Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 21/09/2024 04:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Đề án hoàn thiện hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng và định hướng ngành VLXD trong giai đoạn mới

15:03 | 22/12/2020

(Xây dựng) - Hệ thống tiêu chuẩn (TCQC) giữ vai trò quan trọng trong việc định hình sự tồn tại, phát triển của công trình xây dựng; Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 đi vào thực tiễn và phát huy hiệu quả. Ngày 22/12, tại Hà Nội, Báo điện tử Xây dựng tổ chức Tọa đàm trực tuyến với các chủ đề: “Nghiên cứu, phổ biến Đề án hoàn thiện hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng theo định hướng mới, thúc đẩy vai trò quản lý của Nhà nước và đáp ứng các yêu cầu trong hoạt động xây dựng” và “Bàn về định hướng ngành VLXD phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn mới”.

de an hoan thien he thong tcqc ky thuat xay dung va dinh huong nganh vlxd trong giai doan moi

Tham dự tọa đàm có: PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường; ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng; ông Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện VLXD (Bộ Xây dựng); ông Tống Văn Nga – Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng; ông Nguyễn Lương Bình - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO); ông Dương Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Xuân Mai và đại diện các đơn vị, doanh nghiệp...

de an hoan thien he thong tcqc ky thuat xay dung va dinh huong nganh vlxd trong giai doan moi
Toàn cảnh Tọa đàm trực tuyến.

Phát biểu khai mạc, ông Tào Khánh Hưng – Phó Tổng biên tập 789club ios cho biết: “Nhận thức rõ tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật, thời gian qua Bộ Xây dựng luôn bám sát và triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ. Nhận thấy tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật, thời gian qua Bộ Xây dựng luôn bám sát và triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ. Các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng chiến lược, chính sách, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ để trình cấp có thẩm quyền ban hành như: Luật Xây dựng sửa đổi; Đề án hoàn thiện các Tiêu chuẩn quy chuẩn; Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng…

Ngày 09/02/2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng với mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành biên soạn và ban hành 100% tiêu chuẩn quốc gia ngành Xây dựng theo quy hoạch định hướng mới.

Theo Quyết định phê duyệt Đề án của Thủ tướng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng bao gồm: Quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng và khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, kiểm định, bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng (công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình an ninh, công trình quốc phòng và các công trình xây dựng khác).

Phạm vi của Đề án liên quan đến toàn bộ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng đang áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.

Mục tiêu tổng quát của Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và các hoạt động trong xây dựng; đảm bảo an toàn trong xây dựng; khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, chống thất thoát lãng phí; hướng tới các tiêu chí xanh, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ an ninh quốc gia.

Theo Quyết định phê duyệt Đề án, đến năm 2020 hoàn thành quy hoạch, biên soạn và công bố “Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành Xây dựng” bao gồm 15 - 20 quy chuẩn Việt Nam để phục vụ hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an toàn xây dựng; lợi ích, an ninh quốc gia; bảo vệ tài nguyên, môi trường; tiết kiệm năng lượng; phù hợp với các công nghệ xây dựng tiên tiến trong nước và quốc tế. Đến năm 2030, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, thường xuyên soát xét, cập nhật nội dung các quy định trong Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành Xây dựng.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng tích cực và chủ động tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, đồng thời ban hành theo thẩm quyền nhiều cơ chế, chính sách, nhiều đề án, chiến lược, chương trình nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xanh, thân thiện với môi trường, hiệu quả năng lượng…

Ngày 18/8/2020, tại Quyết định 1266/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050. Chiến lược được phê duyệt có ý nghĩa quan trọng, dẫn dắt định hình các hoạt động phát triển VLXD phù hợp với quy luật cung – cầu của kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy phát triển kinh tế xã hội và hài hòa bảo vệ môi trường làm chủ đạo trong thời gian 10 năm tới và định hướng đến năm 2050.

Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050 đã đặt ra mục tiêu tổng quát là: Phát triển ngành công nghiệp VLXD đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của trị trường trong nước; Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; Xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

Phần thảo luận: Nghiên cứu, phổ biến đề án hoàn thiện hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng theo định hướng mới thúc đẩy vai trò quản lý Nhà nước và đáp ứng các yêu cầu trong hoạt động xây dựng.

BTV: Để có thể hiểu rõ hơn về Đề án Hoàn thiện Hệ thống TCQC kỹ thuật Xây dựng, xin được hỏi PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) về một số đánh giá trọng tâm của Đề án Hoàn thiện Hệ thống TCQC kỹ thuật xây dựng?

PGS.TS Vũ Ngọc Anh: Trước khi đi cụ thể vào Đề án, tôi muốn nói về xuất phát điểm của Đề án, tại Hội nghị lần 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng, cụ thể là ở Nghị quyết 05 năm 2016 có nêu rõ: Nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, có khẳng định cần phải rà soát hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn – là một nội dung quan trọng.

de an hoan thien he thong tcqc ky thuat xay dung va dinh huong nganh vlxd trong giai doan moi
PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng).

Vì thế, tại Nghị quyết số 02, Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng đề án và cuối năm 2017 thì Đề án được hoàn thiện, trình Chính phủ và được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 09/02/2018 với tên gọi Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng với mục tiêu đến năm 2030 (Hay còn gọi là Đề án 198).

Mục tiêu tổng quát của Đề án là hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, chống thất thoát lãng phí; hướng tới các tiêu chí xanh, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ an ninh quốc gia.

Về mục tiêu cụ thể, đề án chia ra làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đến năm 2021, có 5 mục tiêu nhỏ như: Sắp xếp, tinh gọn hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn (tránh sự chồng chéo) từ 28 quy chuẩn giảm xuống còn 15 đến 20 quy chuẩn; Hoàn thiện quy hoạch định hướng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có đến 1.500 tiêu chuẩn, trong đó Bộ Xây dựng biên soạn, thẩm định khoảng 1.000 tiêu chuẩn. Những năm qua, hệ thống tiêu chuẩn tản mát, được biên soạn bởi nhiều tổ chức khác nhau, không đồng bộ. Vì vậy, cần tìm ra một hướng mới để biên soạn hệ thống tiêu chuẩn. Mục tiêu trong năm 2021, Bộ Xây dựng sẽ biên soạn 10 - 15% tiêu chuẩn theo định hướng mới.

