Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 08/10/2024 06:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cần hiểu đúng về thông tin sáp nhập quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

15:31 | 02/08/2023

(Xây dựng) – Thông tin quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trong diện phải sáp nhập đang là vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, dư luận và các bên có liên quan cần phải hiểu đúng và có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này.

Cần hiểu đúng về thông tin sáp nhập quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quận Hoàn Kiếm là trái tim của Thủ đô Hà Nội (ảnh minh họa).

Là thông tin dựa trên kết quả rà soát

Trước đó, ngày 31/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các bên cần sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, bao trùm, có lộ trình, bước đi, thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, trọng điểm, có cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải trên cơ sở khoa học và thực tiễn, căn cứ theo các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và các tiêu chí, điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời phải chú trọng cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư…

Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong giai đoạn 2023-2025, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo quy định, Hà Nội có 1 đơn vị hành chính cấp huyện (quận Hoàn Kiếm) và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành hành chính, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp quận phải có diện tích tự nhiên từ 35km2 trở lên, dân số 150.000 người trở lên. Trong hai năm tới, các đơn vị hành chính cấp quận, huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải sáp nhập. Như vậy, quận Hoàn Kiếm của Hà Nội không đạt tiêu chuẩn về diện tích nên thuộc diện cần phải sáp nhập.

Trước thông tin trên, dư luận trở nên xôn xao về việc Thành phố Hà Nội có khả năng sẽ tiến hành sáp nhập quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới. Chia sẻ với báo chí, nhiều người dân bày tỏ quan điểm cho rằng, quận Hoàn Kiếm mang nhiều nét văn hóa, lịch sử truyền thống của Thủ đô, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.

“Tôi thấy không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm với bất kỳ quận, huyện nào lân cận. Dù diện tích không đạt tiêu chuẩn nhưng bề dày về lịch sử, văn hóa, xã hội, du lịch cho đến kinh tế thì không nhỏ. Quận Hoàn Kiếm giữ vai trò đặc biệt trong lịch sử của Thủ đô và cả nước cho nên tên gọi Hoàn Kiếm phải tồn tại”, chị Nguyễn Kim Thành, người dân thuộc quận Hai Bà Trưng chia sẻ.

Theo tìm hiểu, các thông tin sáp nhập quận Hoàn Kiếm mới chỉ là thông tin dựa trên kết quả rà soát và đối chiếu theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đơn vị hành chính. Thành phố Hà Nội hiện chưa có phương án cụ thể để triển khai sáp nhập quận.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia, cá nhân cũng nhận định thêm, nếu xét theo quy định của Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính, cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, phải căn cứ cùng lúc 2 yếu tố về quy mô dân số và diện tích tự nhiên.

Quận Hoàn Kiếm chỉ có 5,29km2 diện tích tự nhiên thì quy mô dân số phải đạt trên 200% mới đạt diện không phải sáp nhập theo các tiêu chí. Cụ thể, nếu diện tích tự nhiên của quận, huyện dưới 70% so với quy định diện tích tối thiểu 35km2 thì thuộc diện phải sáp nhập. Nhưng nếu diện tích không đạt 70% theo quy định, quy mô dân số phải đạt trên 200% so với yêu cầu tối thiểu là 150.000 người. Thế nhưng, việc sáp nhập còn phải tính đến yếu tố đặc thù và truyền thống lịch sử… Như vậy, quận Hoàn Kiếm có thể là một trong số các quận, huyện không phải sáp nhập.

Cần hiểu đúng về thông tin sáp nhập quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quận Hoàn Kiếm là quận nội thành mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử với khu vực phổ cổ.

Nên tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận thẳng thắn vấn đề này, đối với một quận mang đậm nét lịch sử, văn hóa, kinh tế phát triển mạnh mẽ như quận Hoàn Kiếm, vấn đề sáp nhập với quận, huyện khác không phải là vấn đề thật sự cấp thiết.

