Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 20/09/2024 15:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức Hội nghị thường niên của Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN

20:47 | 15/07/2020

(Xây dựng) - Ngày 17/7 tại trụ sở Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà sẽ chủ trì Hội nghị thường niên lần thứ 3 của Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN (ASEAN Smart Cities Network - ASCN), theo hình thức trực tuyến. Hội nghị có sự tham gia của hơn 40 điểm cầu chính là đại diện các quốc gia thành viên, đại diện các đô thị thành viên, Ban thư ký ASEAN và các đối tác ngoài Mạng lưới ASCN.

bo xay dung chu tri to chuc hoi nghi thuong nien cua mang luoi do thi thong minh asean
Năm 2019, ASCN đã thông qua Điều khoản Tham chiếu định hình khung hoạt động chính của Mạng lưới, gồm thúc đẩy các đối thoại giữa các thành viên; Cung cấp các đầu vào chiến lược về sáng kiến đô thị thông minh; Đề xuất giải pháp thực hiện; Chia sẻ các thực tiễn tốt về thúc đẩy đô thị thông minh; Cung cấp mối quan hệ hợp tác với các đối tác để xúc tiến xây dựng đô thị thông minh; Thúc đẩy tiêu chuẩn thành phố thông minh phù hợp đặc điểm địa phương.

Việt Nam là nước Chủ tịch của Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN 2020

Năm 2020, Việt Nam là nước Chủ tịch luân phiên của Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN (ASCN 2020).

Chủ đề xuyên suốt cả năm cho các hoạt động của ASCN 2020 là “Đô thị thông minh – hướng tới cộng đồng, bản sắc và phát triển bền vững vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.

Các hoạt động được tổ chức sẽ hướng tới các mục tiêu: Thúc đẩy sự đa dạng trong sự thống nhất; Thúc đẩy sự tham gia tích cực và hợp tác thống nhất của các thành viên; Thúc đẩy các chương trình nghị sự với các đối tác ngoài khối; Thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân; Duy trì và phát triển các đối thoại của Mạng lưới.

Hội nghị ASCN 2020 sẽ thảo luận và thông qua một số văn kiện. Trên cơ sở những nguyên tắc này, 26 đô thị tham gia trong ASCN sẽ xây dựng cho mình một tầm nhìn trung hạn; lập và triển khai kế hoạch hành động của mỗi năm phù hợp với điều kiện địa phương, đảm bảo phát huy được bản sắc riêng của từng đô thị, từng quốc gia và đóng góp cho bản sắc chung của ASEAN.

Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 lan tràn và chưa thể kiểm soát trên quy mô toàn cầu, Hội nghị ASCN 2020 đã được nước Chủ tịch luân phiên Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của hơn 40 điểm cầu chính là đại diện các quốc gia thành viên và đại diện các đô thị thành viên, Ban thư ký ASEAN và các đối tác ngoài Mạng lưới.

Đây là nỗ lực không chỉ của nước Chủ tịch Việt Nam mà còn là cố gắng chung của toàn Mạng lưới cùng đoàn kết và chủ động thích ứng với những thách thức nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn, chuyển hóa các rủi ro thành cơ hội và hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững thông qua kế hoạch hành động thông minh hơn, thực tiễn hơn và chủ động hơn.

Phát triển đô thị thông minh Việt Nam trong ASCN

Hiện nay, trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có 49% dân số đang sống trong khu vực đô thị. Đến năm 2030, dự kiến sẽ có đến 90 triệu người sống tại các thành phố ASEAN.

Khu vực ASEAN đang đóng góp giá trị quan trọng cho nền kinh tế thế giới. Trong tương lai, các thành phố nhỏ và vừa với dân số từ 200.000 đến 2 triệu người sẽ giúp thúc đẩy 40% tăng trưởng của khu vực.

Mật độ dân số của các thành phố trong 10 quốc gia thành viên của ASCN được nhận định là đang gia tăng một cách chưa từng thấy và vượt qua các khu vực khác của châu Á.