Mục tiêu tiếp theo là hoàn thiện cơ chế chính sách, kiểm soát quy trình áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở… Đồng thời đổi mới nghiên cứu hệ thống phổ biến thông tin về tiêu chuẩn. Theo tôi được biết, hiện nay chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn. Vì vậy, hệ thống tiêu chuẩn cần sớm được đưa vào rộng rãi, tránh để người dân, các đơn vị liên quan tiếp cận thông tin gặp khó khăn. Cuối cùng là đổi mới hệ thống giáo trình tại các trường đại học, cập nhật kịp thời hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn mới được áp dụng trong tương lai.

Mục tiêu giai đoạn 2 là đến năm 2030, biên soạn đầy đủ 100% tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành.

BTV: Trong hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo định hướng mới, xin PGS.TS Vũ Ngọc Anh cho biết một số điểm chủ đạo của Đề án?

PGS.TS Vũ Ngọc Anh: Quy hoạch lại hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn, Bộ Xây dựng và các bộ ngành khác cũng đã gần xong, có 28 bộ quy chuẩn của tất cả Bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực xây dựng, Bộ Xây dựng có 9 quy chuẩn. Kết quả của việc rà soát, định hướng sẽ rút còn 11 quy chuẩn, trong đó Bộ Xây dựng chủ trì biên soạn 9 quy chuẩn.

Về Hệ thống tiêu chuẩn, trên cơ sở tiêu chuẩn cốt lõi, xương sống như kết cấu, nền móng, tải trọng công trình, an toàn chịu lực sẽ thống nhất, biên soạn sẽ chọn theo hướng mới, theo tiêu chuẩn châu Âu, biên soạn cốt lõi dựa trên nền tảng chây âu. Các tiêu chuẩn khác như vật liệu xây dựng, hoàn thiện, phương pháp thử… đi theo hướng của tiêu chuẩn cốt lõi.

Nhiệm vụ trong Đề án xác định, trong năm 2021 - 2022, Bộ Xây dựng sẽ chủ trì biên soạn 145 tiêu chuẩn cốt lõi. Gần 1.000 tiêu chuẩn sẽ sớm được ban hành, hoàn thiện, biên soạn, cập nhật và hoàn thiện trong năm 2030.

Hơn hết, gần 1.000 tiêu chuẩn sau khi biên soạn sẽ được xếp vào thành 8 bộ, 8 bộ tiêu chuẩn từ những vấn đề chung như quy hoạch, hạ tầng, kiến trúc… và khảo sát, thiết kế. sẽ được mã số, quản lý dễ dàng và dễ tra cứu.

BTV: Sau khi nghe những chia sẻ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến khác từ phía doanh nghiệp. Câu hỏi tiếp theo xin được hỏi ông Dương Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai và ông Nguyễn Lương Bình - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng CONINCO.

Thưa ông Nguyễn Lương Bình, ông có thể cho biết vai trò của hệ thống TCQC trong việc tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay?

Ông Nguyễn Lương Bình: Như chúng ta đã biết tháng 1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và bắt buộc phải thực hiện cam kết trong hệ thống các hiệp định của tổ chức này. Trong đó, riêng lĩnh vực khoa học và công nghệ bị điều chỉnh bởi các hiệp định như TRIPS (về sở hữu trí tuệ), TBT (hàng rào kỹ thuật trong thương mại), SPS (an toàn và vệ sinh động, thực vật). Để chuẩn bị gia nhập WTO năm 2006 Việt Nam đã có Luật số 68/2006/QH11 về Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật này cũng được sửa đổi và bổ sung bằng Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018.

de an hoan thien he thong tcqc ky thuat xay dung va dinh huong nganh vlxd trong giai doan moi
Ông Nguyễn Lương Bình - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng CONINCO.

Trong xuất nhập khẩu: Có thể hiểu, nếu Quy chuẩn kỹ thuật như một rào cản kỹ thuật phù hợp với hiệp định TBT để tự vệ chính đáng, Quy chuẩn kỹ thuật sẽ tập hợp các yêu cầu mang tính giới hạn (trên hoặc dưới) các mức, chỉ tiêu kỹ thuật hoặc viện dẫn đến các tiêu chuẩn hiện hành, các yêu cầu quản lý, thì tiêu chuẩn tuy tự nguyện áp dụng, nhưng nó phản ánh trình độ khoa học công nghệ của một quốc gia và đáp ứng nhu cầu thị trường và định hướng phát triển của quốc gia đó.

Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc xây dựng Tiêu chuẩn quy chuẩn của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quy chuẩn quốc tế và khu vực là tất yếu. Như vậy, nếu Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn tương đồng với các nước đối tác tiên tiến, các tiêu chuẩn Việt Nam đáp ứng các rào cản kỹ thuật của các nước tiến tiến thì các sản phẩm Việt Nam dễ dàng thâm nhập các thị trường khó tính.

Nếu hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn đáp ứng được các yêu cầu hội nhập sẽ giúp doanh nghiệp: tạo nền tảng chất lượng vững chắc giúp cộng đồng doanh nghiệp khẳng định vị thế, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo tôi được biết, tới năm 2020 Việt Nam có tới hơn 12.000 tiêu chuẩn, tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam lên mức tương đối cao (năm 2019 đạt tới 54%) trong đó lĩnh vực có tỷ lệ hài hòa với quốc tế cao nhất là Điện - Điện tử và Thực phẩm (>80%).

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có tới gần 1.600 tiêu chuẩn Việt Nam và theo kế hoạch 2020 tới 2030 dự kiến chuyển đổi hơn 1.000 tiêu chuẩn Việt Nam từ nền tảng tiêu chuẩn Liên Bang Nga sang nền tảng tiêu chuẩn châu Âu. Vì vậy, trong lĩnh vực xây dựng chúng ta còn cần cập nhật và chuyển đổi.