Bên cạnh đó, nếu xét theo các quy định về tiêu chuẩn của một đơn vị hành chính, rất khó để tăng hay giảm dân số tại quận nội đô đặc biệt này chỉ để đạt tiêu chí đưa ra. Còn về diện tích, nếu sáp nhập thêm để tăng diện tích quận nếu có trong tương lai có thể không chỉ làm công tác quản lý trở nên khó khăn hơn mà còn dễ làm mất giá trị của các quận, huyện sáp nhập vào…

Thực tế, quận Hoàn Kiếm là nơi có mật độ dân số rất đông, các hoạt động kinh tế diễn ra tấp nập, đặc biệt là khu vực phố cổ. Đây cũng là nơi tập trung của rất nhiều hộ kinh doanh, buôn bán, những người dân đã sống lâu đời cùng phổ cổ. Bên cạnh đó còn là những căn nhà cổ giàu tính lịch sử, văn hóa, các tòa chung cư cũ đã tồn tại hàng thập kỷ qua.

Cho đến nay, Thành phố Hà Nội đã liên tiếp đề xuất và triển khai các chủ trương nhằm bảo tồn khu vực phố cổ để giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa. Theo đó, Hà Nội đang cố gắng giảm mật độ dân số tập trung tại quận Hoàn Kiếm, tiến hành giãn dân phố cổ khỏi các khu vực chung cư nguy hiểm; hạn chế xây dựng các công trình nhà cao tầng; có các quy định nghiêm ngặt về cấp phép xây dựng cũng như cải tạo sửa chữa khu vực phố cổ… Tuy nhiên, các công tác này vẫn chưa được thực hiện triệt để, còn vướng mắc, khó khăn.

Theo anh Nguyễn Văn Hoàng, người dân sinh sống tại quận Hoàn Kiếm, thay vì tập trung vào thông tin sáp nhập quận, các bên có liên quan nên tập trung vào vấn đề hiện tại của quận cũng như của thành phố hiện nay.

“Quận Hoàn Kiếm đang tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là việc cải tạo chung cư cũ, đảm bảo cuộc sống của người dân. Dân ở đây tập trung rất đông, diện tích thì nhỏ khiến cuộc sống luôn trong tình trạng chen chúc, chật hẹp. Chính quyền, các chuyên gia phải chủ động triển khai những chủ trương, giải pháp cải thiện môi trường, giao thông, xây dựng… để phát triển quận Hoàn Kiếm và tìm cách đảm bảo cuộc sống cho người dân mới phải”, anh Hoàng nói.

Như vậy, đặt trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập các quận, huyện để phát triển kinh tế - xã hội, các cấp chính quyền cùng với Hà Nội không nên quá chú trọng, đặt nặng vấn đề sáp nhập quận Hoàn Kiếm mà nên tiếp tục hoàn thiện chính sách, chủ trương, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như của Thủ đô. Đồng thời, thành phố cũng cần sớm triển khai những chủ trương đề ra, thực hiện tốt các giải pháp đối với những vấn đề còn tồn đọng xoay quanh quận nội độ đặc biệt quan trọng này.

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Từ ngày 7/10 sẽ tạm dừng lưu thông đoạn đường trên QL51 để tiến hành sửa chữa

    (Xây dựng) - Mới đây, Khu Quản lý đường bộ IV (Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết từ ngày 7/10, sẽ phối hợp với Công ty Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tạm dừng lưu thông một đoạn dài khoảng 700m trên QL51 để tiến hành sửa chữa.

    15:51 | 07/10/2024
  • Tây Ninh: Phê duyệt Dự án chỉnh trang đường Cách mạng tháng Tám gần 400 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã có quyết định phê duyệt Dự án chỉnh trang đường Cách mạng tháng Tám (đoạn từ cầu Quan đến đường Biên Phủ) với tổng mức đầu tư 391.408 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành từ năm 2023 đến 2026.

    15:48 | 07/10/2024
  • An Giang: Giao thông đi trước tạo động lực phát triển

    (Xây dựng) - An Giang là địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với tư duy đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, tỉnh đã nhận diện được những thách thức, hạn chế về cơ sở hạ tầng; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, vốn vay từ các tổ chức, đặc biệt đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn đến thành thị trong bối cảnh nguồn ngân sách rất hạn hẹp. Trong những năm qua, ngành Giao thông vận tải An Giang đã nhiều nỗ lực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển kinh tế -xã hội. Báo điện tử Xây dựng trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết của ThS.KS Ngô Công Thức, Giám đốc Sở Giao thông vận tải An Giang.

