Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 11:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Cẩn trọng giảm thuế để bình ổn giá thép

16:11 | 17/05/2021

(Xây dựng) – Đó là ý kiến của Bộ Tài chính trước tình trạng giá thép tăng mạnh, ảnh hưởng lớn đến giá thành các công trình xây dựng. Trong đó, thay vì xem xét giảm thuế với thép nhập khẩu, Bộ Tài chính đề nghị xem xét giảm thuế phòng vệ thương mại đối với phôi thép và các sản phẩm thép xây dựng để giảm giá thành, bình ổn thị trường.

can trong giam thue de binh on gia thep
Giá thép tăng ảnh hưởng lớn đến giá thành công trình xây dựng (Nguồn: Internet).

Từ số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội đã sản xuất khoảng 10,5 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng thép xây dựng tăng 11,4% lên 3,7 triệu tấn. Đây cũng là mặt hàng thép chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Theo thống kê của VSA về giá bán thép xây dựng tại các nhà máy (chưa tính thuế VAT, trừ chiết khấu) trong tháng 5/2021 bình quân khoảng 16,3 – 16,5 triệu đồng/tấn tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể, tăng khoảng 1,2 triệu đồng/tấn so với tháng 4/2021.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, trước việc giá thép, đặc biệt thép xây dựng trong nước tăng cao thời gian gần đây, Bộ Công Thương đã đề nghị Thủ tướng xem xét điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá trên thị trường.

Trước đó, trong tháng 3/2020, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam thêm 3 năm. Giải pháp tự vệ thương mại này nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Mức thuế áp dụng với phôi thép nhập khẩu theo quyết định trên hiện áp dụng là 13,3% tới tháng 3/2022; và 11,3% từ tháng 3/2022 – 3/2023. Với thép xây dựng thành phẩm nhập khẩu hiện áp thuế tự vệ 7,9%, và giảm còn 6,4% cho giai đoạn tháng 3/2022 – 3/2023.

Tương tự, để có giải pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến động giá vật liệu xây dựng và ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các hoạt động đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng, kịp thời cập nhật, điều chỉnh giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, lưu ý tránh bị tác động của các hiện tượng đầu cơ, thổi giá.

Đối với các loại vật liệu chủ yếu, có biến động giá lớn, trường hợp cần thiết, công bố giá vật liệu xây dựng hằng tháng hoặc sớm hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng trên địa bàn.

Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, việc giá thép thành phẩm trên thị trường trong nước thời gian qua tăng cao, đặc biệt với thép xây dựng, chủ yếu do giá nguyên liệu thép trên thế giới tăng mạnh. Tình trạng này do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, trong khi sản xuất thép trong nước phụ thuộc đáng kể vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, cùng với nhu cầu tiêu thụ thép trong nước tăng cao, dẫn tới giá tăng.

Theo Bộ Tài chính, để bình ổn thị trường thép cần phải sử dụng các giải pháp đồng bộ trong ngắn và dài hạn. Trong đó, cần các giải pháp để cân đối cung – cầu, nâng cao năng lực sản xuất thép trong nước, đặc biệt về nguồn cung nguyên liệu.

Đồng thời, có thể xem xét điều chỉnh chính sách thuế tự vệ thương mại đối với phôi thép và các sản phẩm thép xây dựng trong giai đoạn hiện nay (theo quyết định của Bộ Công Thương), để giảm giá phôi thép và thép thành phẩm nhập khẩu.

Về giảm thuế với thép nhập khẩu, Bộ Tài chính cho rằng, cần cân nhắc, tính toán cẩn trọng để vừa góp phần thúc đẩy ngành thép trong nước phát triển bền vững, bình ổn thị trường vừa tuân thủ các nguyên tắc của Luật thuế xuất nhập khẩu.

Cũng theo Bộ Tài chính, thuế với thép nhập khẩu hiện khá thấp theo các cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiện nguyên liệu thép nhập khẩu chỉ áp thuế từ 0 – 3% (tùy loại), phôi thép chỉ chịu thuế 1%. Với thép xây dựng thành phẩm, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, hiện mức thuế từ 15 – 20% (thép hình, thép góc, thép thanh)…

Theo VSA, năm 2021, nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 7 – 10% so với năm 2020. Sản xuất thép của Việt Nam sẽ tiếp tục đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu một phần ra nước ngoài. Để đáp ứng cho sản xuất, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nhiều loại nguyên vật liệu như quặng sắt (khoảng 17 – 20 triệu tấn), thép phế (khoảng 5 – 6 triệu tấn), than mỡ luyện cốc (khoảng 6,5 triệu tấn) và điện cực graphite (khoảng 10.000 tấn) và nhiều loại khác như vật liệu chịu lửa, ferô các loại, phụ tùng thiết bị…

Dự báo năm 2021, thị trường sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, giá cả nguyên vật liệu và thép thành phẩm trên thế giới sẽ có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới trên thị trường toàn cầu và nội địa.

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load