Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 08/11/2024 14:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, nâng cao hiệu quả đầu tư công

14:46 | 06/11/2024

(Xây dựng) – Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 6/11, Quốc hội khóa XV thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi. Trước đó dự thảo Luật đã được thảo luận tại tổ.

Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, nâng cao hiệu quả đầu tư công
Toàn cảnh phiên họp sáng ngày 6/11. (Ảnh: Quốc hội)

Tháo gỡ nhiều vướng mắc

Tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Đầu tư công, song các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị cần tiếp tục chỉnh lý các quy định về trình tự, thủ tục, bố trí vốn... theo hướng thông thoáng hơn nữa.

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trần Chí Cường, Đoàn ĐBQH Đà Nẵng đánh giá cao dự án Luật Đầu tư công sửa đổi trình tại Kỳ họp lần này, đã hiện thực hóa được những chủ trương tại Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giao cho địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm.

Trong đó, dự thảo Luật đã nghiên cứu tháo gỡ được những vấn đề lâu nay đang vướng mắc trong thực tiễn triển khai hoạt động đầu tư công từ các quy định của Luật Đầu tư công hiện hành hoặc do việc quy định tạo ra cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau trong tổ chức triển khai thực hiện Luật, để thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư công.

Đại biểu Trần Chí Cường cũng tán thành với 5 nhóm nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trong dự án Luật, trong đó có các quy định mới góp phần rút ngắn thời gian trong việc triển khai thực hiện dự án.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định về quy trình thủ tục thực hiện đầu tư dự án công cần phải được nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thực hiện dự án. Bởi, thủ tục đầu tư không chỉ được quy định trong Luật Đầu tư mà còn được quy định trong nhiều Luật khác nhau như: Đất đai, xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, phòng cháy chữa cháy…

Theo quy định hiện hành, thời gian thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, phòng cháy chữa cháy thường mất nhiều thời gian. Mỗi thủ tục lại có yêu cầu riêng về hồ sơ, trình tự và thời gian, một số thủ tục lại quy định nhiều bước thực hiện (thủ tục xây dựng), một số thủ tục phải thực hiện tuần tự, kết quả của thủ tục này là đầu vào của thủ tục khác.

Do vậy, đại biểu Trần Chí Cường đề nghị dự thảo Luật cần nghiên cứu bổ sung quy định thời gian ở các bước lập thủ tục và phê duyệt của các cơ quan, tương tự như quy định ở điều 36a bổ sung Luật đầu tư quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt trình Quốc hội trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu…

Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, nâng cao hiệu quả đầu tư công
Nhiều ý kiến cho rằng, quy định về quy trình thủ tục thực hiện đầu tư dự án công cần phải được nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thực hiện dự án. (Ảnh: T/L)

Rút ngắn thời gian, thủ tục chuẩn bị đầu tư

Đưa ý kiến về điều kiện bố trí vốn hàng năm, đại biểu Phạm Hùng Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho rằng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 của dự thảo Luật thì sau khi dự án hoàn thành bước chuẩn bị đầu tư như: Phê duyệt chủ trương đầu tư, bố trí kế hoạch vốn trung hạn và phê duyệt dự án đầu tư nhưng nếu chưa được bố trí vốn hàng năm thì sẽ không triển khai thực hiện các công việc tiếp theo trong bước thực hiện đầu tư. Hay việc giải phóng mặt bằng, thiết kế, dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, đấu thầu lựa chọn đơn vị giám sát… làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện.

Do đó, để rút ngắn về thời gian, thủ tục thực hiện các công việc nêu trên, đại biểu Phạm Hùng Thắng đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung thêm điều kiện để dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm vào Khoản 2 Điều 57…

Cũng tại khoản 1 Điều 59 quy định “vốn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được bố trí để lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án”.

Theo đại biểu Phạm Hùng Thắng, quy định như vậy thì các công việc phải thực hiện tiếp theo như lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán và đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, đấu thầu lựa chọn đơn vị giám sát… sẽ không triển khai thực hiện được khi chưa bố trí vốn thực hiện dự án.

Để khắc phục bất cập này và rút ngắn về thời gian thực hiện các công việc trên, đại biểu đề nghị xem xét sửa đổi Khoản 1 Điều 59 và Khoản 3 Điều 59 dự thảo Luật, theo hướng chuyển các nhiệm vụ như lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong bước thực hiện đầu tư về nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.

Sửa Luật Đầu tư theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"

Sau phần thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.

Trước đó, tại phiên họp sáng 29/10, thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, lần sửa đổi này thể hiện tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Trung ương, Quốc hội, Chính phủ sẽ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát.

Việc sửa đổi luật cũng nhằm bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không để đùn đẩy trách nhiệm, tránh tạo cơ chế "xin - cho"… Đáng chú ý, lần sửa đổi này cũng đề xuất cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án (bao gồm cả dự án nhóm B, C).

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng đưa ra chủ trương nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30 nghìn tỷ đồng trở lên; dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành.

Chính phủ cũng đề xuất phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10 nghìn tỷ đồng. Dự án nhóm A từ 10 nghìn tỷ đồng đến 30 nghìn tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, lần sửa đổi này cũng dự kiến phân cấp thẩm quyền gia hạn thời gian bố trí vốn ngân sách từ Thủ tướng cho cấp quyết định chủ trương đầu tư; vốn ngân sách địa phương từ HĐND cấp tỉnh cho Chủ tịch UBND các cấp…

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load