BTV: Công tác phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam đã được công ty triển khai như thế nào? Và hiệu quả mà nó đạt được ra sao?

de an hoan thien he thong tcqc ky thuat xay dung va dinh huong nganh vlxd trong giai doan moi
Ông Dương Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai

Ông Dương Anh Tuấn: Xuân Mai là đơn vị phát triển trên 2 định hướng chính: một là nhà phát triển bất động sản uy tín, hai là tổng thầu xây lắp hàng đầu, do đó Xuân Mai đầy đủ các công ty về thiết kế, lẫn các công ty chuyên về xây lắp, sản xuất tại nhà máy, kinh doanh bất động sản và quản lý vận hành. Vì vậy, công tác phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn cực kỳ quan trọng trong hệ thống Xuân Mai. Ngay cả với các sản phẩm bất động sản Xuân Mai vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nhà nước. Do vậy, thường xuyên trong nội bộ Xuân Mai có đầu mối là công ty thiết kế là phòng, bộ phận R&D của Xuân Mai luôn luôn nghiên cứu, cập nhật các tiêu chuẩn để truyền thông và cập nhật cho các đơn vị trong nội bộ. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các buổi Hội thảo nội bộ để phổ biến, cập nhật, trao đổi các vướng mắc trong quá trình triển khai sản xuất tại các nhà máy.

Bên cạnh đó, Xuân Mai cũng thường xuyên tham gia các Hội thảo do các Hiệp hội nghề nghiệp tổ chức hoặc do Xuân Mai chủ động tổ chức cùng bàn về các vấn đề liên quan tiêu chuẩn, quy chuẩn. Ngoài ra, Xuân Mai cũng thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo hướng dẫn về các tiêu chuẩn nước ngoài của các đơn vị uy tín như IBST tổ chức…

BTV: Được biết, công ty đã kịp thời áp dụng những tiêu chuẩn quy chuẩn mới vào hoạt động xây dựng. Xin ông cho biết thêm, việc áp dụng những giải pháp về tiêu chuẩn quy chuẩn vào quy trình sản xuất đã đem lại cho công ty những kết quả tích cực như thế nào?

Ông Dương Anh Tuấn: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được ban hành kịp thời, sát với thực tế phát triển của công nghệ, ví dụ Xuân Mai áp dụng công nghệ bê tông dự lực bán tiền chế (hay còn gọi là công nghệ PC), đưa vào Việt Nam năm 1999; tuy nhiên thời điểm đó chưa có các tiêu chuẩn, nên khi áp dụng lại phải áp dụng tiêu chuẩn châu Âu vào thiết kế. Việc áp dụng quy chuẩn châu Âu phải xin phép Bộ Xây dựng, nên mất rất nhiều thời gian và dẫn đến chậm tiến trình. Từ năm 2009, Bộ Xây dựng ra văn bản được phép áp dụng tiêu chuẩn Châu Âu vào trong thiết kế thì từ đó đã thúc đẩy rất nhanh việc đưa vào thực tiễn áp dụng trong các công trình.

Năm 2015, Xuân Mai cũng là đơn vị tiên phong đưa công nghệ ACOTEC – tấm tường bê tông rỗng đúc sẵn theo công nghệ đùn ép vào Việt Nam thì rất may mắn được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý Nhà nước như: Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) thì chỉ 1 năm sau là đã có tiêu chuẩn quốc gia cho tấm tường. Rõ ràng phải có tiêu chuẩn thì sản phẩm mới ra được thị trường, không có tiêu chuẩn thì không có cơ sở nào để kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu cả.

Chính vì việc ban hành áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kịp thời, Xuân Mai đã sớm chuẩn hóa được quy trình sản xuất trong nhà máy. Hiện nay, sản phẩm tường ACOTEC - Xuân Mai đã được áp dụng rộng rãi trong thời gian qua, tạo ra một xu thế sử dụng tưởng bê tông đúc sẵn thay thế cho các bức tường bằng gạch xây truyền thống.

BTV: Xin được hỏi ông Nguyễn Lương Bình, trong thực tế triển khai, các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn. Vậy, trong quá trình áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn, CONINCO đã gặp phải những khó khăn gì và đã vượt qua khó khăn đó như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Lương Bình: Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động tư vấn của CONINCO là yêu cầu bắt buộc. Ngay từ năm 2001, CONINCO đã nghiên cứu và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2000 vào quản lý chất lượng trong toàn công ty.

Với kinh nghiệm trong nhiều năm hoạt động, chúng tôi cho rằng, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn còn gặp một số khó khăn trong việc chuyển tiếp từ hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam lĩnh vực kết cấu và vật liệu đi kèm dựa trên các tiêu chuẩn của Liên Bang Nga sang hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nền các tiêu chuẩn châu Âu.

Trong quá trình triển khai, áp dụng các tiêu chuẩn quy chuẩn có một số nội dung đã lỗi thời, chưa được cập nhật hoặc không còn cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế của ngành Xây dựng. Việc theo dõi, quản lý sử dụng hệ thống tiêu chuẩn chưa có mã tên cơ quan biên soạn, chưa tích hợp mã vạch hay mã số…

Các đơn vị tư vấn trong, ngoài nước sử dụng tiêu chuẩn chưa đồng bộ đối với cùng 1 dự án do sử dụng tiêu chuẩn quy chuẩn chưa cập nhật, chưa theo kịp các công nghệ tiên tiến; chưa cập nhật các tiêu chí về công trình xanh, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường hoặc do hạn chế từ nguồn vốn đầu tư…

Ngoài ra, việc đào tạo ở các trường Đại học chuyên ngành chưa cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn quy chuẩn nên khi thực hành các kỹ sư cần tìm hiểu, cập nhật, thực hành.

Để khắc phục những khó khăn trên, CONINCO đã tổ chức phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận, vị trí trong công ty và sự phối hợp với nhau. Điều phối, kiểm tra, giám sát xuyên suốt toàn bộ phạm vi và thời gian áp dụng. Đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn mới đến các cán bộ, nhân viên của công ty…

BTV: Ông có thể chia sẻ về việc Hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn có vai trò như thế nào đối với hoạt động xây dựng, nhất là hướng tới các tiêu chí xanh, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững?

