Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 19/10/2024 02:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đại biểu Quốc hội lo ngại việc Công ty nước mặt sông Đuống bán 34% cổ phần cho “đại gia” Thái Lan

10:27 | 14/11/2019

(Xây dựng) – Trao đổi với PV Báo điện tử Xây dựng bên hành lang Quốc hội về việc Công ty nước mặt sông Đuống bán 34% cổ phần cho “đại gia” Thái Lan, nhiều đại biểu bày tỏ sự lo ngại về việc mất an ninh nguồn nước và đề nghị Chính phủ, các ngành chức năng cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề này.

dai bieu quoc hoi lo ngai viec cong ty nuoc mat song duong ban 34 co phan cho dai gia thai lan
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương - Đoàn đại biểu Quảng Bình: “Bán cái gì không nói nhưng nước là một vấn đề hết sức nguy hiểm”

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương - Đoàn đại biểu Quảng Bình: “Bán cái gì không nói nhưng nước là một vấn đề hết sức nguy hiểm”

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương: “Việc bán 34% cổ phần cho Thái Lan, không biết pháp luật có quy định hay không, có nghiêm cấm việc bán cho nước ngoài hay không nhưng bán cái gì không nói, nhưng nước là một vấn đề hết sức nguy hiểm. Vì nó liên quan đến đời sống, sức khoẻ, tính mạng của con người, chính bởi vậy, nếu doanh nghiệp nước ngoài vào, chúng ta sẽ không kiểm soát được vấn đề cấp nước, lọc nước hoặc tất cả các vấn đề an ninh an toàn khác”.

Ông cũng cho rằng, bình thường không nói, nhưng nhỡ khi xảy ra vấn đề gì hoặc khi Thái Lan liên kết với đất nước hoặc doanh nghiệp nào đấy có bức xúc, ảnh hưởng đến Việt Nam thì nó sẽ gây ra vấn đề bạo loạn, gây ảnh hưởng và gây bất bình trong xã hội.

Nói về Nhà máy nước mặt sông Đuống, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhận thấy còn có nhiều vấn đề nghiêm trọng khác: “Thứ nhất, công trình chưa được nghiệm thu đã đưa vào sử dụng. Thứ hai, giá bán nước được đưa ra cao gấp đôi so với Công ty nước sạch sông Đà. Ở đây, về vấn đề thứ nhất, các cơ quan chức năng cần xem xét vào cuộc rà soát vì sao Công ty nước mặt sông Đuống chưa tuân thủ các quy định pháp luật. Thứ hai, ai là người cho phép đưa vào sử dụng hay Công ty nước mặt sông Đuống tự ý làm. Cần phải làm rõ vấn đề ấy”.

dai bieu quoc hoi lo ngai viec cong ty nuoc mat song duong ban 34 co phan cho dai gia thai lan
Công ty nước mặt song Đuống đã bán 34% cổ phần cho doanh nghiệp Thái Lan (Ảnh: TL)

Hà Nội “chi” 200 tỷ ngân sách để bù lỗ giá nước: Cần xem xét vấn đề lợi ích nhóm

Chia sẻ việc Hà Nội chấp thuận tạm tính giá cho Nhà máy nước mặt sông Đuống cao gấp nhiều lần giá nước sạch bán cho người dân và giá bán bình quân của các công ty cấp nước, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương bày tỏ: “Hà Nội làm như thế là hoàn toàn không đúng. Nếu xét cho kỹ, không khéo là có lợi ích nhóm, hoặc các tổ chức, cá nhân trong quá trình kiểm soát hoặc quản lý lĩnh vực này đã bị doanh nghiệp thao túng. Nên ở việc này, do chưa xác định, đánh giá được mức độ vi phạm nên chưa thể đánh giá được như thế nào nhưng nếu có dấu hiệu, các cơ quan chức năng phải vào cuộc thanh tra, làm rõ. Có như thế mới tạo thêm niềm tin của người dân với doanh nghiệp, tạo thêm niềm tin giữa các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp. Và cũng thể hiện được rằng pháp luật rất nghiêm trong vấn đề quản lý, xử lý, thậm chí đến mức độ nào đó có thể truy tố những cá nhân vi phạm”.

