điểm sáng trong Quy hoạch phát triển tỉnh Bình Dương đến năm 2050

    (Xây dựng) - Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vào ngày 26/9. Hội nghị chính là cơ sở để Bình Dương bứt phá phát triển trong giai đoạn mới, giúp tỉnh khai thác hết lợi thế địa lý, phát triển bền vững với định hướng trở thành trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tiêu biểu của khu vực.

    09:23 | 17/10/2024
  • Tân Uyên (Bình Dương): Nhiều công trình được gỡ vướng

    (Xây dựng) – Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã ghi nhận thực tế và có những chỉ đạo cụ thể nhằm tháo gỡ những khó khăn trong đầu tư, xây dựng tại các dự án trên đại bàn thành phố Tân uyên như: Dự án nâng cấp, mở rộng Trường THPT Tân Phước Khánh; dự án đầu tư đường ĐT.747a, ĐT.747b.

    22:29 | 16/10/2024
  • Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Israel giai đoạn 2024-2027

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027.

    21:23 | 16/10/2024
  • Lào Cai hướng đến mục tiêu xây dựng trung tâm logistics đồng bộ, hiện đại

    (Xây dựng) - Những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn chú trọng xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu trở thành một trong những trung tâm logistic quan trọng của cả nước, có mạng lưới hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đa lĩnh vực.

    20:37 | 16/10/2024
  • Sắp tạm dừng biện pháp cấm xuất cảnh đối với Tổng Giám đốc Bamboo Airway

    (Xây dựng) – Ông Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) cam kết nộp dần 304 tỷ đồng tiền thuế, dưới sự bảo lãnh của ngân hàng. Đồng thời, Công ty đề nghị Cục Thuế tỉnh Bình Định không áp dụng biện pháp tạm dừng xuất cảnh để tháo gỡ khó khăn.

    19:05 | 16/10/2024
  • Bắc Giang: Lý giải nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công chậm

    (Xây dựng) – Mới đây, tại Hội nghị thông tin báo chí kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã đưa ra một số nguyên nhân khiến cho công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn chậm so với mục tiêu đề ra.

    18:54 | 16/10/2024
  • Long An: Điểm đến cho phát triển năng lượng xanh của các tập đoàn Hàn Quốc

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển xanh, bền vững, tỉnh Long An đang nỗ lực hết mình để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Hàn Quốc - đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam nói chung, tỉnh Long An nói riêng.

    18:45 | 16/10/2024
  • Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

    Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.

    14:55 | 16/10/2024
  • Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 22 - Giải pháp cho cuộc sống hiện đại

    (Xây dựng) - Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 22 tại Thành phố Hồ Chí Minh (Vietnam Expo 2024 HCMC) với chủ đề “Giải pháp cho cuộc sống hiện đại” sẽ diễn ra từ ngày 5-7/12/2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

    12:42 | 16/10/2024
  • Lâm Đồng: “Nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách 2024

    (Xây dựng) – Toàn thể hệ thống chính trị tỉnh Lâm Đồng đang tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách đạt trên 13.000 tỷ Trung ương giao.

    11:59 | 16/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load