Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 01:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Dàn trải, lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng

16:01 | 11/12/2019

(Xây dựng) - Thời gian qua, tình trạng thất thoát, lãng phí tại nhiều công trình đầu tư xây dựng cơ bản đang trở thành vấn đề bức xúc trong dư luận. Mặc dù ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ và các địa phương đã ưu tiên dành nguồn vốn rất lớn hàng năm và trung hạn để đầu tư xây dựng các dự án, công trình, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế và bất cập trong việc quản lý và triển khai, thực hiện các dự án dẫn đến gây thất thoát, lãng phí vốn, tình trạng đội vốn, không minh bạch trong sử dụng nguồn vốn…

dan trai lang phi trong quan ly dau tu xay dung
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là một trong những dự án tiêu biểu về đội vốn, chậm tiến độ… (Ảnh: Internet).

Hàng nghìn dự án đầu tư công chậm tiến độ, thất thoát lãng phí

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2017 có tới 1.609 dự án chậm tiến độ, chiếm 3,1% số dự án thực hiện đầu tư. Trong đó, đáng chú ý là có gần 150 dự án chậm tiến độ do nguyên nhân chủ quan, do chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các nhà thầu không đủ năng lực. Số dự án chậm tiến độ này đã tăng gần 150 dự án so với con số của năm 2016.

Bên cạnh đó, 2.605 dự án thực hiện đầu tư phải điều chỉnh, trong đó chủ yếu là điều chỉnh vốn đầu tư (979 dự án) và điều chỉnh tiến độ đầu tư (936 dự án), gần 850 dự án thất thoát lãng phí, 225 dự án vi phạm quy định thủ tục đầu tư, 22 dự án vi phạm quản lý chất lượng và gần 300 dự án phải ngừng thực hiện.

Lãng phí, dàn trải trong đầu tư công không còn là vấn đề mới, nhưng vẫn luôn là đề tài nóng ở các diễn đàn. Nguyên nhân được chỉ ra đó là lãng phí trong khâu chuẩn bị đầu tư; trong khâu thực hiện đầu tư... Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác đó là cơ chế quản lý và giám sát hoạt động của chủ đầu tư; hệ thống định mức tiêu chuẩn chưa đầy đủ, còn nhiều thiếu sót; hạn chế về năng lực quản lý, năng lực chuyên môn; tình trạng dàn trải đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố cũng đang là một vấn đề bức xúc trong lĩnh vực đầu tư, gây lãng phí, thất thoát cực lớn, làm giảm hiệu quả đầu tư.

Đáng lưu ý, trong lúc ngân sách Nhà nước đang buộc phải “co kéo”, đong, đếm chi li đến từng khoản chi, bao nhiêu dành cho chi thường xuyên, bao nhiêu chi cho đầu tư phát triển thì có không ít dự án đầu tư đến hàng chục nghìn tỷ đồng vẫn “đắp chiếu” như dự án gang thép Thái Nguyên với tổng mức vốn đầu tư 8.100 tỷ đồng nhưng vẫn chưa thể hoạt động; Dự án tiêu thoát lũ sông Nhơm, tỉnh Thanh Hóa. Với tổng mức vốn đầu tư dự kiến 642 tỷ đồng, tuy nhiên sau 8 năm triển khai thực hiện, dự án này vẫn “án binh bất động”, nhiều hạng mục công trình còn dang dở.

Sự lãng phí không chỉ nằm ở dự án “đắp chiếu”, dự án chậm tiến độ cũng gây nên hậu quả nặng nề không kém. Việc chậm đưa các công trình, dự án vào hoạt động dẫn đến vốn đầu tư sẽ bị đội lên một cách thiếu kiểm soát đồng nghĩa với việc chậm khai thác hiệu quả hoạt động của công trình, dự án.

Điển hình, một dự án rất lớn của Hà Nội được dư luận quan tâm và bức xúc đó là dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2009, dự án với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD (gần 8.800 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Sau đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (18.000 tỷ đồng). Nhưng, sau 8 lần lỗi hẹn (tháng 6/2015; 6/2016; cuối quý II/2017; đầu năm 2018; quý IV/2018; tháng 9/2018; Tết âm lịch Kỷ Hợi; 30/4/2019), dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Sự chậm trễ này khiến mỗi năm thành phố Hà Nội vẫn phải trả lãi vay gần 300 tỷ đồng cho vận hành dự án.

