(Xây dựng) - Sáng 1/3, tại Bến tàu không số K15 Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Đoàn cán bộ, thủy thủ Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển Việt Nam do đồng chí Đào Hồng Tuyển, Phó Chủ tịch Thường trực làm Trưởng đoàn tổ chức dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của 4 con tàu không số tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vang dội Xuân Mậu Thân 1968.
Đồng chí Đào Hồng Tuyển – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển Việt Nam và các đại biểu dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ. |
Thượng tướng Võ Văn Tuấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng chí Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đình Hùng, Phó Tư lệnh Hải quân; đồng chí Đào Hồng Tuyển – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển Việt Nam; đồng chí Nguyễn Anh Dũng – Tổng Biên tập 789club ios , đồng chí Tào Khánh Hưng – Phó Tổng Biên tập 789club ios cùng các đồng chí Lãnh đạo, các cơ quan của Quân chủng, Cục Chính trị Hải quân và các đồng chí Tướng lĩnh trong quân đội, các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện các nhân chứng lịch sử, các gia đình Anh hùng, liệt sỹ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, các đồng chí cựu chiến binh của Đoàn tàu không số cùng đại biểu của một số tỉnh thành ven biển đến dự.
Cách đây 56 năm, đúng vào phút giao thừa Xuân Mậu Thân 1968, lời thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vang vọng trên Đài tiếng nói Việt Nam:
"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam, Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta"
Lời thơ đó như lời hiệu triệu, thúc dục quân và dân ta đồng loạt nổ súng trên toàn miền Nam, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vang dội Xuân Mậu Thân 1968.
Hòa chung với khí thế của cuộc Tổng tiến công nổi dậy này, Đoàn 125 Hải quân đã nhận được lệnh điều 4 tàu C43, C56, C165, C235 đi làm nhiệm vụ đặc biệt vận chuyển vũ khí chi viện khẩn cấp cho các mặt trận từ miền Trung đến miền Tây Nam bộ; và trong cuộc chiến bi hùng đêm mồng 1/3/1968 trên vùng biển phía Nam, chỉ còn tàu C65 quay trở về được miền Bắc; còn 3 tàu C43, C156, C235 mãi mãi nằm lại trong lòng biển khơi, nhiều cán bộ, chiến sỹ anh dũng hy sinh cùng với con tàu.
Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", đứng trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ" ồ ạt đưa quân đội và chư hầu vào miền Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại bằng Không quân và Hải quân ra miền Bắc, hòng cắt đứt sự chi viện của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam, nhanh chóng đánh bại quân chủ lực của cách mạng, giành lại thế chủ động trên chiến trường, bình định toàn miền Nam, kết thúc chiến tranh Việt Nam trong tư thế “kẻ chiến thắng”.
Nắm vững thời cơ chiến lược, nhằm đánh sập mưu đồ và ý chí của quân xâm lược và chủ động chuẩn bị cho mặt trận ngoại giao, tháng 12 năm 1967 Bộ Chính trị ra Nghị quyết và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14, Khóa 3 thông qua tháng 1 năm 1968 xác định "Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta tiến lên bước phát triển cao nhất bằng phương pháp Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định".
Với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân và dân ta đã không kể ngày đêm, khẩn trương làm tốt mọi công tác chuẩn bị, bí mật, bất ngờ đồng loạt nổ súng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, đánh thẳng vào các đô thị lớn: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, cùng 37 thị xã và hàng trăm thị trấn từ Quảng Trị đến Cà Mau và các căn cứ quân sự chủ yếu của địch trên toàn miền Nam.