PGS.TS Vũ Ngọc Anh: Bản dự thảo cuối cùng để phê duyệt chỉ còn 11 Quy chuẩn, trong đó, Bộ Xây dựng chủ trì, biên soạn và ban hành 9 quy chuẩn.

Theo quy định, quy chuẩn là bắt buộc áp dụng, tiêu chuẩn là khuyến khích. Khi tiêu chuẩn được đưa vào khung để phê duyệt và bắt buộc các đơn vị thực hiện. Các quy định trong tiêu chuẩn bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo an toàn sinh mạng, an toàn môi trường mới được đưa vào nghiệm thu, sử dụng. Tiêu chuẩn xuất phát từ quy chuẩn, ngưỡng tối thiểu của tiêu chuẩn là tuân thủ.

Trong việc phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng... thì vật liệu được sử dụng đó phải được áp dụng theo tiêu chuẩn. Bộ Xây dựng đã có quy chuẩn 09 về sử dụng năng lượng hiệu quả, thiết kế công trình ra sao, tuân thủ các tiêu chí như thế nào, thông số kỹ thuật được quy định cụ thể.

Riêng mảng Vật liệu xây dựng cũng sẽ có những quy định như phải thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên... như đề án gạch không nung và nhiều đề án khác nhằm đảm bảo sử dụng trong các công trình.

Thực tế, việc ban hành tiêu chuẩn cho vật liệu, sau đó ban hành tiêu chí đánh giá thân thiện, xanh... vẫn còn thiếu. Vì thế, định hướng mới trong đề án sẽ bổ sung, hoàn thiện.

BTV: Vậy trách nhiệm của các cơ quan thẩm quyền trong quá trình thanh kiểm tra, quản lý áp dụng Hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn là gì, thưa ông?

PGS.TS Vũ Ngọc Anh: Trong cơ quan quản lý Nhà nước, có rất nhiều cách để quản lý. Thứ nhất là khâu thiết kế phải đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quy chuẩn. Thứ hai là khâu thẩm duyệt – cơ quan Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra xem chủ đầu tư, đơn vị có tuân thủ tiêu chuẩn quy chuẩn bắt buộc hay không? Thứ ba, khi nghiệm thu công trình, bắt buộc phải tuân thủ xem công trình có áp dụng đủ tiêu chuẩn quy chuẩn hay không. Ngoài ra, thanh tra kiểm tra cũng sẽ phát hiện ra việc vận hành, có đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy chuẩn hay không?

Cơ quan quản lý Nhà nước có công cụ cần thiết và quan trọng để các bên tham gia phải tuân thủ quy định bắt buộc.

BTV: Xin ông có thể cho biết rõ hơn, mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2030 là gì? Và để hoàn thiện được những mục tiêu đó cần đáp ứng những yêu cầu gì?

PGS.TS Vũ Ngọc Anh: Tính hệ thống đồng bộ, áp dụng khoa học công nghệ mới nhất, mục đích nâng cao năng suất, chất lượng và an toàn công trình. Theo xu hướng các nước trên thế giới, phải xã hội hóa. Bộ quản lý chuyên ngành năng lực và số lượng người có hạn. Hiện giờ, các cơ quan chuyên ngành như các viện nghiên cứu đều theo mô hình tự chủ, nên ngoài chuyên môn còn có các hoạt động khác. Hiện đang thiếu vắng nguồn nhân lực các nhà khoa học, đó là điều khó khăn.

BTV: Theo tìm hiểu, được biết hiện các Bộ, ngành đã thống nhất rút gọn 29 quy chuẩn xây dựng hiện hành xuống còn khoảng 11 quy chuẩn. Đến nay, ông đánh giá như thế nào về quá trình triển khai Đề án 198? Và những công việc trọng tâm của Bộ Xây dựng trong việc này như thế nào?

PGS.TS Vũ Ngọc Anh: Giai đoạn 1 của đề án, kết thúc đến năm 2021, rất nhiều mục tiêu đã đạt được, hiện đã lên được danh mục tiêu chuẩn quy chuẩn. Thực tế, đến năm 2023 sẽ biên soạn xong 9 quy chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành. Đến nay, quá trình triển khai đã định hướng được hệ thống ban hành, hoàn thiện danh mục cốt lõi.

Kế hoạch tiếp theo là đến năm 2030, Bộ Xây dựng có cơ sở để biên soạn, đến nay Bộ đã có kế hoạch thực hiện theo từng năm. Để đảm bảo tiến độ và thành công của đề án, chúng tôi quan tâm đến việc lực lượng tham gia vấn đề này như Viện Vật liệu xây dựng, Viện Kinh tế quốc gia, Viện VIUP. Chúng tôi mong muốn các chuyên gia, nhà nghiên cứu sẽ hỗ trợ đắc lực cho ban chỉ đạo, huy động thêm nhân lực từ các hội chuyên ngành như Hội Vật liệu xây dựng, Hội Kết cấu xây dựng...

BTV: Ông có thể cho biết thêm những kế hoạch của công ty đã thực hiện nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cũng như am hiểu về tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường?

Ông Dương Anh Tuấn: Về phía Xuân Mai, doanh nghiệp có 2 bộ phận chính rất cần nhân sự có trình độ chuyên môn cao và am hiểu về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Bộ phận thứ nhất là lực lượng ở Công ty tư vấn thiết kế của Xuân Mai, ở bộ phận này Xuân Mai thường xuyên đào tạo và tuyển thêm, quá trình tuyển thêm thì nhân tố đầu vào Xuân Mai sẽ chọn lọc rất kỹ từ các trường đại học top đầu và từ các nhân tố là du học sinh từ nước ngoài về. Nhằm đảm bảo nhân sự của Xuân Mai đáp ứng được chuyên môn và yêu cầu đề ra về tiêu chuẩn, quy chuẩn, thiết kế ra các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn, ngoài các chế độ đãi ngộ cho nhân sự thì Xuân Mai luôn đưa ra các chế độ thật tốt để có thể giữ chân được nhân tài.

de an hoan thien he thong tcqc ky thuat xay dung va dinh huong nganh vlxd trong giai doan moi
Các khách mời lắng nghe chia sẻ từ đại diện phía doanh nghiệp.

