Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 01/11/2024 19:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc / Điều tra

Công trình 8B Lê Trực, Hà Nội sẽ được xử lý ra sao sau chỉ đạo mới của Thủ tướng?

16:35 | 13/12/2019

(Xây dựng) – Từ năm 2015, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý dứt điểm vi phạm tại dự án 8B Lê Trực nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, tuy nhiên, cho đến nay thành phố Hà Nội vẫn chưa xử lý xong. Viện Khoa học công nghệ xây dựng và các chuyên gia đầu ngành cũng đã cảnh báo việc phá dỡ giai đoạn 2 là không thể vì có nguy cơ gây sập đổ toà nhà và rất tốn kém, tuy nhiên chính quyền Hà Nội dường như vẫn chưa dừng tay…

cong trinh 8b le truc ha noi se duoc xu ly ra sao sau chi dao moi cua thu tuong
Viện Khoa học công nghệ xây dựng và các đơn vị tư vấn đã nhiều lần cảnh báo về những nguy hiểm nếu tiếp tục phá dỡ giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực.

Hà Nội xử lý vụ 8B Lê Trực rất chậm

Đây là thực tế được nêu rõ tại Văn bản số 11166/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ. Cũng sau nhiều năm với nhiều văn bản chỉ đạo nhưng Hà Nội chưa xử lý dứt điểm vụ việc 8B Lê Trực, ngày 06/12/2019, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có văn bản yêu cầu UBND thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm, đảm bảo quyền lợi các bên liên quan đối với vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Văn bản số 11166/VPCP-CN về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng dự án 8B Lê Trực nêu rõ: “Việc xử lý vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo (Thông báo số 351/TB-VPCP ngày 2/11/2015 và các Công văn: số 2174/VPCP-KTN ngày 31/3/2016; số 5278/VPCP-KTN ngày 28/6/2016; số 5805/VPCP-KTN ngày 13/7/2016, số 1404/TTg-CN ngày 15/10/2018...), tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội rất chậm trong việc chỉ đạo xử lý, đến nay vẫn tồn tại, kéo dài”.

Do vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu “UBND thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm việc này, bảo đảm kỷ cương, pháp luật, an toàn công trình và quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan”.

Cảnh báo việc phá dỡ không an toàn, Hà Nội vẫn “cố đấm ăn xôi”?

Như Báo điện tử Xây dựng đã thông tin trước đó, liên quan tới việc xử lý giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực, Công ty Cổ phần Hạ tầng Phương Bắc – Tập đoàn Phương Bắc (gọi tắt là Công ty Phương Bắc) là đơn vị thực hiện cắt ngọn giai đoạn 1 (tầng 19 và tầng mái 20) công trình sai phép 8B Lê Trực đã có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội. Theo đơn vị này, phương án phá dỡ giai đoạn 2 là không khả thi vì phá hệ kết cấu dầm treo trên mái tầng 18 thì phải thay bổ sung bằng kết cấu mới là khoan một số cọc khoan nhồi trong tòa nhà, xuyên qua 4 tầng hầm, khi khoan xuống 53m chạm vào sỏi cuội thì phải phá qua đài móng. Đây là việc kỹ thuật về xây dựng không cho phép bởi sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng phá vỡ kết cấu chịu lực của cả tòa nhà.

Nhưng phía chính quyền thành phố Hà Nội dường như không quan tâm và cho rằng: “Việc phá dỡ là đơn giản; Tòa nhà như đống gạch, càng phá đi lại càng nhẹ. Không có chuyện khó khăn về kỹ thuật không làm được, xây được thì phải phá được”?

Trước những cảnh báo nguy hiểm, gây tốn kém của các đơn vị tư vấn, đến tháng 5/2018 – gần 2 năm sau khi hoàn thành phá dỡ giai đoạn 1, UBND thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục mời nhà đầu tư và đại diện Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng IBST tham dự cuộc họp thống nhất giao UBND quận Ba Đình làm chủ đầu tư cho việc tháo dỡ các tầng 17, 18 của công trình.

Tiếp đó, ngày 30/1/2019 UBND quận Ba Đình đã ban hành Quyết định chỉ định thầu gói thầu khảo sát, kiểm định phục vụ thiết kế phá dỡ giai đoạn 2 (tầng 17, 18) của công trình vi phạm. Đồng thời, giao Viện Khoa học công nghệ xây dựng IBST thực hiện.

