Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 15:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Đầu năm, bói một quẻ Kiều

15:50 | 08/02/2022

(Xây dựng) - Một tác phẩm văn học, một tiểu thuyết bằng thơ mà tác giả tự nhận là “lời quê góp nhặt dông dài”, cốt để mua vui cho người đời chốc lát (mua vui cũng được một vài trống canh). Thế mà qua thời gian, bỗng trở thành “linh vật”, thành sách bói. Đó là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đây là hiện tượng có một không hai trên văn đàn. Vì sao như vậy?

dau nam boi mot que kieu
Ảnh minh họa.

Phải chăng trong mỗi câu Kiều đều có sức chứa vô cùng lớn lao về thế thái nhân tình? Gặp bất cứ cảnh ngộ nào trong đời, soi vào trong thiên truyện đó, người ta cũng tìm thấy một câu tương ứng, khiến người đời thấy những lời trong sách như lời sấm ký, được viết ra bởi một đấng linh thiêng đang ngự trên cõi cao xanh huyền bí, mà đấng bậc ấy đã thấu tỏ thiên cơ, đã định đoạt, đã an bài cho mình, khiến mình “biết thân chạy chẳng khỏi trời”, chỉ còn nước cúi đầu tuân phục. Và chính điều đó đã tạo nên một sức cuốn hút đầy ma lực, đầy kỳ bí, khiến thiên truyện được “thiêng hóa”? Anh học trò giỏi hỏng thi thấy mình ở trong Kiều (có tài mà cậy chi tài/ chữ tài liền với chữ tai một vần). Cất chén tiễn nhau, người ta thấy mình ở trong Kiều (chén vui nhớ bữa hôm nay/ chén mừng xin đợi ngày rầy năm sau). Một vị Bộ trưởng ra nước ngoài, gặp gỡ bà con Việt kiều. Khi chia tay, bà con đã thấy cuộc chia tay ấy ở trong Kiều (gìn vàng giữ ngọc cho hay/ cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời), không gì có thể sâu sắc hơn, tha thiết hơn.

Năm 2006, khi sang thăm Việt Nam, Tổng thống Mỹ George Bush đã thấy số phận của hai dân tộc Việt- Mỹ ở trong Kiều (trời còn để có hôm nay/tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời). Ngày 24/5/2016, trong chuyến thăm Việt Nam, nói chuyện trước giới trí thức và giới trẻ Việt Nam, đề cập đến khát vọng cho tương lai hai nước Việt-Mỹ, về hành trình mà hai nước cùng hướng tới, Ngài Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tìm thấy lời giải đó trong Kiều (rằng trăm năm cũng từ đây/của tin gọi một chút này làm ghi). Gần đây nhất, khi nhận chức Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng vận Kiều để thể hiện sự khiêm tốn (nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/ khuôn thiêng biết có vuông tròn mà hay)... Vận Kiều, lẩy Kiều, họa Kiều, đố Kiều và đầu xuân, người ta còn bói Kiều.

Có một nhà nho đã viết hẳn một cuốn sách dạy bói Kiều, na ná như bói dịch. Nhưng cách đó chẳng được mấy người theo, vì nó phức tạp quá. Người bói Kiều nhất thiết phải biết bói dịch, có kiến thức ít nhiều về dịch học. Thế nên cuốn sách nhanh chóng rơi vào quên lãng. Dân gian có cách bói riêng của mình. Ở đây chỉ xin nói về cách bói của dân gian.

Trước lúc bói Kiều, người bói phải ăn chay ở sạch, tắm gội xông hương, kiêng chuyện vợ chồng. Bày bàn thờ ra : hương hoa, rượu, quả, trầu cau, và tất nhiên không thể thiếu “linh vật” là cuốn truyện Kiều. Người bói muốn “linh nghiệm” thì lòng phải tĩnh như trời xanh, tâm phải thành, gạt bỏ mọi tạp niệm ra ngoài đầu óc. Thắp hương, rót rượu, bày quyển truyện Kiều hướng về phía trái tim mình, chắp tay, mặt hướng về sách còn mắt thì hướng lên cõi cao xanh, khấn rằng: “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều...”.

