Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 03/10/2024 15:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Bình Giang (Hải Dương): Dự án xây cầu vừa khởi công đã bị tạm dừng, trách nhiệm chính quyền ở đâu?

11:48 | 03/08/2024

(Xây dựng) – Dự án cầu vượt sông Bắc Hưng Hải, thị trấn Kẻ Sặt (huyện Bình Giang) với tổng vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng, khi những nhát xẻng khởi công chưa ráo nước đã bị tạm dừng bởi sự phản đối trong uất ức, cùng cực của người dân. Phải chăng, cả quá trình nghiên cứu đầu tư, tư vấn thiết kế, khảo sát trước đó của các cơ quan hữu quan chỉ như một “trò hề”?

Bình Giang (Hải Dương): Dự án xây cầu vừa khởi công đã bị tạm dừng, trách nhiệm chính quyền ở đâu?
Vị trí dự kiến xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải, nối khu 5 sang khu 4 thị trấn Kẻ Sặt.

Khi lòng dân chưa thuận

Vừa qua, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của người dân tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương liên quan đến những bất cập trong việc thực hiện đầu tư xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải. Theo phản ánh của người dân: “Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và đóng góp của nhân dân, trên địa bàn thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang được đầu tư xây dựng công trình cầu vượt sông Bắc Hưng Hải. Tuy nhiên, những lợi ích cho nhân dân chưa thấy đâu thì một số cán bộ tại địa phương đang có dấu hiệu làm sai quy định Nhà nước”.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải đã được HĐND huyện Bình Giang quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 90/NQ-HĐND ngày 24/7/2023.

Ngày 27/9/2023, UBND huyện Bình Giang ban hành Quyết định 2171/QĐ-UBND phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải. Theo đó, dự án thuộc nhóm C, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Giang làm chủ đầu tư; nhà thầu khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi là Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng công trình Thăng Long.

Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 18 (LICOGI 18) làm đơn vị thi công; đơn vị tư vấn giám sát là Công ty TNHH Đỉnh Long. Kế hoạch đề ra, dự án được khởi công từ ngày 27/12/2023.

Theo thiết kế, cầu vượt sông Bắc Hưng Hải có điểm đầu giao cắt với đường trục nội bộ nhà thờ Thánh Phêrô Đồng Xá (khu 5, thị trấn Kẻ Sặt); điểm cuối giao với đường Quang Trung, thị trấn Kẻ Sặt (khu 4, thị trấn Kẻ Sặt); tổng chiều dài tuyến và cầu vượt sông là 193,6m; chiều dài cầu là 89,5m; chiều rộng là 4m. Tổng mức đầu tư dự án hơn 39,6 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 27,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khi nhà thầu rục rịch đưa máy móc vào thi công, dự án đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của hàng trăm người sân sinh sống tại khu 4, thị trấn Kẻ Sặt.

Ông Cao Xuân Sơn (người dân khu 4, thị trấn Kẻ Sặt) cho biết: Thị trấn Kẻ Sặt là đất kinh doanh dịch vụ, có chợ Sặt tồn tại hàng trăm năm, là nơi giao thương buôn bán của người dân địa phương và các tỉnh lân cận. Theo đó, đường Quang Trung là một trong những tuyến phố huyết mạch của chợ Sặt, tập trung nhiều hộ kinh doanh và người dân đi lại. Với thiết kế cầu vượt sông Bắc Hưng Hải như hiện nay, nếu hoàn thành thì cây cầu này sẽ chiếm gần hết con phố Quang Trung và ảnh hưởng đến lối đi, sinh kế của hàng trăm hộ dân tại đây.

Cũng theo ông Sơn, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tuy nhiên, người dân lại không được biết về việc khảo sát, thiết kế cầu vượt sông Bắc Hưng Hải. Chỉ khi nhà thầu bắt đầu thi công thì người dân tại đây mới được biết.

Bình Giang (Hải Dương): Dự án xây cầu vừa khởi công đã bị tạm dừng, trách nhiệm chính quyền ở đâu?
Bà Trần Thị Luyến bức xúc khi nói về thiết kế bất hợp lý của dự án cầu vượt sông Bắc Hưng Hải.

Bà Trần Thị Luyến (người dân khu 4, thị trấn Kẻ Sặt) chia sẻ, mấy chục năm nay, người dân đều mong mỏi có một cây cầu dân sinh, phục vụ con em đi học, người dân khu 5 thị trấn Kẻ Sặt đi chợ, nhưng không phải ở vị trí này. Nếu như làm cầu, mỗi bên đường Quang Trung chỉ còn khoảng trên dưới 1m, hai xe máy đi tránh nhau còn khó, không hiểu khi cháy nổ, xe chữa cháy vào kiểu gì(?). Thậm chí, theo thiết kế trụ cầu lại đặt chính giữa ngã ba đường Quang Trung và Giải Phóng, rất bất hợp lý.

