Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 23:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Đề nghị làm rõ việc lấn chiếm đất khu vực bảo vệ chùa Văn Điển

09:48 | 28/10/2020

(Xây dựng) - Theo trích lục bản đồ tờ số 6 năm 1987 và biên bản đề nghị xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia, diện tích đất trong vành đai đỏ của chùa Văn Điển là hơn 10.461m2. Tuy nhiên, theo hồ sơ địa chính lập theo bản đồ đo năm 1986, chùa Văn Điển chỉ có diện tích 5.461m2. UBND xã Tứ Hiệp lý giải “do cán bộ thụ lý đã ghi nhầm diện tích, dẫn đến chênh tăng 5.000m2 so với hồ sơ quản lý.

de nghi lam ro viec lan chiem dat khu vuc bao ve chua van dien
Huyện Thanh Trì cho rằng, khu vực bảo vệ di tích chùa Văn Điển chỉ có diện tích 5.461m2 thay vì 10.461m2 như trên bản đồ.

Mất hàng nghìn m2 đất chùa vì lý do “nhầm số 3 thành số 8”

Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kêu cứu của sư trụ trì và các Phật tử chùa Văn Điển, xã Tứ Hiệp (Thanh Trì - Hà Nội) tố cáo gia đình ông Phạm Duy Chiến mua lại mảnh đất lấn chiếm của nhà chùa. Nhân dân, Phật tử và nhà chùa Văn Điển đã nhiều lần yêu cầu ông Chiến trả lại đất cho nhà chùa, đồng thời gửi đơn thư khiếu nại nhưng chưa được chính quyền xã Tứ Hiệp và huyện Thanh Trì giải quyết.

Cụ thể, chùa Văn Điển - chùa Quang Minh Tự được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 14/02/1996, kèm theo bản đồ khu vực bảo vệ chùa Văn Điển (vành đai đỏ). Theo trích lục bản đồ tờ số 6, bản đồ năm 1987, diện tích đất trong vành đai đỏ của chùa là 10.461m2 nhưng hiện nay đã và đang bị lấn chiếm. Thửa đất gia đình ông Phạm Duy Chiến đang ở trước đây là đất mua của ông Phạm Minh Đóa (thửa đất số 117 tờ bản đồ số 6 với diện tích là 300m2, nay là tờ bản đồ số 23, xóm Chùa, thôn Văn Điển, xã Tứ Hiệp). Khi bán đất cho ông Chiến, ông Phạm Minh Đóa đã xác nhận với ông Chiến là trong khu đất của ông có khoảng 62m2 đất lấn chiếm của nhà chùa Văn Điển phải trả lại chùa Văn Điển, nhưng ông Chiến đến nay vẫn không trả. Hiện UBND xã Tứ Hiệp và UBND huyện Thanh Trì đang làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Chiến, trong đó có khoảng 62m2 đất lấn chiếm của chùa.

Để làm rõ những nội dung phản ánh nêu trên, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có buổi làm việc với đại diện UBND xã Tứ Hiệp. Tại đây, ông Vương Tiến Quyền – cán bộ địa chính xã cho biết:

Về nguồn gốc sử dụng đất của chùa Văn Điển, hồ sơ địa chính lập theo bản đồ đo năm 1986, chùa Văn Điển có diện tích 5.461m2, gồm các thửa đất số 191, 193, 192, tờ bản đồ số 06. Hồ sơ địa chính lập theo bản đồ đo năm 1994 diện tích là 5.610m2, gồm các thửa đất số 100 và 99, tờ bản đồ số 23.

