Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 18/10/2024 23:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đấu thầu dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông: Nhiều tiêu chí “gây khó” cho nhà thầu?

09:27 | 13/09/2020

(Xây dựng) - Ba dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã phải gia hạn thời điểm đóng thầu do thiếu nhà thầu tham dự. Theo ý kiến của một số nhà thầu, việc phân bổ giá trị dự toán của các gói thầu cao nên hồ sơ mời thầu xuất hiện nhiều tiêu chí khó khăn, nhà thầu khó tiếp cận và tham dự…

dau thau du an cao toc bac nam phia dong nhieu tieu chi gay kho cho nha thau
Nhà thầu phản ánh, việc phân bổ giá trị dự toán của các gói thầu cao, nên hồ sơ mời thầu xuất hiện nhiều tiêu chí khó khăn, nhà thầu khó tiếp cận và tham dự…

Thiếu nhà thầu tham dự, gia hạn thời gian đóng thầu

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang xảy ra, gây tác động mạnh đến nền kinh tế nước nhà, việc quyết định chuyển đổi đầu tư công 3 dự án đường cao tốc phía Đông quan trọng, cấp bách là một chủ trương cực kỳ đúng đắn, quyết liệt của Đảng, Chính phủ. Thực hiện chủ trương đó, Bộ Giao thông vận tải đã rất nhanh chóng triển khai trình tự theo đúng quy định của pháp luật để thực hiện đấu thầu 3 dự án cao tốc, gồm các đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, đoạn Dầu Giây – Phan Thiết và đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do còn thiếu sự tham gia của các nhà thầu, nên Bộ Giao thông vận tải quyết định gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Ngày 4/9, Ban Quản lý dự án Thăng Long và Ban Quản lý dự án 7 đã tổ chức Lễ mở thầu 13/13 gói thầu xây lắp thuộc 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông được chuyển đổi hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công là Phan Thiết – Dầu Giây, Vĩnh Hảo – Dầu Giây và Mai Sơn – Quốc lộ 45.

Lễ mở thầu đã diễn ra công khai, minh bạch theo đúng quy định pháp luật về đấu thầu và có sự tham gia chứng kiến của đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan. Theo đó, kể từ khi phát hành hồ sơ mời thầu ngày 6/8/2020 cho đến ngày 4/9/2020, tổng số hồ sơ mời thầu đã bán tại 3 dự án lên tới hơn 350 bộ, trong đó Dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 gồm 5 gói thầu Xây lắp, có 60 đơn vị mua hồ sơ mời thầu với tổng số 140 bộ hồ sơ mời thầu; Dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết với 4 gói thầu Xây lắp, có 61 nhà thầu mua 140 bộ hồ sơ mời thầu; Dự án Phan Thiết - Dầu Giây với 4 gói thầu Xây lắp có 32 đơn vị mua hồ sơ mời thầu với tổng số 74 bộ hồ sơ mời thầu.

Tuy nhiên, thời điểm đóng thầu, có 10/13 gói thầu nhận được từ 3 hồ sơ dự thầu tham gia đấu thầu; 3/13 gói thầu có ít hơn 3 hồ sơ dự thầu tham gia đấu thầu thuộc Dự án thành phần Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây. Lý do phải gia hạn thời gian mở thầu là chỉ có 1 hoặc 2 nhà thầu tham dự, không đủ điều kiện theo Nghị định 63/NĐ-CP về quy định đấu thầu.

Theo ý kiến của một số nhà thầu quan tâm, nguyên nhân chính là các tiêu chí do chủ đầu tư đưa ra quá cao, các nhà thầu nhỏ và vừa không thể tham dự vào cuộc thầu này được.

Để đảm bảo minh bạch và tăng thêm số lượng nhà thầu tham gia dự thầu, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các Ban Quản lý dự án hoàn thiện các thủ tục theo quy định, gia hạn thời điểm đóng thầu thêm 10 ngày (đóng thầu, mở thầu vào 14h00 ngày 14/9/2020).

Gói thầu giá trị lớn là “tiêu chí hạn chế nhà thầu”?