Hay như dự án nạo vét, kè đá 2 bờ sông Sào Khê được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt từ năm 2001, qua nhiều lần điều chỉnh vốn từ dự án có tổng mức đầu tư ban đầu chỉ 72 tỷ đồng, sau đó đã tăng lên gấp 36 lần, tương đương 2.595 tỷ đồng. Đây là dự án từng được dư luận, đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm vì tốc độ đội vốn “nhảy vọt”.

Tăng cường quản lý các dự án đầu tư công

Thời gian qua, nhiều đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa dàn trải, lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng đã được các cấp, bộ, ngành triển khai, thực hiện. Trong đó, với Đề án Hoàn thành hệ thống định mức, giá xây dựng, Bộ Xây dựng đã chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan soạn thảo và trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định thay thế: Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, đang trình Thủ tưởng Chính phủ. Sau khi được thông qua, Bộ Xây dựng sẽ ban hành 15 thông tư hướng dẫn.

Hiện, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung rà soát định mức xây dựng đã công bố. Riêng Bộ Xây dựng đã rà soát loại bỏ 1.005 mức, sửa đổi 3.289 mức, bổ sung 1.120 mức; ở phần định mức hạ tầng kỹ thuật đô thị, đã rà soát 349/349 định mức, sửa 168 mức; ở phần suất vốn đầu tư, giá bộ phận kết cấu, đã rà soát, kiểm tra, đánh giá 596 tổng số suất vốn đầu tư, giá bộ phận kết cấu.

Đồng thời, xây dựng 13 phương pháp lập định mức, giá xây dựng và dịch vụ đô thị theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng cơ sở dữ liệu giá thị trường.

Giai đoạn 2 (từ năm 2019 đến năm 2021), triển khai xây dựng toàn bộ hệ thống định mức và giá xây dựng theo các phương pháp mới; Phổ biến, truyên truyền, hướng dẫn các chủ thể liên quan, bao gồm cả cơ quan quản lý Nhà nước về các nội dung của Đề án để Đề án đi vào thực tiễn.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Đề án đưa vào thực hiện là cuộc cách mạng trong quản lý đầu tư xây dựng, sẽ góp phần nâng cao quản lý các dự án công, hạn chế đội vốn, nâng cao năng suất ngành xây dựng, tạo được thị trường xây dựng minh bạch, cạnh tranh, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng…

Bên cạnh đó, để không xảy ra những dự án nghìn tỷ bỏ hoang, các dự án kém chất lượng, hạn chế, ngăn ngừa tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng, nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ phải sớm chỉ đạo xây dựng và công bố công khai bộ tiêu chí đánh giá và xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn các dự án đầu tư đưa vào danh mục đầu tư công và phân bổ vốn đầu tư.

Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của những chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; cần làm rõ chế độ trách nhiệm trong đầu tư công đối với từng loại chủ thể trong từng giai đoạn từ khâu thẩm định, phê duyệt, triển khai dự án thì sẽ hạn chế và không còn xảy ra đầu tư dàn trải, lãng phí…

Linh Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Tây Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 70% kế hoạch

    (Xây dựng) - Theo thống kê, 9 tháng đầu năm 2024, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) đã đạt được kết quả cao. Tuy nhiên, để đạt hiệu suất cao hơn nữa, trong thời gian tới, thành phố Tây Ninh còn phải sát sao việc giải ngân và giải phóng mặt bằng tại các dự án đã được phê duyệt.

  • Phát triển hạ tầng thương mại biên giới, chợ biên giới Lai Châu

    (Xây dựng) - Nhận thức được tiềm năng và nhiều lợi thế lớn tới từ vị trí địa lý, tỉnh Lai Châu đã và đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nhằm phát huy tối đa các lợi thế mà kinh tế cửa khẩu đem lại cho địa phương.

  • Hà Tĩnh: Doanh nghiệp Nga đề xuất khảo sát đầu tư dự án điện gió

    (Xây dựng) - Công ty TNHH NovaWind Việt Nam thuộc Công ty Cổ phần Rosatom Renewable Energy – doanh nghiệp hàng đầu trong năng lượng điện gió tại Nga vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh và mong muốn được tạo điều kiện để nghiên cứu khảo sát, thiết kế xây dựng dự án điện gió phù hợp trên địa bàn.

