Kỳ II: Phát triển trường học xanh: Gỡ vướng cách nào?
(Xây dựng) - Lợi ích công trình trường học xanh mang lại vô cùng lớn nhưng việc triển khai gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đâu là rào cản và chúng ta cần làm gì để trường học xanh phát triển, giúp thế hệ trẻ tương lai có môi trường, điều kiện học tập tốt nhất?
Hệ thống hành lang pháp lý chưa có chính sách cụ thể ưu tiên, hỗ trợ ưu đãi, khuyến khích xây dựng trường học xanh. |
Triển khai thực tế, trường công lập vướng đủ đường
Chia sẻ câu chuyện thực tiễn, PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên kể: Khi chúng tôi tiếp cận công trình xây dựng trường học công lập ở quận Hoàn Kiếm, trình bày ý tưởng thiết kế, xây dựng công trình theo hướng xanh, chủ đầu tư rất hoan nghênh, hào hứng.
Nhưng khi bắt tay thực hiện, quy trình xây dựng còn nhiều rào cản, nhiều nội dung phải giải quyết hơn công trình thông thường. Vướng mắc ngay từ khâu thiết kế, bởi không có kinh phí cho tư vấn, thiết kế công trình trường học xanh. Xây dựng công trình xanh đòi hỏi tuân thủ các quy trình, nguồn vốn tăng lên, trong khi tiến độ dự án bị thúc ép. Vật liệu xây dựng phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường như vật liệu xanh, vật liệu không nung, xi măng xanh... Nhưng hiện nay, việc chọn vật liệu, chủ đầu tư chủ yếu căn cứ về giá.
“Chủ đầu tư hào hứng nhưng thực tế làm phải bỏ cuộc và rất tiếc trường học đó lại xây dựng theo cách thông thường. Nếu chủ đầu tư không quyết tâm, không giải quyết được khó khăn, vướng mắc, nhất là công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, thì việc xây dựng trường học xanh khó khá thi”, PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên cho biết.
PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên khẳng định: Hệ thống hành lang pháp lý, hiện nay chưa có chính sách cụ thể ưu tiên, hỗ trợ ưu đãi, khuyến khích xây dựng trường học xanh; các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng trường học xanh nằm trong tiêu chuẩn, quy chuẩn chung, cũng giống như công trình xanh khác, không được quan tâm hơn; trong khi giá trị mà công trình trường học xanh mang lại lớn hơn nhiều so với các công trình thông thường.
Theo KTS Hoàng Thúc Hào, nhận thức cộng đồng về trường học xanh còn hạn chế. Do chi phí đầu tư, xây dựng trường học xanh tăng nên thuyết phục chủ đầu tư còn khó khăn; vẫn còn thói quen sử dụng vật liệu truyền thống như gạch nung, tâm lý e ngại cái mới. Việc vận hành công trình xanh đòi hỏi phải có kiến thức, chuyên nghiệp… Đây là những rào cản khiến xây dựng trường học xanh chưa phát triển.
KTS Hoàng Thúc Hào phân tích cụ thể: Để đạt chứng chỉ công trình xanh ở mức cao, suất đầu tư công trình tăng. Với hạng chứng chỉ càng cao, yêu cầu vật liệu thân thiện môi trường, không độc hại. Trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, nên giá thành cao hơn. Chi phí vỏ bao công trình tăng khi sử dụng tường cách nhiệt, tấm chắn nắng, cửa kính, cách nhiệt cho mái. Ngoài ra, cần chi phí cho các hạng mục khác như bể, cống thu, tận dụng nước mưa, nước thải cho hệ thống tưới tiêu; hệ thống năng lượng mặt trời hay hệ thống thu, tận dụng gió thải điều hòa…
Trường Quốc tế Tây Hồ Tây là ví dụ điển hình về nén không gian, trong khu đô thị đắt bậc nhất Hà Nội. |
Vì sao chủ đầu tư tư nhân dễ dàng triển khai?
Tuy nhiên, theo PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên, các chủ đầu tư trường học là tư nhân thì việc quyết định đầu tư dễ dàng hơn bởi họ được tự quyết định nguồn vốn, quy trình không phức tạp như dự án đầu tư từ nguồn ngân sách. Họ đi theo hướng xây dựng trường học xanh, tận dụng và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng...
Nằm trên khu đất méo, giữa khu đô thị đông đúc, chật chội; Trường Sentia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được thiết kế theo hình khối ziczac nhiều lớp lang, từ thấp đến cao, như quá trình trưởng thành, lớn lên của một đứa trẻ. Các giải pháp chắn nắng, thu và tái sử dụng nước mưa, vườn mái chống nóng giảm bức xạ, phù hợp khí hậu nóng ẩm, gió mùa, tăng mật độ xanh được kiến trúc sư bố trí hợp lý, hiệu quả.