“Mới đây, một cột điện trong khu vực này bị cháy, nếu làm cầu như thiết kế, xe cứu hỏa không vào được thì mọi thứ cháy rụi, đến lúc đấy ai chịu trách nhiệm” – Bà Luyến dẫn chứng.

Bà Luyến nhấn mạnh nhiều lần, người dân khu 4 không hề biết đến việc triển khai dự án, chỉ khi người dân thấy công nhân đến đào xới thi công bên phía đầu khu 5, thì mới ngã ngửa là huyện cho triển khai dự cầu vượt sông Bắc Hưng Hải. “Khi người dân ý kiến, thì chính quyền mới mời cộng đồng cư dân lên Nhà văn hóa huyện họp để lấy ý kiến. Trong khi mọi người vẫn đang trao đổi trên Nhà văn hóa huyện, một vài công nhân đã đến đào khoét, cắm biển thông báo thi công, mang tính chất thông báo, đối phó nhưng bị người dân yêu cầu dừng lại”, bà Luyến thuật lại.

Bình Giang (Hải Dương): Dự án xây cầu vừa khởi công đã bị tạm dừng, trách nhiệm chính quyền ở đâu?
Biển thông tin dự án đã được cắm tại vị trí đầu cầu (khu 5 thị trấn Kẻ Sặt).

Trong khi đó, ông Vũ Hoàng Sơn (người dân khác tại khu 4) cũng khẳng định, người dân không phản đối việc làm cầu, nhưng xây cầu với thiết kế như vậy rất không hợp lý nên chúng tôi không đồng tình. Mục đích ban đầu của việc xây cầu là nâng cao đời sống dân sinh, nhưng nếu cứ theo thiết kế này thì đang đi ngược lại mục tiêu. Nếu như xây cầu xong mà lòng đường mỗi bên còn hơn một mét thì dân không sống được, mọi sinh hoạt bị đảo lộn.

Khi vấp phải sự phản đối quyết liệt nêu trên, tới ngày 26/4/2024, UBND huyện Bình Giang đã có Văn bản số 281/UBND-VP về việc tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt. Theo đó, giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện phối hợp với UBND thị trấn Kẻ Sặt khảo sát, nghiên cứu lấy ý kiến nhân dân, báo cáo UBND huyện phương án tiếp tục xây dựng.

Bên lề những phản ánh về cây cầu, nhiều người dân còn đặt nghi vấn, lãnh đạo UBND và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Giang thực hiện dự án này đằng sau ý nghĩa dân sinh cao đẹp là nhiều vấn đề khác. Trong đó, có việc thực hiện các thủ tục phê duyệt dự án, tổ chức đấu thầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp “sân sau” trúng thầu. Đồng thời, người dân cho rằng, dù dự án mới triển khai thi công và đã tạm dừng nhưng chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu số tiền khoảng 8 tỷ đồng, gây lãng phí ngân sách, vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân…

Phương án “chết yểu”, chính quyền nói gì?

Để làm rõ những nội dung phản ánh của người dân, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã liên hệ làm việc với UBND huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Trao đổi với phóng viên, ông Đào Đình Hoàng, Phó Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện Bình Giang cho biết, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải đã được HĐND huyện Bình Giang thông qua chủ trương đầu tư và được UBND huyện giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư, chịu trách nhiệm thực hiện việc lập, trình thẩm định phê duyệt báo cáo khả thi, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thi công.

Bình Giang (Hải Dương): Dự án xây cầu vừa khởi công đã bị tạm dừng, trách nhiệm chính quyền ở đâu?
Hiện trạng tại tuyến đường Quang Trung, khu 4 thị trấn Kẻ Sặt.

Về kiến nghị của người dân trong việc khảo sát, xin ý kiến cộng động dân cư, ông Hoàng khẳng định, theo quy định, chỉ khi lập quy hoạch mới phải xin ý kiến của cộng đồng dân cư. Còn việc lập dự án đầu tư thì chỉ đánh giá tác động khi thực hiện dự án. Tuy nhiên, khi UBND huyện giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện khảo sát, lập hồ sơ thiết kế thì có tổ chức hội nghị dân cư vào tháng 8/2023, trước khi trình thẩm định phê duyệt. Vì thế, việc người dân phản ánh không hề biết đến dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải là không đúng.

Khi phóng viên yêu cầu được tiếp cận biên bản Hội nghị cư dân, ông Hoàng chỉ cung cấp được Giấy mời dự họp số 77/GM-UBND của UBND huyện Bình Giang ngày 01/8/2023 do Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Hữu Tuấn ký ban hành. Theo như nội dung Giấy mời, buổi họp được tiến hành vào ngày 03/08/2023 tại Nhà Văn hóa trung tâm huyện Bình Giang. Thành phần tham dự gồm có lãnh đạo huyện Bình Giang, chủ đầu tư, lãnh đạo thị trấn Kẻ Sặt, đại diện chi bộ, trưởng khu 3, khu 4, khu 5 và các hộ gia đình sống xung quanh dự án.

