Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 03:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bình Phước: “Trải thảm” mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao

21:42 | 21/08/2023

(Xây dựng) - Tỉnh Bình Phước hiện có 366 công ty đang hoạt động tại các khu kinh tế, các cụm và khu công nghiệp, Đề án “Phát triển công nghiệp công nghệ cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030” thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao với nhiều ưu đãi về giải phóng mặt bằng, hạ tầng thiết yếu, thủ tục pháp lý và an ninh trật tự để các nhà đầu tư yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh.

Bình Phước: “Trải thảm” mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao
Áp dụng công nghệ cao hệ 9 cửa của Nanopix (CHLB Đức) trong khâu bắn màu phân loại hạt điều nhân trắng tại Bình Phước.

Theo ghi nhận, tỉnh Bình Phước hiện có 15 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có 13 khu công nghiệp với diện tích 6.065ha, đang thu hút đầu tư với tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 68%. Theo quy hoạch tỉnh đã được các Bộ, ngành Trung ương thẩm định. Đến năm 2030, tổng diện tích đất khu công nghiệp của tỉnh Bình Phước vào khoảng 10.000ha; trong đó có Khu công nghiệp Đông Nam Đồng Phú với diện tích 4.200ha, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Phước hiện còn quỹ đất dồi dào, phần lớn là đất công tiện lợi cho việc xây dựng phát triển các khu kinh tế và khu công nghiệp. Tỉnh Bình Phước xác định, phát triển công nghiệp công nghệ cao là giải pháp quan trọng phát huy tiềm năng, lợi thế, đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững. Với định hướng đó, Bình Phước xác định phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Từ đó, Bình Phước thực hiện chính sách “đi tắt, đón đầu” chọn lọc và tiếp nhận các làn sóng dịch chuyển đầu tư, phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững, giá trị gia tăng cao và khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Để phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao có hiệu quả tốt nhất, tỉnh Bình Phước đã ban hành Đề án “Phát triển công nghiệp công nghệ cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”. Theo đó, đến năm 2025, Bình Phước sẽ từng bước hình thành một số cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh như sản xuất phần mềm, tích hợp hệ thống, sản xuất các thiết bị công nghệ thông tin... Đồng thời, thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến thuộc một số lĩnh vực vào hoạt động sản xuất công nghệ sinh học như: Ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường, bảo quản thực phẩm... và công nghệ vật liệu mới như ứng dụng vật liệu nano trong nông nghiệp, xử lý môi trường.

Đến năm 2030, phát triển ngành công nghệ thông tin trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Phước; ứng dụng công nghệ sinh học rộng rãi trong các ngành như nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, thực phẩm. Đồng thời, hình thành một số ngành thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế tạo và tự động hóa, điện tử, năng lượng, vật liệu mới...

Bình Phước: “Trải thảm” mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao
Tỉnh Bình Phước xác định công nghiệp công nghệ cao là giải pháp quan trọng để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong tình hình mới.

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước cho biết, để đạt các mục tiêu nêu trên, Bình Phước ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu, công nghệ hiện đại trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghiệp chế tạo và tự động hóa, công nghiệp điện tử, công nghiệp năng lượng, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao. Tỉnh cũng ưu tiên thu hút các viện nghiên cứu, trường đại học, các tập đoàn công nghệ… đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cùng bàn về lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Phước cho biết, hiện có một số doanh nghiệp đã liên hệ để đầu tư vào lĩnh vực ép dầu vỏ hạt điều chế biến nhựa sinh học, chế biến viên nén gỗ nhiệt lượng cao từ công nghệ Đức; dệt nhuộm tiết kiệm nhiên liệu và các nhóm hàng về nước với công nghệ Italia. Đặc biệt là đang thu hút đầu tư sản xuất vỏ bánh xe cao su để tối ưu hóa nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên đang có sẵn tại tỉnh Bình Phước.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Bình Phước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả, đồng bộ các cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư doanh nghiệp công nghệ như chính sách về tín dụng đầu tư, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất… nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư FDI trong các lĩnh vực then chốt.

Yphong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Mong muốn Samsung E&A quan tâm đầu tư các dự án cấp nước sạch và xử lý nước thải

    (Xây dựng) – Ngày 18/9, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp, làm việc với Đoàn công tác của Công ty TNHH Samsung E&A Việt Nam do ông Kang Hansu, Trưởng đại diện Samsung E&A Việt Nam làm Trưởng đoàn.

  • Bình Dương: Tập trung toàn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Với cam kết luôn lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp để phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã có nhiều hành động cụ thể giúp doanh nghiệp nắm bắt, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời chung tay cùng doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

  • Bộ Công Thương: Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”

    (Xây dựng) - Nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP 3), chiều 18/9 tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

  • Bài 3: Điều kiện cần và điều kiện đủ

    (Xây dựng) - Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, việc xây dựng và dần hoàn thiện thể chế đã tạo lực đẩy cần thiết cho cỗ xe phát triển xanh của Việt Nam, tuy nhiên, đó mới là điều kiện cần để tạo nguồn lực cho “cỗ xe” tín dụng xanh bước vào vạch xuất phát, nhưng để cỗ xe đó tăng tốc, tín dụng xanh mới là điều kiện đủ để cụ thể hoá những cam kết của Việt Nam trong các vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

  • Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024 sắp diễn ra

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA) kết hợp với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo giới thiệu Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam VIBE 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 2 - 5/10 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), quy tụ hơn 150 doanh nghiệp tham gia.

  • Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa tỉnh Thái Bình và Kyushu, Nhật Bản

    (Xây dựng) - Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Kinh tế Quốc tế Kyushu, Liên đoàn Kinh tế Kyushu (Nhật Bản). Lãnh đạo tỉnh bày tỏ mong muốn sau buổi làm việc này, hai bên sẽ có sự hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load