Đại diện lãnh đạo Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển Việt Nam trao tặng quà tri ân cho các đồng chí anh hùng, các nhân chứng lịch sử, các gia đình liệt sỹ, thương binh của 4 tàu đi làm nhiệm vụ đặc biệt trong chiến dịch Xuân Mậu Thân năm 1968. |
Thắng lợi quyết định mang tầm chiến lược đã làm chuyển biến nhanh chóng và mạnh mẽ cục diện chiến tranh, nâng cao uy thế của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong và ngoài nước. Đặc biệt, đã giáng một đòn chí mạng làm lung lay ý chí xâm lược và phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ và tay sai, buộc chúng phải "Phi Mỹ hóa" chiến tranh bằng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, chấp nhận trực tiếp đàm phán với ta tại Hội nghị Paris, tạo bước ngoặt chiến lược cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Từ đó, bằng những thắng lợi nối tiếp của các chiến dịch tại các chiến trường, đặc biệt là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" tại Thủ đô Hà Nội, buộc địch phải ký kết Hiệp định Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đảng ta, quân đội ta, nhân dân ta đã hoàn thành mục tiêu "Đánh cho Mỹ cút", chuyển sang mục tiêu “Đánh cho Ngụy nhào" và giành thắng lợi hoàn toàn vào mùa Xuân 1975 lịch sử.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi minh chứng cho hiện thực sinh động của bản lĩnh kiên cường, của tư duy nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là kết tinh vĩ đại sức mạnh toàn dân tộc, là bản thiên anh hùng ca bất diệt được viết nên bằng bản lĩnh, ý chí, trí tuệ tuyệt vời và tinh thần sẵn sàng xả thân, hy sinh của đồng chí, đồng bào hai miền Nam - Bắc, hòa quyện ý Đảng với lòng dân, với khát vọng độc lập, thống nhất nước nhà, khát vọng hòa bình "Bắc - Nam sum họp, xuân nào vui hơn" như mong ước của Bác Hồ. Sức mạnh vô địch ấy là tinh thần dũng cảm vô song, mưu lược, tài ba của các lực lượng vũ trang, sự tham gia đông đảo của các giới đồng bào, của các lực lượng chính trị, lực lượng quần chúng yêu nước... trong đó có sự đóng góp đặc biệt quan trọng của Quân chủng Hải quân, của Đoàn tàu không số.
Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, Đoàn 125 có biệt hiệu là Đoàn tàu không số đã bí mật cho hàng trăm lượt tàu chở vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường, trong đó có 4 tàu đi làm nhiệm vụ trong chiến dịch lịch sử này. Vũ khí, hàng hóa do các tàu hông số vận chuyển theo đường Hồ Chí Minh trên biển đã được chuyển vào những nơi mà con đường bộ chưa vươn tới được, vào tận những nơi đồng chí, đồng bào miền Nam đang cần vũ khí để đánh giặc và vũ khí do các tàu của Đoàn tàu không số chuyển vào chiến trường đã kịp thời trang bị cho quân dân ta chiến đấu, kịp thời cung cấp vũ khí cho các chiến dịch lớn và cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
4 tàu C43, C56, C165 và C235 đi làm nhiệm vụ trong chiến dịch này đều gặp địch và các anh đều đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi cùng điểm hỏa khối thuốc nổ giấu sẵn ở trong tàu để hủy tàu, bảo đảm bí mật con tàu, vũ khí và con đường vận chuyển trên biển.
Tàu C165 sau khi thả hàng hóa vũ khí ở bãi biển quy định, tàu hành trình ra cách bờ chừng 15 hải lý thì bị nhiều tàu địch bao vây và cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra trên vùng biển này gần 2 tiếng đồng hồ. Tàu C165 bị thương tích nặng không cơ động được, các tàu địch lao vào bắt sống thì Thuyền trưởng Nguyễn Chánh Tâm ra lệnh hủy tàu ngay lập tức. Một tiếng nổ vang trời và một vầng lửa bốc cao trong đêm trên biển, cả 18 cán bộ, chiến sỹ đều hy sinh anh dũng cùng với con tàu trên vùng biển Cà Mau.
Tàu C43 do đồng chí Nguyễn Đắc Thắng làm Thuyền trưởng đã chỉ huy toàn tàu kiên cường chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, 3 đồng chí hy sinh, các đồng chí còn lại hầu hết bị thương. Trước sự vây hãm của nhiều tàu địch, chúng muốn bắt sống tàu C43 ngay trên vùng biển Đức Phổ, Quảng Ngãi. Trước tình huống đặc biệt hiểm nghèo đó Thuyền trưởng đã ra lệnh cho cán bộ, chiến sỹ đưa các đồng chí liệt sỹ, thương binh cùng rời tàu bơi vào bờ; đồng thời ra lệnh điểm hỏa khối thuốc nổ được đặt sẵn trong tàu để hủy tàu.
