Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 18:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Tiếp theo “Ai đứng sau vụ hô biến đất công tại số 77 Nguyễn Thái Học”:

Dấu hỏi về “cánh hẩu” và lợi ích nhóm trong công tác tổ chức cán bộ ở Liên minh HTX Việt Nam?

19:04 | 24/08/2022

(Xây dựng) - Tiếp theo 2 bài viết mà Báo điện tử Xây dựng đã phản ánh về việc sử dụng tài sản công sai mục đích, lợi ích nhóm, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước tại số 77 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình (Hà Nội) và sử dụng trụ sở ở miền Trung để nuôi chim yến, thì những vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ của người đứng đầu Liên minh HTX Việt Nam cũng đặt dấu hỏi về “cánh hẩu”, lợi ích nhóm, bất chấp, vi phạm quy định của Nhà nước, của Liên minh HTX Việt Nam.

dau hoi ve canh hau va loi ich nhom trong cong tac to chuc can bo o lien minh htx viet nam
Trụ sở Liên minh HTX Việt Nam

Từ năm 2018 đến năm 2021, Bộ Nội vụ đã có một loạt quyết định liên quan đến việc giao biên chế đối với Liên minh HTX Việt Nam (Quyết định 389/QĐ-BNV ngày 21/3/2018; Quyết định 1897/QĐ-BNV ngày 17/8/2018; Quyết định số 809/QĐ-BNV ngày 10/9/2019; Quyết định số 708/QĐ-BNV ngày 12/10/2020; Quyết định số 978/QĐ-BNV ngày 29/9/2021).

Tựu trung lại, số biên chế được giao của Liên minh HTX Việt Nam qua các năm không thay đổi, vẫn là 172, trong đó có 57 biên chế của bộ phận hành chính tham mưu, giúp việc Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, 115 biên chế của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

Cần nói rõ là các văn bản của Đảng, Chính phủ đều khẳng định, Liên minh HTX Việt Nam là tổ chức do Đảng và Nhà nước thành lập, giao nhiệm vụ, được Nhà nước cấp ngân sách, trụ sở, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc. Hoạt động của Liên minh HTX Việt Nam không tự chủ về tài chính mà hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước và nguồn thu có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, các chế độ chính sách và điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ thực hiện theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Khuất tất và hệ luỵ từ việc tăng biên chế

Thế nhưng, thực tế tại Liên minh HTX Việt Nam, ông Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo đã không căn cứ theo Quyết định giao biên chế của Bộ Nội vụ, mà lại tùy tiện nâng số biên chế của bộ phận tham mưu, giúp việc lên.

Cụ thể, trong Quyết định số 23/QĐ-LMHTXVN ngày 11/1/2018 về việc giao biên chế hành chính (chức năng) đối với Liên minh HTX Việt Nam năm 2018, ông Nguyễn Ngọc Bảo đã ký phê duyệt “99 biên chế”. Như vậy là đã tăng gần 74% so với biên chế được Nhà nước giao.

Vì sao quyết định của người đứng đầu Liên minh HTX Việt Nam về biên chế trên thực tế lại chênh lệch quá xa so với số biên chế của Bộ Nội vụ?

Về việc này, Bộ Tài chính đã khẳng định, theo Quyết định số 389/QĐ-BNV ngày 21/3/2018 của Bộ Nội vụ về việc giao biên chế, trong đó Liên minh HTX Việt Nam được giao 172 biên chế (bằng số biên chế được giao năm 2017).

Cần nhấn mạnh thêm, tại khoản 1 Mục II Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương thì việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy không được tăng thêm đầu mối và biên chế; trường hợp đặc biệt cần tăng thêm từ cấp vụ, cục hoặc tương đương trở lên phải có ý kiến của Bộ Chính trị.

Như vậy, đã xác định rõ Quyết định số 23/QĐ-LMHTXVN của ông Nguyễn Ngọc Bảo giao số biên chế năm 2018 cao hơn so với biên chế hành chính đã được Bộ Nội vụ giao và Bộ Tài chính đã nhắc nhở là “chưa phù hợp”.

Từ Quyết định số 23/QĐ-LMHTXVN, không chỉ đơn thuần là “chưa phù hợp”, Bộ Tài chính cũng chỉ ra trong bảng lương thanh toán tháng 12/2018, Liên minh HTX Việt Nam đã chi tiền lương cho 80 người, vượt hơn biên chế được giao là 23 người.

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Liên minh HTX Việt Nam rà soát, xác định số tiền lương đã thực hiện thanh toán với 23 biên chế cao hơn so với biên chế hành chính được giao và báo cáo số kinh phí nêu trên để Bộ Tài chính giảm kinh phí quyết toán năm 2018 của Liên minh HTX Việt Nam để thu hồi nộp ngân sách Nhà nước.