TD School được xây dựng bởi những người sở hữu và đang vận hành trường Genesis, với triết lý “Khởi nguyên xanh”. KTS Hoàng Thúc Hào, KTS Nguyễn Xuân Ngọc, KTS Đỗ Minh Đức đã thiết kế ngôi trường với không gian nhiều lớp đóng mở trong ngoài liên hoàn, đón gió tốt, phù hợp khí hậu bản địa. Các lớp học kết hợp hành lang giữa và hành lang bên, xoay quanh lõi thông tầng, cây xanh và sân chơi bố trí từng tầng, gợi mô hình cộng đồng quây quần làng xóm. Hành lang 2 bên tạo lớp lang, bóng đổ, kết hợp lam che nắng, giảm bức xạ nhiệt tác động. Khối đa năng sử dụng gạch đất không nung, thân thiên môi trường. Mái trồng cây xanh giảm bức xạ nhiệt, tăng mật độ xanh khu đất. Giao thông đưa đón được thiết kế 1 chiều. Trục cảnh quan xuyên suốt kết nối các khoảng xanh trước, trong và sau công trình như một công viên thu nhỏ, với nhiều sân chơi.
Thiết kế áp dụng giải pháp kiến trúc thông minh, giảm lượng CO2 thải ra ngoài (chỉ 1,374 tấn CO2/năm) và tiết kiệm điện nước (giảm 60% điện/năm và 40% nước/năm). Thiết kế của công trình TD School được xếp hạng nhất mục “Tòa nhà Carbon thấp và thành phố bền vững” tại Việt Nam năm 2021, do Cơ quan chuyển đổi sinh thái Pháp công bố và nhận được tài trợ chi phí của Chính phủ Pháp để xây dựng công trình xanh.
Thiết kế của công trình được xếp hạng nhất mục “Tòa nhà Carbon thấp và thành phố bền vững” tại Việt Nam. |
Hệ thống lam chắn nắng và hành lang cây xanh tạo lớp vỏ double skin nhiệt đới, giúp giảm ảnh hưởng bức xạ nhiệt. |
Việt Nam cần làm gì để phát triển trường học xanh?
KTS Nguyễn Xuân Ngọc, để phát triển trường học xanh, Nhà nước cần có cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi; có tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng xây dựng trường học xanh; Có chính sách ưu tiên đơn vị cung cấp trang thiết bị, vật liệu xây dựng xanh giá cạnh tranh, tối ưu chi phí. Nâng cao nhận thức của chủ đầu tư; nâng cao nhận thức, nhu cầu xã hội. Nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế, lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế năng lực tốt, từ đó có giải pháp tận dụng, khai thác năng lượng tự nhiên hiệu quả, tối ưu chi phí xây dựng và vận hành. Với những trường học hiện hữu bị xuống cấp, khi cải tạo, xây dựng lại, cần tránh tư duy chắp vá do tài chính hạn hẹp.
Theo KTS Hoàng Thúc Hào, mỗi khu đất, địa điểm đều có đặc trưng vùng miền, vị trí địa lý, khí hậu, bối cảnh văn hóa, xã hội riêng; mỗi trường học có đặc trưng, triết lý giáo dục riêng, đòi hỏi kiến trúc phải có giải pháp thiết kế phù hợp. Nhưng tựu chung, thiết kế, xây dựng trường học xanh cần khai thác cấu trúc không gian tự thân, khai thác hiệu quả năng lượng tự nhiên: Gió, nước, ánh sáng. Nâng cao chất lượng vi khí hậu, sử dụng tốt và hiệu quả kết cấu chắn nắng; các giải pháp công nghệ tái tạo năng lượng. Cá nhân hóa không gian, biến đổi linh hoạt, tạo cảm hứng, phù hợp lứa tuổi và triết lý giáo dục của trường. Sử dụng vật liệu địa phương, thân thiện môi trường. Giải quyết bài toán giao thông đưa đón học sinh, tránh xung đột, ùn tắc. Giảm chi phí bảo trì vận hành công trình...
Trường Sentia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được thiết kế theo hình ziczac, mái trồng nhiều cây xanh. |
Theo KTS Hoàng Thúc Hào, mỗi khu đất đều có đặc trưng vùng miền, vị trí địa lý, khí hậu, bối cảnh văn hóa, xã hội riêng; mỗi trường học có đặc trưng, triết lý giáo dục riêng, đòi hỏi kiến trúc phải có giải pháp thiết kế phù hợp. Nhưng tựu chung, thiết kế, xây dựng trường học xanh, các kiến trúc sư cần khai thác cấu trúc không gian tự thân, khai thác hiệu quả năng lượng tự nhiên: Gió, nước, ánh sáng. Nâng cao chất lượng vi khí hậu, sử dụng tốt và hiệu quả kết cấu chắn nắng; các giải pháp công nghệ tái tạo năng lượng. Sử dụng vật liệu địa phương, thân thiện môi trường. Giải quyết bài toán giao thông đưa đón học sinh, tránh xung đột, ùn tắc; giảm chi phí bảo trì vận hành công trình...
Bài dự thi viết về Công trình xanh Việt Nam năm 2023 do 789club ios phát động. Ban tổ chức cuộc thi không trả nhuận bút các bài dự thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và bản quyền bài viết. |
Vũ Huyền
Theo