Bộ phận thứ 2 là bộ phận các cán bộ KCS trong nhà máy, cán bộ giám sát của hệ thống. Công ty Xuân Mai có một bộ phận giám sát nội bộ độc lập đó là giám sát chất lượng các công trình do Xuân Mai thi công. Ở bộ phận này, Xuân Mai cũng tuyển đầu vào tương đối cao. Trong quá trình thực hiện các công việc, công ty thường xuyên tổ chức kiểm tra, làm những bài test nhằm tìm hiểu xem có nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nhà máy, hiện trường thi công hay không. Từ đó đưa ra mức đánh giá để chi trả thù lao công việc và có chính sách đãi ngộ phù hợp.

BTV: Để giải quyết những đòi hỏi cấp bách trong thực tiễn xây dựng của Việt Nam hiện nay và trong tương lai, công ty đã xây dựng chiến lược như thế nào trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được của Hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật xây dựng?

Ông Nguyễn Lương Bình: Các sản phẩm tư vấn của CONINCO đều dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quy chuẩn mới và tiên tiến nhất, thể hiện trình độ về khoa học công nghệ tương ứng với khu vực và tiến tới quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, CONINCO hướng tới các giải pháp: Lập cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn quy chuẩn và các tài liệu khoa học trong nước và quốc tế bằng số hóa. Số hóa quy trình và chuyển đổi số, áp dụng công nghệ thông tin trong quy trình quản lý, trong tổ chức triển khai dịch vụ tư vấn, trong quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm tư vấn CONINCO, áp dụng và công bố khi đủ điều kiện. Phát triển nguồn lực: Nghiên cứu, đào tạo, tuyển dụng con người, đầu tư phần cứng, phần mềm đáp ứng công nghệ số.

BTV: Trong thời gian tới, công ty có định hướng như thế nào về công tác xây dựng các tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến đổi mới công nghệ, sản phẩm của mình theo một lộ trình hợp lý nhất?

Ông Dương Anh Tuấn: Định hướng của Xuân Mai vẫn là trở thành nhà phát triển bất động sản uy tín và tổng thầu hàng đầu nhưng bằng con đường khoa học công nghệ. Vì vậy, trong suốt lịch sử 37 năm phát triển, Xuân Mai luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực xây dựng, để làm được điều này Xuân Mai định hướng luôn luôn đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu và tìm hiểu các công nghệ mới. Bên cạnh đó, kết hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu ngành về chuyên môn như Viện Vật liệu xây dựng, Viện IBST, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước như Vụ Khoa học công nghệ và môi trường và các đơn vị liên quan khác.

Định hướng của Xuân Mai vẫn không thay đổi, tức là phát triển công nghệ mới và khi có công nghệ mới thì Xuân Mai luôn nỗ lực tối đa để thúc đẩy việc xây dựng sớm quy chuẩn kết hợp với chuyên gia đầu ngành của các Viện, các cơ sở nghiên cứu và các cơ quan thẩm định Nhà nước để ban hành tiêu chuẩn sớm nhất có thể.

BTV: Buổi tọa đàm ngày hôm nay là cơ hội để các đơn vị, doanh nghiệp có thể nêu ra những quan điểm của mình, góp phần giúp cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hơn đề án 198.

Về phía ông Nguyễn Lương Bình - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng CONINCO, Công ty có đề xuất gì với các cơ quan quản lý để hạn chế những khó khăn trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng?

Ông Nguyễn Lương Bình: Theo tôi, chúng ta lựa chọn ban hành các tiêu chuẩn quy chuẩn, ngoài việc đồng bộ chúng tôi mong rằng cần có tính đồng thời, tránh rời rạc, để việc áp dụng được thuận tiện, dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, các quy chuẩn liên quan đến số liệu khí hậu địa phương như gió, bão, động đất rất mong các cơ quan Nhà nước có sự đầu tư cho các đơn vị để họ có thiết bị, nguồn lực để có số liệu chính xác và cập nhật thường xuyên hơn. Việc này rất cần thiết trong điều kiện của nước ta những năm gần đây, để các đơn vị có thể lựa chọn được vật liệu xây dựng, biện pháp thi công sao cho phù hợp.

Ngoài ra, theo tôi cần xã hội hóa công tác biên soạn tiêu chuẩn quy chuẩn, mở rộng cho các đơn vị tham gia, phản biện vì nhiều khi công nghệ của nước ta chưa đáp ứng các tiêu chuẩn của nước ngoài.

Phiên tọa đàm 2 với chủ đề: “Bàn về định hướng ngành Vật liệu xây dựng phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn mới”.

BTV: Để có cái nhìn toàn cảnh hơn về thực trạng sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam, chúng tôi xin được lắng nghe những chia sẻ của ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng).

Thưa ông, những năm gần đây, ngành Vật liệu xây dựng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, không chỉ đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình phát triển của ngành vẫn còn gặp nhiều thách thức như công tác dự báo còn bất cập, công nghệ sản xuất trong một số lĩnh vực còn lạc hậu... Vậy trên cương vị nhà quản lý ông có thể cho biết thực trạng tình hình sản xuất vật liệu xây dựng những năm gần đây?

de an hoan thien he thong tcqc ky thuat xay dung va dinh huong nganh vlxd trong giai doan moi
Ông Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng).

Ông Phạm Văn Bắc: Tình hình phát triển vật liệu xây dựng hiện nay của Việt Nam đặc biệt trong 10 năm gần đây, ở góc độ là quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng thì tốc độ phát triển vật liệu xây dựng của Việt Nam chúng ta 10 năm trở lại đây (2010 - 2020), trên tất cả phương diện như: Sản lượng cũng tăng rất là cao; thứ 2 là thiết bị công nghệ cũng được đầu tư nhập từ nước ngoài. Có thể đánh giá rằng, sản lượng trước đây chúng ta phải nhập khẩu như xi măng, gạch ốp lát, kính xây dựng để phục vụ nhu cầu trong nước. Thế nhưng sau 10 năm phát triển tất cả các ngành Vật liệu xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng đều phát triển cao.

