Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 18:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn DNNN

22:14 | 15/05/2022

(Xây dựng) – Cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không những góp phần tháo gỡ khó khăn trong Ngân sách mà còn góp phần xây dựng thị trường vốn lành mạnh, phong phú hơn. Tuy nhiên, thực tế số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá, thoái vốn chưa đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra.

can day nhanh tien do co phan hoa thoai von dnnn
Ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cổ phần hoá, thoái vốn DNNN phải gắn với cương lĩnh của Đảng và nghị quyết Đại hội.

Cổ phần hoá, thoái vốn không đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra

Đây là thực tế đã được Bộ Tài chính đánh giá và ghi nhận trong năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022. Theo đó, trong năm 2021 mới có 4 doanh nghiệp cổ phần hoá với tổng giá trị doanh nghiệp là 333 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 196 tỷ đồng.

Về thoái vốn, trong năm 2021 đã thoái vốn tại 18 doanh nghiệp với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng, trong đó thoái vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp với giá trị 52,8 tỷ đồng, thu về 85,1 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn tại 14 doanh nghiệp với giá trị 1.612 tỷ đồng, thu về 4.317 tỷ đồng.

Theo tính toán, dù cả giai đoạn 2016 - 2020 cổ phần hóa được 178 doanh nghiệp, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, tuy nhiên chỉ có 37 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa, theo kế hoạch đã được rà soát và điều chỉnh, như vậy vẫn còn 91 doanh nghiệp chưa hoàn thành việc cổ phần hóa. Trong đó, Hà Nội còn 13 doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh còn 38 doanh nghiệp.

Cũng theo Bộ Tài chính, trong 3 tháng đầu năm 2022, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hoá và thoái vốn theo kế hoạch được phê duyệt. Nguồn thu từ cổ phần hoá, thoái vốn nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là trên 1.400 tỷ đồng, không đáp ứng yêu cầu thu 40.000 tỷ đồng từ bán vốn Nhà nước theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021. Trong quý I/2022, nguồn thu từ cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước nộp về Quỹ đạt 229 tỷ đồng.

Lý giải việc cổ phần hoá chậm, không đảm bảo kế hoạch đề ra, Bộ Tài chính đưa ra nhiều nguyên nhân. Theo đó, do tình hình dịch bệnh Covid-19 tác động đến thị trường nên công tác định giá gặp nhiều khó khăn. Tiếp đó là tư tưởng, thái độ người đứng đầu chưa có sự quyết liệt; công tác chuẩn bị cổ phần hoá, thoái vốn chưa cao. Nhiều doanh nghiệp chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hoá, các vướng mắc về tài chính chưa được xử lý dứt điểm…

Đánh giá về những vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá, nhiều chuyên gia cho rằng, hành lang pháp lý về cổ phần hoá cơ bản đã đầy đủ, tuy nhiên thực tế vẫn phát sinh những bất cập trong quá trình định giá giá trị thương hiệu, giá trị tài sản. Đặc biệt là việc xác định giá trị sử dụng đất đưa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá có nhiều bất cập do thị trường đất đai thiếu ổn định, rất khó để tính được lợi thế giá trị quyền sử dụng đất đối với đất doanh nghiệp đang thuê của Nhà nước và cũng khó xác định giá trị quyền sử dụng đất đúng với giá thị trường.

can day nhanh tien do co phan hoa thoai von dnnn
Tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn DNNN chưa đạt như kỳ vọng (Ảnh: TL).

Cần đẩy nhanh tiến độ

Trao đổi với PV Báo điện tử Xây dựng về những giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết: “Cần phải đánh giá lại Nghị quyết Trung ương 3 Khóa 9 về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước một cách toàn diện, vì cổ phần hóa chỉ là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 vẫn quy định rõ kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể dần phải làm chủ đạo. Kinh tế tư nhân và kinh tế FDI là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Nếu như vậy, chúng ta vẫn phải có doanh nghiệp Nhà nước”.

Lý giải việc định giá là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chậm cổ phần hoá, ông Nguyễn Đức Kiên đưa ví dụ trong lĩnh vực xây dựng, chúng ta phải chuyển từ quản lý doanh nghiệp Nhà nước ở trong lĩnh vực xây dựng, từ trước đến nay chúng ta quản lý theo kiểu công ty xây lắp, nhưng chúng ta không có các công ty quản lý vốn để làm chủ những khu đô thị để cho thuê, đảm bảo đời sống của người dân. Đó là nhiệm vụ mà nhà nước phải làm, vì trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp xây dựng, chúng ta hơi đi thiên vào định giá, mà định giá của công ty xây dựng ngoài mấy máy trộn bê tông, máy cẩu thì không còn gì. Đặc biệt, định giá đó còn khấu hao trong quá trình xây dựng, nên định giá đó chỉ xảy ra khi gắn đất vào với doanh nghiệp cổ phần hoá...

“Chúng ta cần có cái nhìn tổng quát, toàn diện và đồng bộ hơn và gắn với cương lĩnh của Đảng và nghị quyết đại hội”, ông Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.

Có thể thấy, đoạn 2016-2020, số lượng cổ phần hóa các doanh nghiệp không đạt được như kỳ vọng. Điều này đặt ra những giải pháp quyết liệt hơn trong những năm tới. Theo đó, để đẩy nhanh tiến đổ cổ phần hoá, thoái vốn DNNN, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021-2025”.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội; Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, có thương hiệu tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế… Đề án kỳ vọng sẽ đẩy nhanh mục tiêu thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn các DNNN mà Đảng và Chính phủ đã đề ra.

Cũng theo quyết định này, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam…

Minh Châu

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh

    (Xây dựng) - Ngày 27/9 tới tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh. Đây là lớp đào tạo thứ ba thuộc chuỗi chương trình gồm 3 lớp được Cục Xúc tiến thương mại thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2024 tại Hà Nội, thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Có thể tham gia một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn trong một dự án

    (Xây dựng) - Đơn vị của ông Nguyễn Trọng Tân (Thành phố Hồ Chí Minh) là nhà thầu đang thực hiện gói thầu thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán cho công trình X (trong đó có thẩm tra các khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, bao gồm gói thầu giám sát thi công xây dựng).

  • Hậu Giang: Chấm dứt hoạt động 2 dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Công văn số 1295/UBND-NCTH về việc chấm dứt hoạt động dự án do Công ty TNHH Thương mại Xây dựng và Đầu tư Thành Thắng làm chủ đầu tư.

  • Aeon Mall Việt Nam sẽ đầu tư trung tâm thương mại tại Bắc Ninh

    (Xây dựng) – Sau Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các buổi tiếp và làm việc với lãnh đạo của một số Tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang đầu tư tại Bắc Ninh. Trong đó, Công ty Aeon Mall Việt Nam (Aeon Mall Việt Nam) đã thông báo về kế hoạch đầu tư mở rộng thêm nhiều trung tâm thương mại mới tại Việt Nam.

  • Bộ Tài chính đang rà soát đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

    Bộ Tài chính đang rà soát, đánh giá tổng thể luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó có nội dung mức giảm trừ gia cảnh để báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung.

  • Bắc Ninh: Khởi công hai dự án trọng điểm với tổng vốn đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo cơ quan Trung ương, tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương thực hiện nghi thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu; Dự án khu nhà ở xã hội thuộc Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Quế Võ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load