Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 22:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Lao động

Bổ sung các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại

18:15 | 20/06/2023

(Xây dựng) – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Danh mục ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Bổ sung các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại
Nhóm ngành kiến trúc và xây dựng gồm các nghề: Kỹ thuật xây dựng; xây dựng cầu đường; xây dựng cầu đường bộ; cốp pha – giàn giáo; cốt thép – hàn; mộc xây dựng và trang trí nội thất… (ảnh minh họa).

"Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng" mới được ban hành nhằm cập nhật, bổ sung những ngành, nghề học có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thực tế đào tạo mới phát sinh.

Theo đó, ở trình độ trung cấp, các nhóm ngành nghề được xếp vào nặng nhọc, độc hại như: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, bao gồm các nghề: Công nghệ kỹ thuật xây dựng; công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng; xây dựng công trình thủy; lắp đặt giàn khoan; xây dựng công trình thủy điện; xây dựng công trình mỏ; kỹ thuật xây dựng mỏ.

Ở nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí gồm: Công nghệ kỹ thuật cơ khí; công nghệ kỹ thuật ôtô; công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển; công nghệ chế tạo máy; công nghệ chế tạo vỏ tàu thuỷ; công nghệ ôtô; công nghệ hàn…

Nhóm ngành kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật gồm các nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí; gia công và lắp dựng kết cấu thép; gia công lắp ráp hệ thống ống tàu thủy; cắt gọt kim loại; sửa chữa máy tàu thuỷ; sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò; sửa chữa máy thi công xây dựng; bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ giới hạng nặng; vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt…

Nhóm ngành kiến trúc và xây dựng gồm các nghề: Kỹ thuật xây dựng; xây dựng cầu đường; xây dựng cầu đường bộ; cốp pha – giàn giáo; cốt thép – hàn; mộc xây dựng và trang trí nội thất…

Nhóm ngành kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, bao gồm các nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; điện công nghiệp và dân dụng; điện tàu thủy; vận hành nhà máy thủy điện; lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên; quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên; quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống…

Ở trình độ cao đẳng, một số nhóm ngành thuộc danh mục nặng nhọc độc hại là kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường, gồm các nghề như: Luyện gang; luyện thép; luyện kim màu; xử lý chất thải công nghiệp…

Nhóm ngành dịch vụ vận tải gồm: Điều khiển phương tiện thủy nội địa; điều khiển tàu biển; bảo đảm an toàn hàng hải; vận hành khai thác máy tàu…

Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa gồm các nghề: Trắc địa công trình; khảo sát địa hình; khảo sát địa chất; Khoan thăm dò địa chất…

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng mới được ban hành nhằm mục đích cập nhật, bổ sung những ngành, nghề học có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà trong thực tế đào tạo mới phát sinh; hoặc những công việc của ngành, nghề trong quá trình học tập, thực hành, thực tập liên quan và chịu ảnh hưởng bởi các yêu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Qua đó tạo điều kiện để người học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước khi học tập và giảng dạy những ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

Tiêu chí xác định ngành, nghề học là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được dựa trên sự kế thừa việc xây dựng và thực hiện Thông tư số 36/2017/TTBLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp trình độ cao đẳng và trên cơ sở tổng kết, nghiên cứu thực tiễn, đề xuất từ các bộ, ngành, địa phương.

Theo đó, một ngành, nghề học được coi là ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi có thời gian thực hành, thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo có liên quan đến các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chiếm trên 50% so với tổng thời lượng của chương trình đào tạo của ngành, nghề đó.

Việc xác định công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong chương trình đào tạo căn cứ vào quy định tại Thông tư 11/2020/TTBLĐTBXH Ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Thông tư số 05 có hiệu lực kể từ ngày 30/7/2023, áp dụng đối với các khóa học tuyển sinh và tổ chức đào tạo từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành.

Thông tư này thay thế Thông tư số 36/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Theo đó, việc thực hiện quy định trong giáo dục nghề nghiệp đối với người học ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các khóa tuyển sinh và tổ chức đào tạo trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 36 cho đến khi kết thúc khóa học.

Huyền Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất bố trí cán bộ Công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp có từ 1.000 lao động

    (Xây dựng) – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất ở những doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên cần bố trí cán bộ Công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương. Việc cơ cấu cán bộ Công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp có đông công nhân do Công đoàn quản lý, trả lương đảm bảo tiếng nói độc lập, mạnh mẽ của cán bộ Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.

  • Dịch chuyển lao động, lượng lớn lao động từ Đồng Nai trở về các khu công nghiệp ở quê nhà

    (Xây dựng) - Từ sau thời điểm dịch Covid-19 đến nay đã xảy sự dịch chuyển thị trường lao động mạnh, một lượng lớn lao động với khoảng 50.000 - 60.000 người đã rời Đồng Nai để trở về làm việc tại các khu công nghiệp ở miền Trung, miền Bắc, Tây Nguyên…

  • Bài 3: Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, hạt nhân tiên phong các phong trào thi đua

    (Xây dựng) - Qua 70 năm xây dựng, trưởng thành và trải qua nhiều gian khó, các thế hệ đoàn viên, công nhân viên chức lao động ngành Xây dựng Hà Nội từ những công cụ cầm tay thô sơ, bằng sự chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm chủ máy móc, công nghệ, đổi mới phương thức hoạt động, Công đoàn đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra. Qua đó, tạo ra những dấu ấn tích cực, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại.

  • Thành lập Nghiệp đoàn Thợ xây Hà Nội

    (Xây dựng) - Vừa qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn Thợ xây Hà Nội. Đây là mô hình mới về tổ chức Công đoàn cơ sở, được thành lập đầu tiên thuộc ngành Xây dựng Hà Nội theo quy định của Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII.

  • Hình thức trả lương được ghi trong hợp đồng lao động

    (Xây dựng) – Trường hợp người lao động làm việc theo thời gian hoặc theo sản phẩm mà đi làm vào ngày nghỉ lễ, Tết thì được trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 55, Điều 57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

  • Chuẩn bị các chương trình đưa người lao động về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ

    (Xây dựng) - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tổ chức Chương trình “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” và “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025", tặng vé tàu, vé máy bay đưa đoàn viên, người lao động về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load