Hiện nay, sản lượng xi măng của chúng ta đã đạt được ở mức độ là 100 triệu tấn/năm; gạch ốp lát đạt hơn 700 triệu m2 QTC/năm; kính xây dựng là hơn 300 triệu m2 QTC/năm. Đấy là số liệu minh chứng cho việc phát triển vật liệu xây dựng hiện nay rất cao.

Về công nghệ, phải khẳng định là với công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam hiện nay tương đương tầm cỡ các nước phát triển trên thế giới. Ví dụ như công nghệ sản xuất xi măng, hiện nay đã sử dụng công nghệ lò trao đổi nhiệt bằng SICLON – đây là loại công nghệ hiện đại nhất. Và hiện nay, Việt Nam có 3 dây chuyền sản xuất từ 4 – 5 triệu tấn sản phẩm/năm. Từ đó có thể thấy công nghệ hiện đại nhất của Thế giới cũng đã du nhập vào Việt Nam.

Hay như công nghệ sản xuất kính nổi, với công nghệ sản xuất ra các sản phẩm kính siêu trắng, siêu phẳng và mỏng thì Việt Nam có thể làm được pin năng lượng mặt trời, hay các màn hình cảm ứng cho các máy điện thoại, hay màn hình tivi. Đó là những công nghệ sản xuất kính hiện đại mà hiện nay đã được đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Công nghệ sản xuất gạch ốp lát thì sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ in KTS in phun. Hay sản xuất vật liệu không phải là nguyên liệu ướt mà là nguyên liệu bán khô, bán nhiệt; đó là công nghệ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Song song với đó, nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng chúng ta vẫn còn tồn tại công nghệ lạc hậu, vì khi Việt Nam từ nước có nền nông nghiệp là chủ yếu, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp, nên nhiều công nghệ như sản xuất vật liệu đất sét nung, hay một số công nghệ sản xuất vật liệu có truyền thống từ xưa kia, theo những công nghệ thủ công lạc hậu. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều biện pháp để từng bước giảm dần, nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại song hành cùng với các công nghệ hiện đại mà Nhà nước đang có những cơ chế chính sách từng bước loại bỏ những công nghệ lạc hậu đó đi.

BTV: Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050 là định hướng quan trọng để phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế - xã hội, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, năng lượng và bảo vệ môi trường. Ông có đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc thực hiện Chiến lược này?

Ông Phạm Văn Bắc: Như chúng ta đã biết, việc phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam trong nhiều năm qua theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các địa phương xây dựng nhiều kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương và ngành theo phân cấp của Chính phủ đã phê duyệt các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của ngành. Theo Luật Quy hoạch, gần đây nhất tất cả các quy hoạch về sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nói riêng và các sản phẩm hàng hóa nói chung đều hết hiệu lực theo Luật Quy hoạch.

Chính vì thế, để phát triển ngành Vật liệu xây dựng theo định hướng đúng đắn, theo phương thức tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thì Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đã ra đời, và chính nó làm định hướng rất rõ, rất kịp thời cho định hướng phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam. Cụ thể là phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam theo quan điểm hiệu quả, bền vững đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, cũng như một phần cho xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

BTV: Với vai trò nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng và phát triển vật liệu xây dựng trên phạm vi cả nước phục vụ công tác quản lý Nhà nước theo yêu cầu của Bộ Xây dựng và các địa phương, ông có đánh giá như thế nào về việc thực hiện Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?

Ông Lê Trung Thành: Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng lần này mang tính chất dẫn dắt thị trường và theo định hướng xuyên suốt của Chiến lược là tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính… Định hướng Chiến lược của chúng ta là sau năm 2030, lượng xuất khẩu khống chế rất chặt chẽ vì liên quan đến vấn đề tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Nếu các đơn vị thực hiện Chiến lược, triển khai theo đúng lộ trình thì hàm lượng tài nguyên thiên nhiên sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng sẽ giảm đi cùng với thời gian. Ngành Vật liệu xây dựng sẽ đem lại lợi ích kép, vừa phát triển vật liệu xây dựng vừa xử lý môi trường cho các ngành khác.

de an hoan thien he thong tcqc ky thuat xay dung va dinh huong nganh vlxd trong giai doan moi
Ông Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng.

Có thể đánh giá, Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng có tầm nhìn, đầy đủ, sâu sắc đúng như sự phát triển của kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới cũng như là sự hài hòa lợi ích, phát triển bền vững của xã hội, kinh tế, môi trường. Đây là điều khác biệt so với phát triển vật liệu xây dựng trước đây của chúng ta.

BTV: Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, cơ chế chính sách nhằm phát triển vật liệu xây dựng, vì vậy ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã đạt được nhiều thành tựu.

Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội vật liệu xây dựng, ông nhìn nhận thế nào về những mục tiêu trong Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng của Chính phủ được ban hành mới đây?

Ông Tống Văn Nga: Theo tôi, hiện nay có nhiều khiếm khuyết như: Hướng làm gạch nhẹ nhưng khi đó từ các nhà đầu tư đến các nhà tư vấn chưa hiểu thế nào là AAC. Các nhà cung cấp thiết bị chủ yếu là Trung Quốc. Mà Trung Quốc đi cấp lại các thiết bị của Đức về bán lại cho Việt Nam. Đấy là điểm mạnh đầu tiên. Đến nay Vigracera nhờ các chuyên gia Đức mới làm được những viên gạch đúng là AAC; 5 - 7 đơn vị dừng hoạt động. Chính vì vậy khi đưa vào sử dụng bị nứt.

de an hoan thien he thong tcqc ky thuat xay dung va dinh huong nganh vlxd trong giai doan moi
Ông Tống Văn Nga – Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng.

Phát triển khủng hoảng gạch bê tông, không đúng tiêu chuẩn bằng các thiết bị thủ công nên chất lượng không đồng đều, khối lượng không đạt nên dẫn đến chất lượng không tốt. Bảo dưỡng không đúng cách, chưa đủ 28 ngày đã đưa vào xây dựng; Không có công nhân và thợ xây chuyên ngành, thợ lành nghề.