“Vụ nước sạch Sông Đà là một sự việc rất đáng buồn”

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương bày tỏ việc nguồn nước sông Đà bị đầu độc. Đại biểu cho rằng: “Vụ việc đã gây ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín của doanh nghiệp. Sự cố này xảy ra có nhiều yếu tố tiềm ẩn nên rất khó xác định. Thứ nhất, do ý thức người dân và kẻ vi phạm ấy phải bị truy tố trước pháp luật. Thứ hai, cũng có thể đối tượng này bị một đối tượng nào đấy, có thể là một doanh nghiệp khác cạnh tranh với Công ty nước sạch sông Đà đã tìm mọi cách nhờ đối tượng này hoặc thuê… để đảm bảo cho đối tượng thực hiện vi phạm làm mất uy tín của sông Đà. Nên theo tôi, sự cố này là do nhiều nguyên nhân xảy, có thể do cạnh tranh doanh nghiệp với doanh nghiệp, do cá nhân và cá nhân, hoặc do đối tượng vi phạm này bị một đối tượng khác xúi giục. Nên tôi đề nghị cơ quan công an phải vào cuộc điều tra làm rõ đối tượng vi phạm vì mục đích gì, đối tượng vi phạm là vô tình hay cố ý. Nếu đối tượng đó bị truy tố phải xác định có động cơ nào, cá nhân nào, doanh nghiệp nào có mục đích làm cho sông Đà mất hết niềm tin, uy tin để cạnh tranh”.

dai bieu quoc hoi lo ngai viec cong ty nuoc mat song duong ban 34 co phan cho dai gia thai lan
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Đại biểu Quốc hội Bến Tre: “Cử tri băn khoăn việc để người nước ngoài chiếm hữu, sở hữu, khống chế một số dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, mà ở đây là nước sạch”.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Đoàn đại biểu Bến Tre: Cử tri băn khoăn việc người nước ngoài sở hữu, khống chế vấn đề nước sạch

Cùng bày tỏ lo ngại việc doanh nghiệp Thái Lan mua lại 34% cổ phần của Công ty nước mặt sông Đuống, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng: “Hiện nay vấn đề xã hội hóa rồi quốc tế hóa là một vấn đề xu thế. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều cử tri, người ta rất băn khoăn về việc để người nước ngoài chiếm hữu, sở hữu, khống chế một số dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, mà ở đây là nước sạch. Họ lo ngại nếu chúng ta không tự chủ được vấn đề này, các cơ sở đứng ra xây dựng các dự án này sẽ chỉ vì câu chuyện lợi nhuận đặt ra rồi rút và bàn giao lại.

Vì vậy, việc quy định về người nước ngoài phải hết sức chặt chẽ đối với các dịch vụ thiết yếu này. Đặc biệt việc lựa chọn ai, quá trình giao dịch ấy như thế nào, tỷ lệ bao nhiêu, công tác quản lý để đảm bảo không có sự cố xảy ra như thế nào. Tất cả phải được pháp chế hóa. Nếu chúng ta không có thể chế hay kiểm soát vấn đề này, người chịu hậu quả đầu tiên là người dân chứ không phải cơ quan Nhà nước.

Kim Thoa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ninh Thuận: “Mở rộng cửa” để mời gọi nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Để phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ đạt kết quả tốt, tỉnh Ninh Thuận tập trung mọi nguồn lực để hiện thực hóa quyết định trên, trong đó chủ trương “mở rộng cửa” để chào đón nhà đầu tư là một trong những ưu tiên hàng đầu.

  • Bắc Giang: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành công văn yêu cầu các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.

  • Đối tượng, hình thức hưởng ưu đãi đầu tư

    (Xây dựng) - Đối tượng, hình thức ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 15 Luật Đầu tư, Điều 19 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

  • Ngành Dệt may và Da giày hướng đến tăng trưởng xanh và kinh doanh tuần hoàn

    (Xây dựng) - Đây là một trong số mục tiêu hướng đến khi ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam” giữa Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương và Tổ chức Sáng kiến và thương mại bền vững Hà Lan (IDH).

  • Hướng đi nào cho ngành Năng lượng Việt Nam

    (Xây dựng) - Việc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu tại Việt Nam được coi là điều tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới gặp biến động mạnh bởi đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị và sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ.

  • Cơ hội phát triển cho chuỗi cung ứng năng lượng

    (Xây dựng) - Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 17/10 tại Hà Nội. Chương trình có sự đồng hành, tham gia của Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load