Việc gia hạn thời gian tham dự các gói thầu cho thấy phần nào sự quyết tâm của Bộ Giao thông vận tải cũng như tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong việc giải ngân vốn đầu tư công nhằm phát triển kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không nhận được sự tham gia của nhiều nhà thầu dẫn đến việc gia hạn thời gian đang cho thấy những bất cập trong công tác đấu thầu cũng như việc phân chia giá trị của các gói thầu chưa thực sự hợp lý.

Qua tìm hiểu, Bộ Giao thông vận tải đưa ra tiêu chí về năng lực tài chính, công trình tương tự, máy móc, nhân công… để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực toàn diện thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng là hoàn toàn phù hợp.

Tuy nhiên, về giá trị dự toán của các gói thầu hầu hết được chia ra với giá trị rất lớn từ 1.500 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng, chẳng hạn như gói thầu số 14XL thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 với giá dự toán 2.822 tỷ đồng. Hay gói thầu số 4 thuộc Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết với giá dự toán 3.242 tỷ đồng...

Theo ý kiến của nhà thầu: “Với giá trị dự toán gói thầu lớn nên các tiêu chí trong hồ sơ mời thầu cũng tăng theo và vô hình chung làm giảm đi sự cạnh tranh cũng như cơ hội tham gia của nhiều nhà thầu. Ngoài ra, trong yêu cầu của hồ sơ mời thầu có nêu, mỗi một liên danh tham dự đấu thầu không được quá 3 thành viên, điều này đã khiến cho việc đáp ứng năng lực gặp nhiều khó khăn”.

Theo Luật Xây dựng và Nghị định 59 về quản lý dự án đầu tư xây dựng dự án giao thông có TMĐT 1.500 tỷ đã là dự án nhóm A, nghĩa là gói thầu có giá trị lớn hơn 1.500 tỷ đồng là rất ít đối với các dự án xây dựng công trình giao thông.

Mặt khác, các gói thầu có giá trị gói thầu lớn trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông trước đây phần lớn là các gói thầu thuộc các dự án ODA (Ví dụ như cao tốc Nội Bài – Lào Cai; Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Bến Lức - Long Thành; Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; vành đai 3 trên cao Mai Dịch – Nam Thăng Long). Những gói thầu này phần lớn do liên danh nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước trúng thầu ít có nhà thầu trong nước độc lập trúng thầu.

Do đó, trong quá trình chấm thầu, chắc chắn các chủ đầu tư sẽ tiếp tục loại nhiều nhà thầu, do năng lực không đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Thực tế, đã có nhà thầu “tự trượt” như Liên danh STD - CIENCO1 (gói 14XL) hay nhà thầu Thành Phát (gói 11XL) (tham gia dự thầu mà không có bảo lãnh dự thầu).

“Có thể thấy, việc phân chia các gói thầu có giá trị quá lớn, kèm theo một số tiêu chí khác, đã loại bỏ cơ hội tham gia dự thầu của nhiều nhà thầu. Cuộc thầu có nguy cơ “vỡ thầu” do phải gia hạn nhiều lần và tính cạnh tranh rất thấp. Có những gói thầu, chỉ “một mình một ngựa”, không có tính cạnh tranh, để có thể giảm giá thầu, tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước…”, nhà thầu quan tâm nêu ý kiến.

Có nên phân chia lại gói thầu?

Thực tế, các gói thầu có giá trị lớn kèm theo những tiêu chí khó khăn dần khiến cho công tác đấu thầu các gói thầu xây lắp thuộc 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông gặp trở ngại, từ đó dẫn đến việc gia hạn thời điểm đóng thầu nhiều lần và không có tính cạnh tranh cao… Do đó, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu cho rằng, chủ đầu tư các dự án nên xem xét để điều chỉnh lại quy mô, phân chia lại giá trị các gói thầu để nâng cao tính cạnh tranh vì có nhiều nhà thầu đủ điều kiện tham gia, tìm được nhà thầu có năng lực và giá bỏ thầu hợp lý, qua đó tiết kiệm được ngân sách cho Nhà nước, đồng thời thúc đẩy nhanh tiến độ chung toàn dự án.