Các tiêu chuẩn quy chuẩn chưa đầy đủ, những năm gần đây đang hoàn thiện nên những lỗi vừa được nêu ra hầu như đều đã được khắc phục. Do vậy, cần giám sát thật chặt chất lượng của các Luật thì chúng ta làm việc gì cũng dễ. Mục tiêu cuối cùng là giữ lại được khoảng 30 - 40% đất nông nghiệp. Gạch không nung, vật liệu xây dựng không nung phải như Xuân Mai, thì mới công nghiệp hóa được ngành Xây dựng.

Tất cả xi măng, gạch ốp lát, kính xây dựng đều được xuất khẩu. Muốn xuất khẩu được phải có tiêu chuẩn ngang bằng hoặc trội hơn với quốc tế, giá thành cạnh tranh, đấy là hai yếu tố chính. Chiến lược cần bao quát được những yếu tố đó, định hướng phát triển cho 12 sản phẩm vật liệu. Tập trung vào công nghệ, tập trung vào định hướng phát triển và dự báo thị trường để các nhà đầu tư nhìn vào đó chọn đúng sản phẩm, công nghệ, thiết bị để đầu tư để đảm bảo sinh lời, chất lượng.

BTV: Thưa ông, trong Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050, điểm cần lưu tâm mà ông muốn nhắc tới ở đây là gì?

Ông Tống Văn Nga: Thứ nhất, ta đã có Chiến lược đúng, 1 chiến lược rất công phu mà các Cục, Vụ, Viện có liên quan đã có quy hoạch ngành rất đúng. Từ những quy hoạch ngành ấy nâng lên 1 cấp và cần phổ biến rộng rãi cho tất cả các địa phương hiểu và thực hiện.

BTV: Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 được đánh giá là công cụ quan trọng để định hướng phát triển vật liệu xây dựng nước ta theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế - xã hội, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, năng lượng và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp trong nước cũng đang tăng cường sản xuất, tập trung phát triển các vật liệu xây dựng theo hướng “xanh”.

Vậy, thưa ông Dương Anh Tuấn, được biết giai đoạn 2010 – 2020 là giai đoạn mà công ty đang nỗ lực tập trung cho Chiến lược phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng xanh. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này?

Ông Dương Anh Tuấn: Trước đây, Xuân Mai sản xuất gạch xi măng cốt liệu, tuy nhiên sau 1 thời gian áp dụng do điều kiện thị trường trước đấy như ông Nga đã nói, do hạn chế công nghệ những năm 2000, do tay nghề công nhân, các quy trình. Ngoài ra, Xuân Mai nhận thấy công nghệ ấy vẫn sử dụng vật liệu rất nhiều vật liệu rời tại công trường.

Sau đó, Xuân Mai nghiên cứu sang sử dụng tấm tường kích thước lớn. Bắt đầu từ năm 2014 Xuân Mai đã nghiên cứu theo hướng sử dụng tấm chắn tường lớn, cân nhắc nhiều loại công nghệ, nghiên cứu các loại tấm tường khác nhau như tấm tường nhẹ và qua quá trình nghiên cứu đánh giá, đi thăm các nước châu Âu, Xuân Mai quyết định dừng lại ở công nghệ ACOTEC.

Công nghệ ACOTEC được đưa về từ năm 2015, Xuân Mai rút kinh nghiệm từ những giai đoạn trước, khi quyết định đầu tư Xuân Mai quyết định đầu tư lớn, bài bản dùng nguyên gốc công nghệ của châu Âu, được các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ để phát triển ACOTEC thành công.

Xuân Mai thử nghiệm và đào tạo thi công, áp dụng song song tiêu chuẩn quy chuẩn cùng với các đơn vị chuyên ngành đã sớm đưa đc tiêuchuẩn ra để đưa tấm tường ra thị trường sớm. Sau 1 năm đưa tấm tường ra thị trường, dây chuyền đầu tiên của Xuân Mai hoạt động hết công suất, sau đó liên tiếp đẩy mạnh thêm 3 dây chuyền nữa. Hiện tại, Xuân Mai có 4 dây chuyền đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tạo ra xu thế tấm tường không nung thay thế vật liệu nung truyền thống trước đây.

BTV: Trong quá trình theo dõi, tổng hợp những vấn đề liên quan đến việc thực hiện Chiến lược của các đơn vị, Trung tâm đã gặp những khó khăn và đề xuất các hướng giải quyết như thế nào?

Ông Lê Trung Thành: Khi chúng tôi triển khai thực hiện Chiến lược vật liệu xây dựng cũng có nhiều thuận lợi. Việt Nam là một trong những nước có sự chỉ đạo từ Chính phủ và truyền thống, bề dày kinh nghiệm phát triển vật liệu xây dựng. Hệ thống pháp luật ngành Xây dựng ngày càng định hình, cách quản lý, tiếp cận nền kinh tế thị trường phát triển rất nhanh theo thời gian.

So với các nước đang phát triển, Việt Nam là nước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn thuộc loại tốt nhất, đó là những thuận lợi cho thị trường vật liệu xây dựng của chúng ta phát triển.

Tuy nhiên, việc thực hiện Chiến lược cũng còn tồn tại một số khó khăn: Hệ thống về thông tin dữ liệu xuyên suốt từ Chính phủ, Bộ Xây dựng đến với địa phương, doanh nghiệp tiếp cận thông tin để đánh giá thực trạng, tham mưu cho Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng còn gặp nhiều khó khăn. Các địa phương báo cáo còn rời rạc, không tập hợp được đầy đủ.

Về vấn đề thị trường, các doanh nghiệp top trên rất chuẩn nhưng doanh nghiệp vật liệu xây dựng top dưới còn yếu về năng lực, tài chính nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định, tổng hợp để có thể tham mưu những chính sách đúng đắn liên quan đến Chiến lược.

Nhân lực trong ngành Xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng còn nhiều vấn đề: Nhiều nhà đầu tư khi làm đầu tư chưa có đủ thông tin về công nghệ; quá trình sản xuất vật liệu xây dựng thì người kiểm soát chất lượng trong nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không đủ nhân lực để có thể kiểm soát tốt vận hành dây chuyền đấy, chất lượng sản phẩm không đồng đều; lực lượng đưa sản phẩm vật liệu xây dựng vào trong công trình xây dựng hiện nay kiểm soát rất là khó.