Người đứng đầu Liên minh “cố tình” làm trái

Nhìn vào tình hình thực tế biên chế ở Liên minh HTX Việt Nam, có thể thấy ông Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo không những không tuân thủ quyết định của Bộ Nội vụ mà còn không thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Nhất là những năm tiếp theo, số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tại Liên minh không hề giảm mà vẫn tiếp tục năm sau cao hơn năm trước, trong khi biên chế Bộ Nội vụ cấp không hề tăng.

Về việc này, Liên minh HTX Việt Nam đã ban hành Quyết định số 264/QĐ-LMHTXVN ngày 24/6/2021 giao biên chế hành chính năm 2021 là 115 biên chế trong số 57 biên chế được Bộ Nội vụ giao, tức là tăng gần 102%.

Đặc biệt, sự tùy tiện còn thấy rõ hơn trong danh sách phân bổ biên chế 2022 ban hành kèm theo Nghị quyết số 152/NQ-LMHTXVN ngày 5/5/2022 do đích thân ông Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo ký thì biên chế năm 2022 cho Ban tham mưu, văn phòng tiếp tục lũy tiến là 121 người, tăng 112%.

Trong khi đó, xét theo quy định của Nhà nước, tại điểm b.2 Mục III Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương xác định tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% đối với các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Và ngay tại điểm 2.2 Mục II Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập cũng quy định: Đến năm 2021 giảm mạnh về đầu mối, tối thiểu bình quân cả nước giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập. Giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2015.

Như vậy, có thể thấy việc làm của ông Nguyễn Ngọc Bảo đã trái với Nghị quyết 39, 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương và Quyết định giao biên chế hàng năm của Bộ Nội vụ.

Hậu quả từ quyết định nêu trên của ông Nguyễn Ngọc Bảo đã làm tăng chi hàng chục tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Chính vì thế mà năm 2018, Bộ Tài chính đã yêu cầu nộp lại ngân sách 1.118.435.760 đồng do chi vượt cho 23 biên chế. Vậy thì năm 2021 vượt 58 biên chế, năm 2022 vượt 64 biên chế, con số biên chế tăng theo cấp số nhân như vậy thì số tiền phải nộp trả ngân sách Nhà nước cũng sẽ đội lên không nhỏ.

Liệu người đứng đầu Liên minh HTX Việt Nam với trách nhiệm trong các quyết định sai trái của mình, có tự bỏ tiền túi để nộp lại số tiền tỷ cho ngân sách, hay là rốt cuộc vẫn để cho cơ quan phải “chịu trận”?

Câu hỏi mà các cán bộ nhân viên lâu năm ở Liên minh HTX Việt Nam đặt ra là lấy từ nguồn nào để chi trả số tiền cho ngân sách nêu trên. Bởi lẽ, chỉ tính riêng năm 2021, số tiền chi có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước của cơ quan là hơn 28 tỷ đồng, bằng chi phí của cả nhiệm kỳ 2010-2015 và đến tháng 10/2017, trong khi ngân sách Nhà nước đã chi 18 tỷ đồng cho con người và hoạt động của cơ quan.

“Cánh hẩu” và lợi ích nhóm là đây

Bên cạnh những sai phạm về biên chế ở Liên minh HTX Việt Nam, điều làm nhiều người bức xúc hơn nữa chính là việc tiếp nhận cán bộ không thông qua tập thể thường trực Liên minh HTX Việt Nam mà chỉ do ông Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo quyết định và Trưởng ban Tổ chức cán bộ Trịnh Xuân Ngọc (đồng hương Thái Bình với ông Bảo - PV) thực hiện.

Theo Quy chế tuyển dụng, điều động, tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức và người lao động thuộc Liên minh HTX Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 487/QLMHTXVN ngày 17/5/2018 do ông Nguyễn Ngọc Bảo ký quy định tại điều 3: Kế hoạch tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức Liên minh HTX Việt Nam do Thường trực phê duyệt.

Thế nhưng, trên thực tế việc tuyển dụng đã không thực hiện đúng nội dung các quy định, quy chế do chính ông Nguyễn Ngọc Bảo ký ban hành là việc tuyển dụng do Thường trực phê duyệt. Rất nhiều trường hợp tuyển dụng mà các ủy viên thường trực không được biết.

Không chỉ có vậy, việc bổ nhiệm lại nhiều lãnh đạo quản lý của các Ban, đơn vị không đúng hạn, kéo dài từ 6-10 tháng, vi phạm Điều 51 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định thủ tục bổ nhiệm lại đối với viên chức quản lý. Theo đó, chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm phải ra thông báo thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại đối với viên chức. Điều đáng nói phần lớn các trường hợp lại rơi vào những cán bộ quản lý cũ tại Liên minh HTX Việt Nam.