Rồi tiếp theo, người bói khấn rõ tên tuổi, quê quán và những điều muốn “vua”, muốn “vãi” và muốn “tiên” “hé lộ” thiên cơ: Tài lộc, tình duyên, thi cử, tử tức, vận hạn, đường làm ăn...

Giác Duyên là bà vãi, Thúy Kiều (tất nhiên là nàng Kiều trong truyện của Nguyễn Du) đẹp như... tiên, thì đúng rồi. Nhưng còn Từ Hải, một tên tướng giặc dưới con mắt của các triều đình phong kiến, mà lại được dân gian tôn làm vua, thì mới thật là hay, mới thật là câu chuyện đáng bàn.

Cứ theo sử sách, thì Từ vốn là một nhà sư. Nhưng là loại sư “thịt chó sư đánh tỳ tỳ/ bao nhiêu chỗ lội sư thì cắm chông/ nam mô xứ Bắc xứ Đông/ con gái chưa chồng, lấy ráo sư tôi”. Tức là, nói như dân gian, thì đó là một nhà sư... hổ mang. Không chỉ thịt chó, rượu và gái, Từ còn cờ bạc. Nghĩa là nhà phật có 5 giới cấm (ngũ giới) thì hòa thượng họ Từ vi phạm cả 5. Nhiều lần cờ bạc cháy túi, nợ nần tùm lum, hòa thượng phải trốn cả vào lầu xanh để ẩn náu.

Thế rồi Từ trở thành tướng cướp, tụ tập hàng ngàn lâu la dưới tay, đánh chiếm được 5 huyện của tỉnh Chiết Giang. Quan quân dẹp mãi không được. Trong một lần đánh vào một huyện thành, lâu la bắt được một kỹ nữ tên là Vương Thúy Kiều, mang dâng cho Từ. Thúy Kiều quê ở Lâm Tri, con của một gia đình thường dân, bị bán làm kỹ nữ. Không những xinh đẹp, Kiều còn giỏi cả cầm kỳ thi họa. Thế nên vừa thấy mặt nàng, Từ đã mê ngay, và cưới nàng làm vợ.

Trở thành vợ Từ Hải rồi, chính nàng Kiều đã khuyên Từ đến dinh quan tổng đốc Chiết Giang là Hồ Tôn Hiến quy hàng, để được triều đình xá tội và phong quan chức. Nghe lời vợ, Từ đã đến, được họ Hồ tiếp đãi thân tình, hứa sẽ tâu với triều đình phong cho một chức quan lớn. Nhưng khi Từ vừa ra khỏi dinh thì bị quân của Hồ Tôn Hiến phục sẵn, giết chết. Biết tin chồng lâm nạn, Thúy Kiều tự tử chết theo.

Cảm cái nghĩa ấy của nàng Kiều, một nhà văn đương thời là Dư Hoài đã viết cuộc đời nàng thành một thiên truyện, đặt tên là “Vương Thúy Kiều truyện”. Một nhà văn khác là Mộng Giác đạo nhân Tây Hồ lãng tử cũng lấy cốt truyện cuộc đời nàng, viết thành truyện “sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa (sống báo ơn Hoa Ngạc, chết tạ nghĩa Từ Hải)”. Từ hai truyện ngắn, mỗi truyện chỉ trên dưới ngàn chữ, Thanh Tâm Tài Nhân đã sáng tác lại, thành một cuốn tiểu thuyết dài tới trên ba mươi hồi, đặt tên là “Kim Vân Kiều truyện”. Tên truyện chính là tên của 3 nhân vật Kim Trọng, Thúy Vân, Thúy Kiều, trong đó chỉ có nhân vật Thúy Kiều là có thật. Hai nhân vật còn lại là do tác giả sáng tạo ra. Trong Kim Vân Kiều truyện, rất nhiều chi tiết xấu xa của Từ Hải đã được nhà tài tử lược bỏ. Từ trở thành một hảo hán võ nghệ siêu quần, dấy quân xưng hùng xưng bá một phương.

