Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 20/09/2024 07:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

“Cựu chiến binh chiến trường K” trăn trở về chính sách khen thưởng cho người có công?

17:47 | 21/08/2023

(Xây dựng) - Mỗi khi nhớ về các đồng đội đã hy sinh ở Chiến trường K, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Minh (SN: 1957, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, ngụ phường 9, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) lại nghẹn ngào. Cho đến tuổi xế chiều, người cựu binh này và nhiều đồng đội vẫn trăn trở về chính sách khen thưởng cho các cựu chiến binh đã chiến đấu, hy sinh trên các chiến trường năm xưa.

“Cựu chiến binh chiến trường K” trăn trở về chính sách khen thưởng cho người có công?
Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Minh đã nhiều lần gửi tâm thư đến các cơ quan, ban, ngành có thẩm quyền để hỏi về chính sách khen thưởng đối với cựu chiến binh chiến trường K.

Nỗi lòng người cựu chiến binh

Có mặt tại nhà cựu chiến binh Nguyễn Xuân Minh đúng thời điểm những người lính các đơn vị đã từng chiến đấu trên chiến trường K năm xưa đang cùng nhau trò chuyện, ôn lại những kỷ niệm của một thời cùng nhau xông pha trong bão đạn. Bên tách trà, bên những kỷ vật chiến trường xưa, những câu chuyện cũ cứ thế ùa về.

Những ngày tháng 7/1977, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Xuân Minh quê ở xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình cùng hàng vạn thanh niên trong cả nước đã hăng hái lên đường nhập ngũ, đem trí tuệ và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ để cống hiến cho cách mạng. Theo ông Minh và các đồng đội của mình, ác liệt nhất là khi gia nhập chiến trường K (Campuchia) và tuyến 1 biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Nhiều người vừa ra trận đã hy sinh, nhiều người tham gia ngay trận chiến đầu tiên đã bị thương hoặc vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trận.

“Bạn tôi tên Nguyễn Văn Thuộc biên chế tại đơn vị E2, F9, Quân đoàn 4 chưa đầy 7 tháng đã nằm lại chiến trường K”, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Minh xúc động nhớ lại.

Bởi chiến tranh rất ác liệt nên đến nay, tại các nghĩa trang Liệt sỹ ở hai miền biên giới có rất nhiều ngôi mộ không tên, không tuổi, không quê quán. Tất cả những người liệt sĩ này đã hy sinh thầm lặng cho Tổ quốc.

“Cựu chiến binh chiến trường K” trăn trở về chính sách khen thưởng cho người có công?
Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Minh cùng đồng đội thăm viếng những đồng đội đã hy sinh trên các chiến trường năm xưa.

Theo ông Minh, đã ra trận chiến đấu là đối diện trực tiếp giữa sự sống và cái chết. Sự hy sinh của chiến sĩ chỉ trong gang tấc, ngay ngày đầu tiên, ngay trận đánh đầu tiên đã có nhiều người bị thương, nhiều người vĩnh viễn nằm xuống tại chiến trường trong đó có rất nhiều chiến sĩ đã chiến đấu, đã hy sinh nhưng không sống đủ ba năm trên chiến trường để được xét tặng Huân chương chiến công (HCCC) theo quy định của Tổng cục Chính trị.

“Việc Tổng Cục chính trị quy định tại Hướng dẫn số 124/HD-CT, ngày 22/1/2015 phải có thời gian trực tiếp chiến đấu trên chiến trường K, Lào, tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa có đủ 3 năm đến 5 năm mới được tặng HCCC hạng Ba; đủ 5 năm đến 7 năm mới được tặng HCCC hạng Nhì; trên 7 năm mới được tặng HCCC hạng Nhất là chưa ghi nhận đúng sự cống hiến và hy sinh đối với những quân nhân có thời gian chiến đấu dưới 3 năm trên các chiến trường”, ông Minh chua xót nói.

Vừa khoe những kỷ vật qua ảnh của đồng đội cũ đã hy sinh, người cựu chiến binh Nguyễn Xuân Minh lại nhớ đến những đồng đội năm xưa ở Chiến trường K đang đau khổ với những thương tật do chiến tranh để lại. Do đó, mỗi khi có điều kiện, người cựu chiến binh này lại lên kế hoạch để đi thăm những đồng đội năm xưa.

“Tôi cùng với các anh em còn lành lặn đã nhiều lần vì quyền lợi của đồng đội mà gửi tâm thư lên Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan Ban, ngành, để hỏi về chế độ tiền thưởng cho cựu chiến binh cả nước có thành tích được khen thưởng theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ và Thông tư số 151/2018/TT-BQP ngày 12/10/2018 của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, hiện tại những chiến sĩ đã chiến đấu trên chiến trường K năm xưa như chúng tôi chỉ nhận được tấm giấy “Huân chương chiến công”, khen để động viên tinh thần”, ông Minh chia sẻ.

Chỉ được tặng Huân chương động viên tinh thần

Nhiều năm nay, ngày nào cựu chiến binh Nguyễn Xuân Minh cũng thức thật khuya, dậy thật sớm, lật từng tờ, đọc từng chữ để đối chiếu giữa Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký và Thông tư số 151/2018/TT-BQP ngày 12/10/2018 của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch ký về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi đua khen thưởng” với Văn bản số 3537/TH-TĐKT ngày 25/9/2020, do Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Tuyên huấn Nguyễn Văn Đức ký về “Tuyên truyền, phổ biến việc không có tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ Quốc tế ở Campuchia, Lào và tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa”.