Ngày 12/01/1995, chùa Văn Điển được các đơn vị gồm: Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì, UBND xã Tứ Hiệp lập biên bản đề nghị xếp hạng di tích. Đến ngày 13/2/1996, Bộ Văn Hóa - Thông tin có Quyết định số 310/QĐ/BT công nhận di tích nghệ thuật chùa Văn Điển. Theo biên bản đề nghị xếp hạng di tích và Bản đồ khu vực bảo vệ chùa Văn Điển (Quang Minh Tự - trích BĐĐC thôn Văn Điển, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì tờ số 6, năm 1987, các thửa đất trong khu vực bảo vệ chùa Văn Điên gồm: thửa đất số 191, 192, 193 có tổng diện tích là 10.461m2 (thửa 192 diện tích 1.292m2, thửa 191 diện tích 8.724m2, thửa 193 diện tích 445m2).

“Tuy nhiên đối chiếu với hồ sơ địa chính hiện lưu giữ tại UBND xã Tứ Hiệp, thửa đất số 191 tờ bản đồ số 6 hệ bản đồ đo đạc theo Chỉ thị 299/TTg năm 1987 có diện tích là 3.724m2. Nhưng trong quá trình trích lục bản đồ để đề nghị xếp hạng, cán bộ thụ lý đã ghi nhầm diện tích thửa 191 là 8.724m2, tức là số 3 ghi nhầm thành số 8, dẫn đến chênh tăng 5.000m2 so với hồ sơ quản lý”, ông Vương Tiến Quyền lý giải.

Vị này cũng cho biết: Ranh giới sử dụng đất của chùa Văn Điển được lập tại bản đồ khu vực bảo vệ chùa đã được các ngành của xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì và Thành phố Hà Nội xác nhận, khu vực bảo vệ di tích chùa Văn Điển chỉ có diện tích là 5.461m2 (không phải là 10.461m2 như trong Biên bản đề nghị xếp hạng). Hiện trạng, khuôn viên chùa Văn Điển đã được xây tường bao quanh, tiếp giáp với diện tích đất ở của nhiều hộ dân của xã Tứ Hiệp, trong đó có thửa đất của hộ gia đình ông Phạm Duy Chiến.

Người dân không chịu trả đất cho nhà chùa?

Tại buổi làm việc ngày 24/5/2019, các phòng ban chuyên môn của UBND huyện là phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Văn hóa thông tin đã yêu cầu UBND xã Tứ Hiệp thuê đơn vị đo đạc có tư cách pháp nhân để đo đạc lại diện tích hiện trạng, xác định phần diện tích chênh lệch về ranh giới theo hiện trạng với hệ bản đồ lập năm 1987 và hệ bản đồ lập năm 1994, làm cơ sở xác định diện tích đất hộ gia đình ông Chiến đang sử dụng nằm trong ranh giới của bản đồ khoanh vùng bảo vệ công nhận di tích chùa Văn Điển.

Căn cứ Bản đồ trích đo địa chính do Công ty Cổ phần Khảo sát Đại Việt lập và UBND xã Tứ Hiệp báo cáo tại Báo cáo số 203/BC-UBND ngày 19/7/2019, diện tích hiện trạng sử dụng của chùa Văn Điển hiện nay là 6.875,2m2. Hiện trạng khuôn viên chùa Văn Điển đã có tường xây bao quanh.

de nghi lam ro viec lan chiem dat khu vuc bao ve chua van dien
Vị trí đất nhà ông Chiến (quây tôn xanh) là đất lấn chiếm của chùa.

Sau khi đo đạc và thực hiện cắm mốc, diện tích đất do gia đình ông Phạm Duy Chiến đang sử dụng có nguồn gốc đất của chùa Văn Điển là 37,8m2 (ranh giới diện tích chùa được xác định theo Bản đồ khoanh vùng bảo vệ chùa Văn Điển lập năm 1995), UBND xã Tứ Hiệp đã làm việc với gia đình ông Phạm Duy Chiến, gia đình ông Phạm Duy Chiến đã đồng ý trả lại phần diện tích đất này cho nhà chùa. Ngoài ra còn 23,4m2 có nguồn gốc là đất bờ mương do UBND xã quản lý tiếp giáp với đất của nhà chùa và liền với 37,8m2 trên, UBND xã Tứ Hiệp cũng đã bàn giao cho nhà chùa quản lý, sử dụng chống lấn chiếm và đảm bảo về mỹ quan khuôn viên của chùa Văn Điển. Như vậy, tổng diện tích đất nằm ngoài tường bao quanh chùa Văn Điển, UBND xã Tứ Hiệp xác định và bàn giao lại cho nhà chùa quản lý và sử dụng là 61,2m2. (23,4m2 +37,8m2).