Trên thực tế, ở dự án cao tốc Bắc Nam nhánh phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn với mức đầu tư 5.586 tỷ đồng được Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh phân chia thành 11 gói thầu xây lắp với giá từ 300 - 900 tỷ đồng. Lợi ích từ việc phân bổ giá trị các gói thầu hợp lý, tới nay dự án đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và tiến hành thi công.

Hay sự việc do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và nhiều lý do khác, để đáp ứng tiến độ, chất lượng, đảm bảo sự tham gia dự thầu của các nhà thầu trong nước, chủ đầu tư là Tổng Công ty VIDIFI đã chia gói thầu số 1 (EX1) thành 2 gói thầu EX1 A và EX1 B để có thể đạt được kết quả rất tốt khi hai nhà thầu mạnh trong nước là CIENCO1 và CIENCO4 hoàn thành vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Mới đây nhất, một số gói thầu đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư như dự án Bến Lức – Long Thành (hợp phần ADB), cũng đã thực hiện việc chia nhỏ giá trị các gói thầu nhằm tạo cơ hội cho những nhà thầu trong nước có năng lực cũng như đảm bảo tính cạnh tranh trong quá trình đấu thầu, tiết kiệm ngân sách Nhà nước.

dau thau du an cao toc bac nam phia dong nhieu tieu chi gay kho cho nha thau
Đường cao tốc Bắc Nam (Ảnh minh họa).

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu, việc không nhận được sự tham gia của nhiều nhà thầu dẫn đến gia hạn mở thầu nhiều lần đã cho thấy sự bất hợp lý trong việc phân bổ giá trị của các gói thầu. Do vậy, cần xem xét việc gia hạn và thay vào đó bằng việc phân chia lại giá trị của các gói thầu nhỏ hơn nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh, nhiều nhà thầu đủ điều kiện tham gia sẽ góp phần tìm được nhà thầu có năng lực với giá bỏ thầu hợp lý. Từ đó, đạt hiệu quả trong việc tiết kiệm ngân sách, dễ dàng kiểm soát về chất lượng, cũng như đẩy nhanh tiến độ của dự án.

Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bị tác động tiêu cực chưa từng có do đại dịch Covid-19, việc tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công (chủ yếu cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm) chính là giải pháp kích cầu đầu tư, thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm, duy trì đà tăng trưởng kinh tế.

Các gói thầu xây lắp thuộc 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông được chuyển đổi hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công không chỉ thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước trong công tác phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa giải phóng nguồn đầu tư công, thúc đẩy sự phát triển nói chung của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn do đại dịch gây ra. Do đó, nếu các dự án trên sớm lựa chọn được nhà thầu có ý nghĩa rất lớn đến tiến độ dự án, tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công theo quyết tâm mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đang thực hiện.

Thanh Thanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ninh Thuận: “Mở rộng cửa” để mời gọi nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Để phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ đạt kết quả tốt, tỉnh Ninh Thuận tập trung mọi nguồn lực để hiện thực hóa quyết định trên, trong đó chủ trương “mở rộng cửa” để chào đón nhà đầu tư là một trong những ưu tiên hàng đầu.

  • Bắc Giang: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành công văn yêu cầu các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.

  • Đối tượng, hình thức hưởng ưu đãi đầu tư

    (Xây dựng) - Đối tượng, hình thức ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 15 Luật Đầu tư, Điều 19 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

  • Ngành Dệt may và Da giày hướng đến tăng trưởng xanh và kinh doanh tuần hoàn

    (Xây dựng) - Đây là một trong số mục tiêu hướng đến khi ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam” giữa Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương và Tổ chức Sáng kiến và thương mại bền vững Hà Lan (IDH).

  • Hướng đi nào cho ngành Năng lượng Việt Nam

    (Xây dựng) - Việc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu tại Việt Nam được coi là điều tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới gặp biến động mạnh bởi đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị và sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ.

  • Cơ hội phát triển cho chuỗi cung ứng năng lượng

    (Xây dựng) - Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 17/10 tại Hà Nội. Chương trình có sự đồng hành, tham gia của Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load