Theo ông Minh, cả ông và rất nhiều cựu chiến binh Chiến trường K hiện đang rất trăn trở, vì tại Điều 66 và 70 Nghị định 91 của Chính phủ quy định rất rõ và chi tiết: “Người có công với cách mạng” được Chủ tịch nước ký tặng “Huân chương chiến công” có tiền thưởng kèm theo. Trong Thông tư số 151/2018/TT-BQP ngày 12/10/2018 của Bộ Quốc phòng cũng nói rõ về nội dung này.

Thế nhưng, Cục Tuyên huấn và Tổng cục Chính trị lại có Văn bản 3537/TH-TĐKT hướng dẫn với nội dung: “Đối với cá nhân được khen thưởng Huân chương Chiến công thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào, tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa (tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định trước khi có Luật Thi đua, khen thưởng) là hình thức khen thưởng của Đảng, Nhà nước mang ý nghĩa động viên tinh thần, hiện chưa có quy định về tiền thưởng”.

“Cựu chiến binh chiến trường K” trăn trở về chính sách khen thưởng cho người có công?
Tại các nghĩa trang Liệt sỹ ở hai miền biên giới có rất nhiều ngôi mộ không tên, không tuổi, không quê quán.

Không những ông Minh mà ông Nguyễn Đức Trịnh (SN: 1958, Cựu chiến binh Chiến trường K, đơn vị F9, Quân đoàn 4, hiện đang cư ngụ tại phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho biết, nhiều cựu chiến binh khi được nhận Huân chương Chiến công các hạng thì rất vui mừng nhưng vì Nghị định 91 của Chính phủ là có tiền thưởng, nhưng thực tế thì không có cho nên niềm vui không trọn vẹn.

Hay như cựu chiến binh Nguyễn Việt Tiến, (SN: 1958, cựu chiến binh chiến trường K, đơn vị Đoàn 55, Bộ Quốc phòng, hiện đang cư ngụ tại phường 9, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) cũng thắc mắc: “Chính phủ và nhân dân đã ghi nhận sự hy sinh của chúng tôi. Nghị định 91 nói rõ là khen thưởng “Huân chương chiến công” cho chúng tôi có tiền thưởng. Nhưng Cục Tuyên huấn và Tổng cục Chính trị ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 91 của Chính phủ lại không có tiền thưởng, làm cho anh em, đồng chí chúng tôi rất trăn trở”.

Còn ông Đinh Bá Cao (Trưởng Ban tuyên huấn Lữ đoàn 950 Vùng 5 Hải quân, Cựu chiến binh Chiến trường K, hiện đang cư ngụ tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng: “Nghị định là văn bản pháp luật cao nhất của Chính phủ. Chính phủ có Nghị định 91 là Chính phủ không bỏ ai, Đảng và Nhà nước không bỏ ai. Quân nhân hy sinh quá nhiều, mất mát quá lớn ai cũng rõ. Chúng ta nên xem xét lại chính sách khen thưởng cho các cựu chiến binh hiện nay đã phù hợp chưa, có thoả đáng chưa”.

Đến nay, với mong muốn đối tượng người có công với cách mạng trong cả nước được thụ hưởng bình đẳng các chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Minh và các đồng đội của mình tha thiết, mong mỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem lại chế độ khen thưởng cho các cựu chiến binh trên chiến trường năm xưa. Đặc biệt là các cựu chiến binh đã chiến đấu, đã hy sinh, đã cống hiến hết tuổi thanh xuân trên chiến trường Campuchia, Lào, tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa.

Được biết, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam năm 1977-1979 rồi thêm 10 năm sau đó bộ đội tình nguyện Việt Nam đồn trú ở đất Campuchia để truy quét tàn quân Pol Pot bảo vệ chính quyền non trẻ của nước bạn, được các cựu chiến binh gộp chung vào một miền ký ức mang tên “Chiến trường K”.

Cục Tuyên huấn trả lời ông Nguyễn Xuân Minh:

Trong Văn bản số 3640/TH-TĐKT đề ngày 8/9/2021, Cục Tuyên huấn phúc đáp đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Xuân Minh về việc Cục Tuyên huấn và Tổng Cục Chính trị ban hành các văn bản về cá nhân được khen thưởng Huân chương Chiến công thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào và tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa không có tiền thưởng trái với Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2021.

Về việc này Cục Tuyên huấn cho biết, tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 66 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng có quy định rõ. Theo quy định này, các tập thể, cá nhân được khen thưởng Huân chương Chiến công theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng mà thành tích đạt được trong thời kỳ đổi mới được tặng Bằng, Huân chương và tiền thưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.

Đối với các cá nhân được khen thưởng Huân chương Chiến công thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào, tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa (tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định trước khi có Luật thi đua, khen thưởng) là hình thức khen thưởng của Đảng, Nhà nước có ý nghĩa động viên tinh thần, hiện chưa có quy định về tiền thưởng.

Liên quan đến nội dung này Cục Tuyên huấn còn cho biết, ngày 18/9/2020, trong mục trả lời công dân, Báo Chính phủ điện tử đã đăng nội dung trả lời của Bộ Nội vụ: “Trường hợp cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến công thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào là hình thức khen thưởng của Đảng, Nhà nước mang ý nghĩa động viên tinh thần, hiện chưa có quy định về tiền thưởng”.

Thiên Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load