Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 22/09/2024 21:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng: Cần rút gọn, không nên lạm dụng

09:58 | 24/04/2020

(Xây dựng) – Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã chủ trì cuộc họp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng. Cuộc họp có sự tham gia của đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải.

de an hoan thien he thong tieu chuan quy chuan ky thuat xay dung can rut gon khong nen lam dung
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng chủ trì cuộc họp.

Rút gọn 13 quy chuẩn và 1.248 tiêu chuẩn

Ngày 09/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng.

Để thực hiện Đề án này, Bộ Xây dựng đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng tại Quyết định số 612/QĐ-BXD ngày 15/02/2018. Ban chỉ đạo bao gồm 17 thành viên là các Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuộc các bộ, ngành và đại diện lãnh đạo của UBND thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Trưởng ban chỉ đạo.

Ngày 29/06/2018, Ban Chỉ đạo đã phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, bao gồm 11 nhiệm vụ cụ thể của Đề án. Trong đó, 2 nhiệm vụ quan trọng, có tính căn bản là lập danh mục hệ thống quy chuẩn kỹ thuật xây dựng tới năm 2025 và lập quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ngành Xây dựng tới năm 2030.

Để thực hiện 2 nhiệm vụ này, Bộ Xây dựng đã thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Đề án gồm các chuyên gia, các nhà quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Các bộ, ngành đã họp bàn và thống nhất sẽ rút gọn 29 quy chuẩn xây dựng hiện hành xuống còn khoảng 13 quy chuẩn (QCVN). Trong đó, Bộ Xây dựng chủ trì biên soạn và ban hành 10 quy chuẩn.

Danh sách cụ thể bao gồm: QCVN 01 về Quy hoạch xây dựng; QCVN 02 về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng; QCVN 03 về phân cấp, phân loại công trình xây dựng; QCVN 04 về Nhà ở và công trình công cộng; QCVN 05 về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; QCVN 06 về An toàn cháy cho nhà và công trình; QCVN 07 về Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; QCVN 08 về An toàn trong thi công xây dựng; QCVN 09 về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả và QCVN 10 về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

Bộ Công Thương chủ trì biên soạn 2 quy chuẩn, nhưng Bộ Xây dựng ban hành. Đó là QCVN 11 về Công trình công nghiệp và QCVN 12 về Công trình thủy điện. Cuối cùng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ chủ trì biên soạn và ban hành QCVN 13 về Công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai.

Về hệ thống tiêu chuẩn, số liệu do Tổng cục Đo lường Chất lượng và Viện Khoa học công nghệ xây dựng cung cấp có khoảng 1.504 tiêu chuẩn xây dựng (TCVN). Nhưng qua rà soát đã phát hiện 256 tiêu chuẩn trùng lặp nên thực tế chỉ còn 1.248 tiêu chuẩn. Trong đó, Bộ Xây dựng sẽ chịu trách nhiệm biên soạn khoảng 1.068 tiêu chuẩn. Các bộ, ngành khác sẽ biên soạn khoảng 180 tiêu chuẩn còn lại.

de an hoan thien he thong tieu chuan quy chuan ky thuat xay dung can rut gon khong nen lam dung
Cuộc họp về Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng có sự tham gia đầy đủ của đại diện các bộ, ngành liên quan.

Nhiệm vụ trong năm 2020

Hiện nay, Bộ Xây dựng có nhiều tiêu chuẩn giao thoa các bộ, ngành khác. Chính vì vậy, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Đề án có đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để thực hiện nhiệm vụ trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

Trước hết là trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch hệ thống QCVN về xây dựng. Tổ giúp việc cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan xây dựng đề cương chi tiết, biên soạn bộ quy chuẩn theo danh mục được phê duyệt và rà soát danh mục tiêu chuẩn hiện có để tránh trùng lắp, phân định rõ theo chức năng, nhiệm vụ.

Sau đó, các bộ, ngành cần trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt hệ thống TCVN cốt lõi, trước khi biên soạn và đổi mới giáo trình trong hệ thống giáo dục đào tạo ngành Xây dựng.

Trong khi đó, Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cần xem xét công tác biên soạn và công bố tiêu chuẩn nhằm đảm bảo tiêu chuẩn được ban hành kịp thời, phục vụ nhiệm vụ công tác quản lý của các bộ, ngành chuyên môn.

Tổ giúp việc cũng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép các bộ, ngành được phép phát hành tiêu chuẩn sau khi có quyết định công bố của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng cần xem xét tên và số hiệu bộ tiêu chuẩn mới của Bộ Xây dựng dự kiến ban hành (TCCS, TCN...) để áp dụng song song với bộ TCVN hiện nay. Việc làm này sẽ giúp Bộ Xây dựng mua bản quyền bộ tiêu chuẩn của châu Âu (EN) để làm cơ sở biên soạn mới một số tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

Cuối cùng, Tổ giúp việc đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi các quy định về tài chính nhằm đảm bảo tính đúng và tính đủ nhân công, vật tư cho việc biên soạn hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn. Kinh phí thực hiện Đề án lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm cấp cho các bộ, ngành.

“Không nên lạm dụng, ban hành quá nhiều quy chuẩn”

Trong cuộc họp diễn ra vào ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã đề nghị đại diện các bộ, ngành cho ý kiến về danh mục các quy chuẩn xây dựng; Phân định rõ giao thoa tiêu chuẩn giữa các bộ, ngành; hoạch định, chuyển đổi hệ thống tiêu chuẩn mới; vấn đề tiêu chuẩn cơ sở và cập nhật giáo trình giảng dạy.

Về cơ bản, đại diện các bộ, ngành đều nhất trí với Dự thảo danh mục quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng của Ban chỉ đạo Đề án. Tuy nhiên, các bộ, ngành cũng đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện Dự thảo tốt nhất.

Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị về công trình công cộng ngầm đô thị trong QCVN 04. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ban chỉ đạo Đề án phải nghiên cứu kỹ phương án để những quy chuẩn mới được đưa vào triển khai ngay lập tức trong thực tiễn, tránh tình trạng các quy chuẩn mới không thể áp dụng vì chưa có tiêu chuẩn.

Bộ Công Thương kiến nghị về thẩm quyền ban hành 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình thủy điện và công trình công nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét lại QCVN 02 về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng và QCVN 12 về công trình thủy điện.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê Quang Hùng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rút gọn hệ thống danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, không nên lạm dụng, ban hành quá nhiều quy chuẩn.

Đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình thủy điện, Thứ trưởng đề nghị xem xét sát nhập vào Quy chuẩn về công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai, rút gọn danh mục còn 12 Quy chuẩn. Thứ trưởng cũng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cân nhắc đưa Quy chuẩn về thép làm cốt bê tông vào QCVN 05 về Sản phẩm, hàng hóa, vật liệu xây dựng.

Về hệ thống tiêu chuẩn, Thứ trưởng đề nghị rà soát lại, phân chia rõ ràng nhiệm vụ cho từng bộ, ngành tổng hợp, sửa đổi và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ để xây dựng kế hoạch ban hành. Thứ trưởng nhấn mạnh các bộ, ngành nên có định hướng, sửa đổi bổ sung rõ ràng và quan tâm đến tính tương thích với điều kiện của Việt Nam để làm việc nhanh gọn, hiệu quả. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng lưu ý các bộ, ngành xem xét lại tính pháp lý của quy định kỹ thuật do cấp bộ ban hành.

Hữu Mạnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load