Sau khi hoàn thành việc khảo sát, kiểm định phục vụ thiết kế phá dỡ giai đoạn 2 của công trình vi phạm. Đại diện Viện Khoa học công nghệ xây dựng Bộ Xây dựng cho biết: Kết cấu tòa nhà phức tạp, phá dỡ sẽ rất tốn kém và phải thường xuyên quan trắc suốt quá trình thi công. Do khó khăn về kết cấu công trình và biện pháp thi công nên đơn vị này đưa ra giải pháp đơn giản hơn đó là xây bịt toàn bộ 2 tầng 17 và 18, không cho chủ đầu tư sử dụng hoặc thành phố Hà Nội quản lý sử dụng phần diện tích này.

Đáng chú ý, sau khi hoàn thành kiểm định, biết được những khó khăn vướng mắc và không đảm bảo về an toàn kết cấu chịu công trình nêu trên, Viện Khoa học công nghệ xây dựng Bộ Xây dựng (IBST) đã xin không tham gia vào quá trình lập Phương án phá dỡ giai đoạn 2.

Ngày 2/8/2019, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng quan tâm chỉ đạo Viện Khoa học công nghệ xây dựng phối hợp với UBND quận Ba Đình, Sở Xây dựng tiếp tục tham gia việc lập Phương án phá dỡ giai đoạn 2 toà nhà 8B Lê Trực.

Bộ Xây dựng sau đó đã có văn bản trả lời Hà Nội, theo đó Bộ cho biết IBST đã khảo sát và có văn bản gửi Hà Nội nói rõ thực trạng phá dỡ không an toàn nên IBST sẽ không tham gia việc lập phương án phá dỡ giai đoạn 2 đối với Toà nhà 8B Lê Trực nữa. Văn bản của Bộ Xây dựng cũng đề nghị Hà Nội nhanh chóng xử lý dứt điểm vụ việc 8B Lê Trực; nếu có khó khăn đề nghị kiến nghị với Thủ tướng.

Theo thống kê, trong 4 năm qua từ 2016 – 2019, đã có tổng cộng 126 văn bản chỉ đạo, báo cáo, đề xuất của UBND quận Ba Đình, Sở Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng, quả bóng trách nhiệm vẫn chỉ được đá qua, đá lại giữa các bên liên quan. Trong khi việc xử lý như nào để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, đồng thời đảm bảo sự an toàn cho công trình thì lại chưa tìm được câu trả lời cụ thể.

Cũng phải nói thêm, mặc dù các đơn vị tư vấn đã chỉ ra nhiều vấn đề khiến cho việc phá dỡ giai đoạn 2 không khả thi, không đảm bảo an toàn và đưa ra những phương án cụ thể, nhưng Hà Nội lại vẫn giữ quan điểm và lên phương án phá dỡ giai đoạn 2 trong năm 2019. Tại sao những người có trách nhiệm của Hà Nội không quan tâm cảnh báo về an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, tính khả thi của việc phá dỡ trước ý kiến của các chuyên gia?

Người đứng đầu thành phố “vô tình” hay “cố tình” khi đang “cố” một việc kỹ thuật không thể làm được. Nếu việc “cố” ấy xảy ra, gây hậu quả thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm về tính mạng, đền bù về tài sản cũng như những tổn thất tinh thần cho nhân dân?

cong trinh 8b le truc ha noi se duoc xu ly ra sao sau chi dao moi cua thu tuong
Văn bản số 11166/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ.

Theo tìm hiểu được biết, mỗi năm Công ty Cổ phần May Lê Trực – Chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực sẽ mất ít nhất 12% (10% chi phí lãi suất và 2% chi phí khác). Bình quân mỗi năm đơn vị này sẽ mất 2 tầng, 5 năm sẽ mất không 10 tầng công trình. Nói như vậy để thấy rằng, việc UBND thành phố Hà Nội chậm trễ trong việc xử lý công trình 8B Lê Trực đã khiến cho không chỉ khách hàng mà còn cả chủ đầu tư phải lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, có nguy cơ vỡ nợ.

Người viết bài báo cho rằng: UBND thành phố Hà Nội, quận Ba Đình sớm có phương án xử lý nhân văn, thấu tình, đạt lý; đảm bảo an toàn công trình, tính mạng và tài sản cho nhân dân cũng như quyền lợi các bên liên quan theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong vụ việc.

Kim Thoa – Thân Nam

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load