    15:24 | 07/10/2024
  • Thành phố Đông Hà (Quảng Trị): Chỉnh trang đô thị chào mừng sự kiện quan trọng

    (Xây dựng) - Hướng tới Lễ đón nhận đạt đô thị loại II và kỷ niệm 15 năm thành lập thành phố (2009 – 2024) được tổ chức vào ngày 14/10, thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đã và đang tiến hành triển khai chỉnh trang đô thị để đón chào sự kiện quan trọng này.

    15:15 | 07/10/2024
  • Hải Lăng (Quảng Trị): Liêu xiêu mấy nhịp cầu dân sinh

    (Xây dựng) – Hàng chục cây cầu dân sinh bắc qua sông, kênh mương trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã bị hư hỏng, xuống cấp theo năm tháng, những nhịp cầu liêu xiêu mất an toàn luôn hiện hữu với người và phương tiện tham gia giao thông.

    15:13 | 07/10/2024
  • 120 tỷ đồng hỗ trợ Quảng Ngãi xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

    (Xây dựng) – Tỉnh Bình Dương hỗ trợ 90 tỷ đồng, Tập đoàn Hoà Phát hỗ trợ 30 tỷ đồng để Quảng Ngãi xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

    15:06 | 07/10/2024
  • Cà Mau: Hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn 3 căn nhà của người dân

    Qua thống kê sơ bộ, vụ cháy thiêu rụi tiệm tạp hóa của bà Trần Hồng Thắm, cơ sở kinh doanh nha khoa của ông Từ Khánh Duy và tiệm thuốc tây của bà Bùi Mỹ Cẩm.

    14:48 | 07/10/2024
  • Thái Nguyên: Đẩy mạnh phát triển đô thị bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển đô thị theo hướng bền vững luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả các địa phương trong cả nước. Để xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vùng Trung du miền núi phía Bắc, Thái Nguyên đặt ra nhiều kế hoạch cụ thể trong phát triển đô thị, trong đó sẽ hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực, thông minh kết nối với khu vực.

    14:38 | 07/10/2024
  • Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng: Từ định hướng đến các giải pháp kiến trúc cho công trình

    (Xây dựng) - “Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng cần từ quy hoạch, kiến trúc, tổ hợp công trình xây dựng, đến những công trình xây dựng đơn lẻ. Đó là, sử dụng hiệu quả năng lượng đi đôi với giảm thiểu sử dụng năng lượng không thể tái tạo; giảm phát thải carbon bằng giải pháp sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, công nghệ xây dựng sạch; thúc đẩy sử dụng bền vững và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên theo tinh thần nương nhờ; tạo được môi trường bên trong và bên ngoài an toàn, tiện nghi, bảo vệ sức khỏe cho con người góp phần bảo tồn phát huy văn hóa bản địa và hội nhập tiên tiến trên tinh thần không hòa tan”.

    11:36 | 07/10/2024
  • Những cống hiến thầm lặng của những người công nhân thoát nước Hải Phòng

    (Xây dựng) - Mỗi khi xuất hiện mưa gió, bão lốc, người người di chuyển tìm nơi trú ẩn thì những người công nhân trong ngành Thoát nước Hải Phòng lại phải bất chấp nguy hiểm lao ra đường ứng trực tại các trạm bơm, cống ngăn triều; vớt rác trên các sông hồ, mương thoát nước; nhặt những chiếc nilong, lá cây, rác thải bị gió, nước mưa cuốn vào các miệng thu thoát nước. Nhiều khi người công nhân còn phải chui vào trong lòng cống để nạo vét gạch đá, bùn đất gây ách tắc dòng chảy để khơi thông cống rãnh... nhằm tăng khả năng tiêu thoát nước, giảm bớt úng ngập và tránh thiệt hại cho người dân.

    11:15 | 07/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load