Tuy vậy, dưới ngòi bút của Thanh Tâm Tài Nhân, Từ cũng chỉ là một “đại vương” như hàng trăm hàng ngàn “đại vương” khác nhan nhản trên đất Tàu những thời tao loạn, kiểu như: Sử Tiến, Trần Đạt, Chu Vũ, Dương Xuân... đời Tống. Muốn làm người lương thiện không được, bị quan tham dồn đến tuyệt lộ, đành tụ tập dăm bẩy trăm cùng dân chiếm cứ một ngọn núi, lúc yếu thì chặn đường thương khách kiếm ăn. Mạnh hơn chút nữa thì kéo đến các phủ huyện “vay lương”. Một bọn giặc cỏ không hơn không kém.

Chỉ đến khi truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, lấy cốt từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, ra đời, thì Từ Hải, và ý nghĩa, triết lý, tư tưởng của câu truyện mới thực sự “thay da đổi thịt”. Dưới ngòi bút của thi hào, Từ trở thành một con người giỏi cả văn lẫn võ (côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài). Nguyễn Du đã tái tạo, đã nâng Từ lên thành một con người xuất chúng, phi thường, một con người của trời đất (gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo). Chí của Từ là chí ở bốn phương. Và cuộc ra đi lập nghiệp của Từ mới hào hùng, mới đẹp, mới lãng mạn làm sao (trông với trời bể mênh mông/ thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong). Dưới mắt nàng Kiều, Từ quả là con người có khí lượng đế vương, có sức thay cũ lập mới. Nên vừa mới gặp mặt, nàng đã tiên đoán ngay (Tấn Dương được thấy mây rồng có phen). Dưới con mắt của người dân, thì Từ là bậc “hơn đời trí dũng, nghiêng trời uy linh”. Trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, câu “Từ Hải đánh chiếm được 5 huyện phía Nam tỉnh Chiết Giang”, nghe thật tầm thường. Nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Du, chiến công ấy trở nên kỳ vĩ, hiển hách (huyện thành đạp đổ 5 tòa cõi Nam). Cũng như vậy, cái sự nghiệp thảo khấu của Từ được Nguyễn Du nâng lên thành sự nghiệp của bậc đế vương (gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà), chí của Từ là chí của một con chim bằng (chọc trời khuấy nước mặc dầu/ dọc ngang nào biết trên đầu có ai)

Một người thông kim bác cổ như Nguyễn Du, khi biến một Từ Hải “đại vương-giặc cỏ” của Thanh Tâm Tài Nhân thành một Từ Hải anh hùng cái thế “của mình”, chắc chắn là có mục đích. Và cụ đã đạt được mục đích ấy của mình: Từ trong truyện Kiều, Từ bước thẳng vào lòng nhân dân, được nhân dân đón nhận, trở thành con người được nhân dân mong mỏi, mỗi khi một triều đại trở nên suy tàn, hủ bại, không gánh vác nổi sứ mệnh lịch sử nữa, cần phải thay thế nó. Trong mắt nhân dân, họ chính là những người dựng cờ cho “dân nổi can qua”, quẳng những vua chúa, triều đại hủ bại ra khỏi con tàu lịch sử. Nói như dân gian Việt Nam, thì đó là lúc “con vua thất thế, phải ra quét chùa”, hay nói như dân gian Trung Quốc là “làm vua phải thay đổi, sang năm đến lượt ta”.