Bến K15 – Nơi xuất phát của những con tàu không số. |
Tàu C235, sau khi đã thả được toàn bộ số vũ khí xuống khu biển Ninh Phước và hành trình về khu vực Bến Hòn Hèo tại vùng biển Ninh Vân, Ninh Hòa, Nha Trang thì bị 7 tàu chiến cùng hàng chục trực thăng chiến đấu và 2 Liên đoàn Biệt động Mỹ và quân Ngụy Sài Gòn phát hiện, bao vây, quyết bắt sống. Không để tàu rơi vào tay quân địch, Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đã chỉ huy toàn tàu kiên cường chiến đấu, bắn cháy 1 máy bay và 1 tàu chiến địch. Nhưng tàu C235 cũng đã bị các tàu địch bắn hỏng máy chính, tàu không cơ động được. Trước tình huống đặc biệt hiểm nghèo đó, Thuyền trưởng yêu cầu Chính trị viên tổ chức cho anh em rời tàu bơi vào bờ, còn bản thân Thuyền trưởng và thợ máy Ngô Văn Thứ ở lại điểm hỏa khối thuốc nổ trong tàu trước khi rời tàu bơi vào bờ tiếp tục chiến đấu ngăn chặn địch để anh em đã vào bờ trước đó đủ thời gian lên rừng Hòn Hèo và thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng thợ máy Ngô Văn Thứ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh ngay trên bến Hòn Hèo. Trong trận chiến đấu này đã có 14 đồng chí trên tổng số 20 cán bộ, chiến sỹ của tàu C235 hy sinh tại khu biển Bến Hòn Hèo. Riêng tàu C56 vừa chiến đấu, vừa khéo léo lừa được quân địch và trở về miền Bắc an toàn.
Với thành tích chiến công đạt được trước đó và thành tích đạt được trong lần đi làm nhiệm vụ đặc biệt ở chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, cả 4 tàu C165, C235, C43 và C56 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng chí Nguyễn Đắc Thắng, Thuyền trưởng tàu C43; đồng chí Nguyễn Chánh Tâm, Thuyền trưởng tàu C165 và đồng chí Nguyễn Phan Vinh, Thuyền trưởng tàu C235 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Thành phố Hải Phòng - thành phố Cảng trung dũng quyết thắng không chỉ là cái nôi ra đời và phát triển lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam, mà thành phố Hải Phòng còn được mệnh danh là Thủ đô của Quân chủng Hải quân. Trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo, thềm lục địa của Tổ quốc ngày nay, Hải quân nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự bao dung, che chở, đùm bọc giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân thành phố Hải Phòng. Mỗi chiến công, thành tích của lực lượng Hải quân đều có sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của đồng bào, chiến sỹ Hải Phòng. Hàng nghìn người con ưu tú của Hải Phòng gia nhập Quân đội phục vụ trong Quân chủng Hải quân, hàng trăm cán bộ, chiến sỹ phục vụ ở Đường Hồ Chí Minh trên biển và họ đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Riêng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, nhiều người con ưu tú của Hải Phòng đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Phát biểu tại buổi kỷ niệm, đồng chí Đào Hồng Tuyển – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển Việt Nam nhấn mạnh: Lễ kỷ niệm 56 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và 4 tàu của Đoàn tàu không số đi làm nhiệm vụ đặc biệt tại Bến K15 vừa tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ và nhân dân cả nước về truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc; về huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, vừa để thể hiện sự tri ân sâu sắc của quân và dân ta đối với các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tri ân các anh hùng, liệt sỹ, các đồng chí cán bộ chiến sỹ 4 tàu của Đoàn tàu không số đi làm nhiệm vụ đặc biệt trong chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968.
Trước anh linh của các anh hùng, liệt sỹ, các cựu binh của Đoàn tàu không số tiếp tục phát huy truyền thống của dân tộc, của Quân đội và Quân chủng Hải quân anh hùng; tiếp tục phát huy truyền thống của Đoàn tàu không số, của Lữ đoàn 125 Hải quân hai lần anh hùng, ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, sống vui, sống khỏe, sống có ích và luôn làm gương cho con cháu noi theo.
Tại buổi kỷ niệm, đại diện lãnh đạo Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển Việt Nam đã trao tặng quà tri ân cho các đồng chí anh hùng, các nhân chứng lịch sử, các gia đình liệt sỹ, thương binh của 4 tàu đi làm nhiệm vụ đặc biệt trong chiến dịch Xuân Mậu Thân năm 1968.
Tuệ Minh
Theo