Tuy nhiên, xác nhận việc này, sư trụ trì Thích Giác Minh khẳng định, gia đình ông Chiến đã mua đất lấn chiếm của nhà chùa (mua của ông Đóa) là trên 60m2 và hiện ông này vẫn chưa trả lại bất cứ m2 đất nào cho nhà chùa.

Đại diện xã Tứ Hiệp cũng xác nhận, sự việc liên quan đến đơn thư của nhà chùa và ông Phạm Minh Đóa đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do vượt thẩm quyền giải quyết của huyện. UBND huyện Thanh Trì đã báo cáo và xin ý kiến của Thành ủy Hà Nội nhưng vẫn chưa nhận được chỉ đạo.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra làm rõ việc lấn chiếm đất chùa Văn Điển

Bức xúc trước việc đất chùa bị lấn chiếm và sự “nhầm lẫn” cơ bản của chính quyền địa phương, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, sư trụ trì Thích Giác Minh cho biết: “Tôi về chùa tu tập và cai quản tại đây đã hơn 30 năm, trước đây đất của chùa còn rất rộng, nhưng đến nay nhiều diện tích đất chùa đã bị chiếm dụng làm các hạng mục công trình. Nhà chùa đã nhiều lần ý kiến nhưng không được giải quyết”.

Sư trụ trì Thích Giác Minh cũng cho rằng, không có lý gì lại có sự nhầm lẫn cơ bản, viết “số 3 nhầm thành số 8” như phía chính quyền địa phương lý giải. Bởi trong biên bản đề nghị xếp hạng di tích, đã có đầy đủ các ngành chức năng ký xác nhận với diện tích 10.461m2. Họ là cơ quan quản lý cấp cao thì không thể nhầm lẫn cơ bản như vậy được.

Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình ông Phạm Duy Chiến, phía UBND xã Tứ Hiệp khẳng định, đến thời điểm hiện tại chưa tiếp nhận hồ sơ của ông này do còn phát sinh đơn thư với chùa Văn Điển.

Từ những thông tin trên có thể thấy rằng, việc chính quyền xã Tứ Hiệp cho rằng diện tích chùa Văn Điển chỉ có khoảng 5.461m2 là không có lý. Bởi trong Biên bản đề nghị xếp hạng di tích, bản đồ khu vực bảo vệ chùa Văn Điển đã được cả UBND xã Tứ Hiệp, UBND huyện Thanh Trì và các phòng chuyên môn, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội xác nhận là 10.461m2.

de nghi lam ro viec lan chiem dat khu vuc bao ve chua van dien
Sư trụ trì Thích Giác Minh cho biết, cả con đường và cái ao bên tay phải sư thầy trước đây đều là đất của chùa.

Điều này cũng khiến dư luận hoài nghi về vai trò chức năng các phòng, ban chuyên môn của chính quyền huyện Thanh Trì và UBND xã Tứ Hiệp. Việc nhầm lẫn tới hàng nghìn m2 đất là chuyện không hề nhỏ, đặc biệt đây lại là đất chùa, nơi thờ tự linh thiêng và được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về ai? Phải chăng còn có nhiều uẩn khúc phía sau câu chuyện nhầm lẫn “số 3 thành số 8” như lý giải của chính quyền huyện Thanh Trì và UBND xã Tứ Hiệp?

Đề nghị Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì và các ngành chức năng nhanh chóng chỉ đạo kiểm tra, làm rõ, đồng thời xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân liên quan đến việc lấn chiếm đất chùa cũng như việc lấn chiếm đất khu vực bảo vệ chùa Văn Điển.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.

Kim Thoa – Mai Thu

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load