Từ trở thành vua trong lòng nhân dân là vì thế. Không chỉ Từ, mà bất kỳ ai, khi đại diện cho khát vọng của nhân dân, dẫu sự nghiệp của họ kết thúc như thế nào, triều đình kết tội họ như thế nào. Thì trong lòng nhân dân, họ vẫn là vua, như trường hợp Phan Bá Vành, một cùng dân ở làng Minh Giám (Vũ Thư, Thái Bình), người đã dám đứng lên dựng cờ khởi nghĩa dưới triều Minh Mệnh chẳng hạn, dù thất bại, nhưng Phan vẫn được nhân dân tôn làm vua (trên trời có ông sao Rua/ ở làng Minh Giám có vua Ba Vành).

Khấn “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều...” và kêu các ước nguyện của mình xong, giở một trang Kiều bất kỳ. Rồi thì “trai tay trái, gái tay phải”, nghĩa là con trai thì đặt tay lên trang bên trái của truyện Kiều, còn gái thì đặt tay lên trang bên phải. Xong, lấy hai ngón tay trỏ của hai bàn tay, một ngón đặt vào dòng chữ đầu trang, ngón kia đặt vào dòng cuối trang. Rồi cứ thế lần ngược lên và lần xuôi xuống. Đến khi hai ngón tay chạm nhau, sẽ được 1 câu lục và 1 câu bát. Đó chính là quẻ mà “vua”, “vãi” và “tiên” đã cho. Câu lục là nhân còn câu bát là quả. Được quẻ rồi, phải lễ tạ

Từ hai câu đó, người ta “tán” ra, tìm ý nghĩa của nó để rồi “mỗi lời là một vận vào” những điều mà mình vừa xin. Luận quẻ bói Kiều cũng là một việc làm rất thú vị. Nhiều người ít học, hiểu biết hạn chế, bói được quẻ rồi nhưng không hiểu, phải nhờ người khác luận cho. Người càng uyên bác thì luận quẻ bói càng hay, càng hấp dẫn.

Tôi không tin bất cứ một thần, phật, thánh nào, nổi tiếng là kẻ “vô sư vô sách”, cũng chẳng tin bói toán. Nhưng đầu năm, thấy người ta rủ nhau bói Kiều, thì cũng góp mấy “lời quê”.

Ghi chép của Vũ Hữu Sự

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đưa cuộc thi “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” vào trường mầm non

    (Xây dựng) – Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), trên khắp phố phường Hà Nội trang trí cờ hoa, pano, áp phích, băng rôn, nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, triển lãm được tổ chức sôi nổi nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, giá trị lịch sử của sự kiện trọng đại này. Hòa trong không khí đó, một trong những hoạt động ý nghĩa đó là “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” của cô trò trường Mầm non Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

  • 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Những công trình kiến trúc mang dấu ấn vượt thời gian

    (Xây dựng) - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dấu tích qua những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Những công trình này là “nhân chứng sống”, đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), cùng nhìn ngắm lại qua những khung hình để thấy được một Hà Nội đã thay đổi thế nào.

  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

Xem thêm
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

    22:10 | 04/10/2024
  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

    21:57 | 04/10/2024
  • Hà Nội: Giao 23.100m2 đất thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5112/QĐ-UBND về việc giao 23.100m2 đất tại xã Mai Lâm, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội.

    10:49 | 03/10/2024
  • Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/9, Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan, sau hơn 3 tuần tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Bảo tàng cũng đưa dịch vụ thuyết minh tự động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vào phục vụ khách tham quan.

    22:50 | 01/10/2024
  • Hà Nội: Triển lãm Sách sẽ khai mạc vào ngày 09/10

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách từ ngày 09/10 đến ngày 13/10/2024, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    22:34 | 01/10/2024
  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan

    (Xây dựng) - Nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp như: Hỗ trợ kinh phí đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động, duy trì và phát triển Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan, giai đoạn 2024-2030.

    18:35 | 30/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load