Vẫn theo ông Hoàng, thời gian qua, UBND huyện Bình Giang cũng đã nhận được nhiều đơn thư phản ánh của người dân về sự ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, kinh doanh của bà con ở khu vực này. Vị này khẳng định, việc thi công xây dựng cầu ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động kinh doanh của bà con. Trên cơ sở đó, UBND huyện đã có báo cáo với UBND tỉnh về việc tạm dừng thi công để tiến hành khảo sát, đánh giá lại tác động, giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện nghiên cứu phương án điều chỉnh thiết kế trên cơ sở thống nhất và lấy ý kiến của bà con nhân dân, sau đó sẽ trình UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt. Như vậy, phương án ban đầu sau bao ngày nghiên cứu, khảo sát, tư vấn của rất nhiều đơn vị liên quan đã bị “chết yểu”, không khác gì một “trò hề”?

Bình Giang (Hải Dương): Dự án xây cầu vừa khởi công đã bị tạm dừng, trách nhiệm chính quyền ở đâu?
Người dân chợ Sặt bức xúc căng băng rôn đề nghị được đối thoại với chủ đầu tư. (Ảnh: Người dân cung cấp)

Thông tin tới phóng viên về phản ánh việc lối dẫn lên cầu vượt sông Bắc Hưng Hải chiếm gần hết tuyến đường Quang Trung, cản trở lối đi của người dân trong đường Giải Phóng, ông Hoàng cho biết, hiện trạng mặt đường Quang Trung có chiều rộng khoảng 7m, còn theo thiết kế cây cầu có chiều rộng 4m, vậy đường Quang Trung sẽ còn thừa khoảng 1,5m mỗi bên và còn tiếp tục xén vỉa hè để mở rộng thêm, đảm bảo đủ một làn xe cơ giới cho mỗi bên, chứ không phải còn 0,7m – 1m như người dân phản ánh.

“Chúng tôi cũng đã tính các phương án, không chỉ đảm bảo đời sống cho người dân mà còn đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó, việc xây dựng cầu là tính tới lợi ích chung của cộng đồng dân cư, chứ không phải là lợi ích của một số nhỏ người dân” – ông Hoàng khẳng định.

Đối với nghi vấn chính quyền địa phương “móc ngoặc”, tạo điều kiện cho doanh nghiệp “sân sau” trúng thầu, ông Hoàng khẳng định, đây chỉ là phản ánh vô căn cứ, không đúng sự thật. Việc thực hiện mời thầu, phê duyệt trúng thầu đều được thực hiện công khai, đúng quy định của pháp luật.

Riêng về chi tiết, phản ánh việc chủ đầu tư đã thanh toán tiền cho đơn vị thi công, ông Hoàng cho biết, theo quy định, khi ký hợp đồng thì đơn vị thi công được phép tạm ứng tiền thi công theo thương thảo hợp đồng và hạn mức tạm ứng không quá 30% giá trị hợp đồng. Cụ thể, chi phí xây dựng của dự án này hơn 27,1 tỷ đồng (trong tổng mức đầu tư 39,6 tỷ đồng), vì vậy, việc nhà thầu thi công tạm ứng 8 tỷ vẫn đảm bảo trong hạn mức tạm ứng.

Tại buổi làm việc, ông Hoàng cũng cho biết, hiện nay UBND huyện Bình Giang đang yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện sẽ sớm có phương án điều chỉnh, tránh ảnh hưởng tối đa đến việc sinh hoạt, kinh doanh của người dân. Sau đó, UBND huyện phê duyệt và sẽ tiến hành họp công khai, lấy ý kiến cộng đồng dân cư.

Như vậy, có thể thấy, với một dự án là niềm mong mỏi của hàng trăm hộ dân suốt nhiều năm qua, mới chỉ nhen nhóm triển khai đã sớm bị dập tắt bởi lòng dân chưa thuận. Vài tháng trôi qua, dù dự án đã bị tạm đình chỉ thi công, nhưng sự bức xúc, uất ức của nhân dân vẫn chưa nguôi.

Ở đây, chỉ với một dự án nhóm C, chính quyền và người đứng đầu là ông Trương Mạnh Long, Chủ tịch UBND huyện Bình Giang đã tạm chưa vượt qua được “cửa ải” lòng dân. Rồi đây, ở những dự án lớn hơn, người dân thị trấn Kẻ Sặt nói riêng, huyện Bình Giang nói chung liệu có còn động lực để đặt niềm tin hay không?.

Tiến Hào – Kế Toại

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load