  • Quảng Nam: Xem xét đề nghị điều chỉnh dự án của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 6847 về việc điều chỉnh dự án khai thác vàng Phước Sơn để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết đề nghị điều chỉnh Dự án vàng Phước Sơn của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn theo đúng quy định.

  • Hà Tĩnh: Điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch vùng nông thôn

    (Xây dựng) - Thông tin từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh cho biết, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 2303/QĐ-UBND điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt do đơn vị cung ứng cho người dân vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.

  • Quảng Nam: Xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, báo cáo cụ thể các quy định pháp lý hiện hành và tình hình thực tiễn về nội dung đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort.

Xem thêm
  • Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Tập đoàn Yumoto Electric

    (Xây dựng) - Ngày 9/10, tại thành phố Osaka, Nhật Bản, Đoàn công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và giao lưu với Tập đoàn Yumoto Electric. Ông Yumoto Hidetsu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Yumoto Electric; Ông Fukumori Toyoki, Giám đốc kinh doanh, đại diện Tập đoàn Yumoto Electric tại Việt Nam tiếp đoàn.

    15:49 | 10/10/2024
  • Quảng Nam: Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy thủy điện An Điềm II

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình vừa có Quyết định số 2356 về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án đầu tư Nhà máy thủy điện An Điềm II tại xã Ba, huyện Đông Giang và xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc của Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Vàng. Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 09/CN-UBND ngày 18/7/2006 và Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 1934/QĐ-UBND ngày 20/7/2020.

    15:44 | 10/10/2024
  • Tập đoàn Đèo Cả đề xuất cơ chế thúc đẩy dự án trọng điểm giao thông quốc gia

    (Xây dựng) – Vừa qua, Tập đoàn Đèo Cả đã có công văn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về một số vướng mắc và giải pháp liên quan tới những dự án giao thông trọng điểm.

    15:39 | 10/10/2024
  • Xác định năng lực tài chính nhà đầu tư có sử dụng đất thế nào?

    (Xây dựng) - Theo ý kiến của ông Lại Hiệp Hải (Nghệ An), việc không có quy định chi tiết về tiêu chí thẩm định năng lực tài chính sẽ dẫn đến các vướng mắc trong quá trình thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất khi thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư.

    15:35 | 10/10/2024
  • Lực đẩy để Việt Nam trở thành cường quốc biển vào năm 2045

    (Xây dựng) - Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển như chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhiều giải pháp đồng bộ và táo bạo đang được đặt ra.

    15:23 | 10/10/2024
  • Quảng Ninh: Tiếp tục tiếp cận với công nghệ sản xuất ô tô mới theo hướng xanh

    (Xây dựng) - Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khi đến thăm và làm việc với Nhà máy ô tô Thành Công - nhà máy ô tô đầu tiên của Quảng Ninh tại phường Việt Hưng tại thành phố Hạ Long vào ngày 08/10. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 36,5ha; công suất 120.000 xe/năm; thiết kế là nơi sản xuất, lắp ráp ô tô thương hiệu Skoda theo chương trình hợp tác đầu tư của hãng ô tô hàng đầu Cộng hòa Séc với Tập đoàn Thành Công.

    11:37 | 10/10/2024
  • Nghị quyết phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương

    (Xây dựng) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1215/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương từ dự phòng chung ngân sách Trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các bộ, địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.

    11:35 | 10/10/2024
  • Xác định chi phí chung công trình nông nghiệp thế nào?

    (Xây dựng) - Thông tư số 11/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí chung nhân công công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện hoàn toàn bằng thủ công là 51%. Tuy nhiên đơn giá địa phương xây dựng cũng như định mức không có mã đơn giá, định mức nào quy định thực hiện hoàn toàn bằng thủ công.

    11:33 | 10/10/2024
  • Đề xuất quy định mở tài khoản bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài

    (Xây dựng) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về mở và sử dụng tài khoản bằng đồng Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

    11:32 | 10/10/2024
  • Thủ tục hành chính kéo dài là rào cản lớn với cộng đồng doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Đó là ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp tại diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 được tổ chức sáng 9/10, tại Hà Nội.

    11:28 | 10/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load