Có thể nói rằng, với sự tăng trưởng nhanh chóng này, khu vực đô thị thuộc ASCN sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quản lý phát triển đô thị, đặc biệt là tại các thành phố lớn như ùn tắc giao thông đô thị, ô nhiễm môi trường, quản lý rác thải, đói nghèo, an ninh xã hội.

Nhằm bắt kịp với xu hướng thế giới và học hỏi những thành công từ các nước khác về phát triển đô thị thông minh trên nền tảng áp dụng thành quả công nghệ của cuộc cách mạng khoa học 4.0, năm 2018, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 32 tại Singapore, sáng kiến về một Mạng lưới đô thị thông minh đã được đề xuất nhằm hỗ trợ Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025.

Theo đó, ASCN đã chính thức được thành lập với mục tiêu xây dựng một nền tảng hợp tác để các đô thị có thể chia sẻ những mục tiêu chung về phát triển đô thị thông minh và hướng đến phát triển bền vững.

Ở giai đoạn đầu, có tổng cộng 26 đô thị thí điểm đã được chọn từ các quốc gia thành viên để hình thành ASCN. Việt Nam có 3 đô thị tham gia ASCN là Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

26 đô thị thí điểm duy trì các mối quan hệ hợp tác với các đối tác ngoài khối (15 đối tác), được kết nối và hỗ trợ bởi những nhà cung cấp giải pháp đến từ khu vực tư nhân và các tổ chức chính sách, thể chế tài chính đa phương.

Mạng lưới đã phát triển một định nghĩa thông minh mang tính bao trùm và mở để phù hợp với bối cảnh phát triển, điều kiện xã hội, bản sắc văn hóa, khả năng ứng dụng cũng như năng lực của từng đô thị.

Việt Nam từ khi tham gia ASCN đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy quá trình đô thị hóa thông minh. Ngày 1/8/2018, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Phát triển đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030”. Theo đó đã xác định 3 nhóm nội hàm ưu tiên bao gồm: Quy hoạch đô thị thông minh; Quản lý đô thị thông minh; Tiện ích đô thị thông minh.

Trên nền tảng cơ sở dữ liệu thông minh và liên thông, hiện nay nhiều đô thị ở Việt Nam, trong đó có Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đã có những thành công bước đầu trong việc cung cấp các tiện ích thông minh trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông, xây dựng, môi trường..., từng bước tối ưu hóa quản lý phát triển đô thị, nâng cao chất lượng sống của cư dân đô thị và tạo cơ hội phát triển con người, không bỏ lại ai phía sau.

Năm 2018, ASCN đã xây dựng và thống nhất được Khung mục tiêu (ASCF) trong toàn Mạng lưới, tạo nền tảng nhận thức quan trọng về mục tiêu phát triển đô thị thông minh. Theo đó, 3 đầu ra chiến lược của Mạng lưới là mức sống cao, nền kinh tế cạnh tranh và môi trường tự nhiên bền vững.

Khung tập trung vào các lĩnh vực gồm sự tham gia của công dân và xã hội, sức khỏe và phúc lợi, an toàn và an ninh, môi trường tự nhiên có chất lượng, cơ sở hạ tầng được xây dựng và công nghiệp và đổi mới.

Để thực hiện được 3 mục tiêu đầu ra trên, 2 nền tảng thúc đẩy là ứng dụng và phát triển hạ tầng kỹ thuật số và nguồn lực tài chính cùng các đối tác.

Năm 2019, ASCN đã thông qua Điều khoản Tham chiếu định hình khung hoạt động chính của Mạng lưới, gồm thúc đẩy các đối thoại giữa các thành viên; Cung cấp các đầu vào chiến lược về sáng kiến đô thị thông minh; Đề xuất giải pháp thực hiện; Chia sẻ các thực tiễn tốt về thúc đẩy đô thị thông minh; Cung cấp mối quan hệ hợp tác với các đối tác để xúc tiến xây dựng đô thị thông minh; Thúc đẩy tiêu chuẩn thành phố thông minh phù hợp đặc điểm địa phương.

Nhiều hoạt động rất ý nghĩa đã được Thái Lan, Chủ tịch ASCN 2019 tổ chức tại Thái Lan và tại các nước đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc.

TS. Phạm Khánh Toàn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load