Ngược lại, việc tuyển mới các vị trí lãnh đạo, đa số là những người thân hữu từ đồng hương, ngân hàng nông nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương (nơi làm việc trước đây của ông Nguyễn Ngọc Bảo) lại được thao tác rất nhanh, nhiều trường hợp bổ nhiệm thiếu quy trình 5 bước và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm. Và nếu có thi tuyển thì chỉ là hình thức để hợp thức hóa việc bổ nhiệm.

Nên biết, tại Điều 5 Quy chế tuyển dụng nêu trên, quy định trước khi tổ chức tuyển dụng 30 ngày, Hội đồng tuyển dụng thông báo các thông tin cơ bản về việc tuyển dụng. Nhưng thực tế, nhiều Hội đồng tuyển dụng ở Liên minh HTX Việt Nam được lập cách thời điểm tuyển dụng có 2 tuần thì làm sao có đủ thời gian 30 ngày để thông báo? Thậm chí, có trường hợp sáng thông báo kế hoạch tuyển dụng, ngay hôm sau đã tổ chức tuyển dụng.

Chính vì vậy, thời gian qua dư luận đặt dấu hỏi là “Phải chăng có lợi ích nhóm, bố trí cán bộ theo “cánh hẩu” ở Liên minh HTX Việt Nam? Nhất là khi cả Liên minh có 9 Ban, đơn vị tham mưu giúp việc cho ông Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo, (không kể Thường trực và 2 cơ quan miền Trung và miền Nam) thì có đến 4 Trưởng ban và 5 Phó ban là do ông Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo bổ nhiệm mới từ những người thân hữu, kéo từ cơ quan trước đây ông Bảo từng công tác.

Như thế đã thấy rõ là 9/9 Trưởng, Phó ban đều do ông Bảo đưa về và thay thế cán bộ cũ. Vì thế nhiều cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm đóng góp cho Liên minh đã phải ra đi vì quá bức xúc với môi trường làm việc như vậy.

Ông Chủ tịch còn bổ nhiệm “cánh hẩu” của mình vào vị trí “béo bở” như Trưởng ban Kinh tế đầu tư, Trưởng ban Kế hoạch hỗ trợ, Trưởng ban Tổ chức cán bộ. Thậm chí, ông Bảo còn đặt người của mình vào vị trí “vừa đá bóng vừa thổi còi” như trường hợp của Trưởng ban Kinh tế đầu tư Nguyễn Hùng Tiến.

Với vị trí này, ông Nguyễn Hùng Tiến có nhiệm vụ quản lý các doanh nghiệp trực thuộc nhưng đồng thời ông lại được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty TNHH 1 thành viên Thắng Lợi, là đại diện pháp luật của công ty này. Việc bổ nhiệm cán bộ của ông Nguyễn Ngọc Bảo như vậy khiên dư luận đặ câu hỏi về việc vi phạm quy định về Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Doanh nghiệp hay không? Và đáng lo hơn nữa là tạo nên ê-kip “cánh hẩu”, “lợi ích nhóm”.

Việc tùy tiện tiếp nhận thêm gần 40 người từ tháng 10/2017 đến 30/6/2022 khi chưa có đề án vị trí việc làm (tháng 5/2022 mới có đề án vị trí việc làm - PV) để tham mưu, giúp việc cho người đứng đầu Liên minh HTX Việt Nam, trong khi ngân sách Nhà nước chỉ duyệt cấp 57 biên chế hàng năm đã ảnh hưởng tới tiền lương, thu nhập, phụ cấp của số biên chế được duyệt này. Nghiêm trọng không kém là đối với những vị trí tuyển dụng vượt biên chế, khi bị cơ quan chức năng phát hiện sai phạm thì gần 40 con người đó sẽ đi đâu về đâu?

Đồng thời, việc này cũng làm bội chi số tiền nhiều tỷ đồng mỗi năm có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước của Liên minh HTX Việt Nam. Điều đó dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lực tài chính để chi cho bộ máy là hiện hữu.

Rõ ràng, tính bất chấp, tùy tiện trong các quyết định về tổ chức cán bộ của ông Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo không khác gì biểu hiện của tham nhũng, tiêu cực, làm phá vỡ công tác quy hoạch cán bộ, cũng như kìm hãm động lực phát triển của Liên minh.

Nếu hệ thống lại “dấu ấn” sai phạm trong các quyết định của người đứng đầu Liên minh HTX Việt Nam từ việc sử dụng tài sản công sai mục đích, lợi ích nhóm, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước tại số 77 Nguyễn Thái Học (Hà Nội) và chi nhánh ở miền Trung, cho đến dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác tổ chức cán bộ, thì điều mong mỏi từ phía dư luận là cần sự vào cuộc kịp thời của cơ quan kiểm tra Đảng, cơ quan thanh tra và cơ quan bảo vệ pháp luật.

Như Ý - Huy Trung

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load