Hàng năm, Vụ Vật liệu xây dựng và Viện Vật liệu xây dựng có kiểm tra, đánh giá, rà soát thông tin và chúng ta hoàn thiện theo thời gian. Tôi tin tưởng rằng mục tiêu của Chiến lược trong thời gian tới sẽ thực hiện tốt.

BTV: Thưa ông, xin ông cho biết: Để đảm bảo vấn đề môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng, ông có thể chia sẻ với độc giả về một số giải pháp để giúp các doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường?

Ông Tống Văn Nga: Để giúp các doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường, theo tôi, cần tăng cường giám sát hơn nữa về chất lượng sản phẩm, chất lượng môi trường; Cần có quy định về việc trả phí cho việc xử lý chất thải công nghiệp; Phải làm cho các ngành hiểu được khi thải ra phải có trách nhiệm xử lý, từ đó giảm được giá thành sản phẩm của chúng ta.

BTV: Làm thế nào để việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng thời gian tới được nâng cao, thưa ông?

Ông Phạm Văn Bắc: Về việc nâng cao chất lượng vật liệu xây dựng cũng như đưa các sản phẩm vật liệu xây dựng vào các công trình xây dựng đạt chất lượng, theo tôi, trước hết cần xây dựng tiêu chuẩn quy chuẩn. Bất kỳ 1 sản phẩm hàng hóa nào ra thị trường cũng cần có tiêu chuẩn quy chuẩn. Với các sản phẩm vật liệu xây dựng tồn tại ở Việt Nam thì đều có tiêu chuẩn. Còn các sản phẩm mới ở nước ngoài khi du nhập vào Việt Nam, thì trong thời gian ngắn cũng cần xây dựng tiêu chuẩn. Bởi công tác xây dựng tiêu chuẩn khá phức tạp, do đó nó phải có thời gian trễ, nhưng dù có trễ thì đối với thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam, theo tôi, từ khi sản phẩm mới ra thì khoảng 1 năm tiêu chuẩn của Nhà nước đã được ban hành.

Khi sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào ra thị trường khi chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì doanh nghiệp đó phải tự công bố tiêu chuẩn cơ sở, đó là theo Luật tiêu chuẩn quy chuẩn.

Khi có tiêu chuẩn, các nhà sản xuất phải ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và kiểm soát quá trình sản xuất của mình để đảm bảo các sản phẩm hàng hóa đó làm ra đạt tiêu chuẩn, sau đó mới đem bán ra thị trường.

Khi sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn, thì vấn đề đưa vào sử dụng trong công trình xây dựng cần phải theo đúng thiết kế.

Cuối cùng, cần kiểm tra, giám sát. Đây là chức năng rất quan trọng của cơ quan quản lý. Bởi chúng ta muốn sản xuất sản phẩm tốt, đưa vào công trình hoạt động tốt thì cần kiểm tra, giám sát. Nếu không thì coi như không có quản lý. Chính vì vậy, trong những sự cố xây dựng vừa qua ngoài những sự cố mang tính bất trắc thì theo tôi, quá trình kiểm tra, giám sát là không đến nơi đến chốn. Ví dụ như những công trình nứt, công trình sự cố… nhiều khi là do chất lượng công trình chưa đạt tiêu chuẩn đã đưa vào thi công, 2 là khi đạt tiêu chuẩn rồi thì việc thi công lại không đúng theo hướng dẫn thi công, quy định, tiêu chuẩn thiết kế…

BTV: Có thể nói, Chiến lược được ban hành sẽ là căn cứ để xây dựng các kế hoạch thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương và các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến công tác đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, cải tạo các nhà máy sản xuất và kiểm soát chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng xanh.

Thưa ông Tống Văn Nga, với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội vật liệu xây dựng – có chức năng tư vấn và phản biện xã hội, ông có kiến nghị, đề xuất gì với cơ quan quản lý Nhà nước để phát triển vật liệu xây dựng bền vững?

Ông Tống Văn Nga: Để phát triển vật liệu xây dựng bền vững, tôi xin đề xuất 4 kiến nghị. Thứ nhất là phổ biến thật tốt quy hoạch này. Thứ 2 là điều tra tốt, chính xác các nguồn tài nguyên làm vật liệu xây dựng, không giấu diếm. Thứ 3 là phải có hệ thống thống kê để phân tích chính xác và thứ 4 là khôi phục lại hệ thống trường nghề công nhân xây dựng.

Cũng tại tọa đàm, nhiều câu hỏi của các phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí đã gửi tới chương trình và đã được các khách mời giải đáp một cách cụ thể và khách quan nhất.

Phát biểu bế mạc tọa đàm, ông Tào Khánh Hưng – Phó Tổng Biên tập cho biết: Xác định tầm quan trọng của Đề án Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật ngành Xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng, Báo điện tử Xây dựng đã tổ chức tọa đàm để lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học. Trong thời gian diễn ra tọa đàm, độc giả đã lắng nghe nhiều ý kiến của đại diện phía cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà khoa học, như chia sẻ về mục tiêu tổng quan của Đề án, các mục tiêu cụ thể của Đề án để hoàn thiện thể chế hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn…

Bên cạnh đó, tọa đàm cũng nêu lên được ý kiến của các doanh nghiệp khi đưa ra những bất cập cũng như định hướng để áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn được hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, Ban tổ chức sẽ tổng hợp để tuyên truyền đến người dân cũng như các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng theo đúng định hướng chỉ đạo của Bộ Xây dựng.

BTV: Chương trình Tọa đàm trực tuyến của Báo điện tử Xây dựng xin được tạm dừng tại đây. Một lần nữa xin được cảm ơn PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường; ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng; ông Lê Trung Thành - Viện trưởng Viện VLXD (Bộ Xây dựng); ông Tống Văn Nga – Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng; ông Nguyễn Lương Bình - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO); ông Dương Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Xuân Mai và đại diện các đơn vị, doanh nghiệp... đã tham gia chương trình.

Cảm ơn Quý vị và các bạn. Xin tạm biệt và hẹn gặp lại!

Nhóm PV

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load