Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 24/09/2024 10:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Bình Giang (Hải Dương): Cơ sở tái chế nhựa ô nhiễm ở xã nông thôn mới kiểu mẫu

20:19 | 09/06/2023

(Xây dựng) – Các cơ sở tái chế nhựa tại thôn Bùi Xá, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang (Hải Dương) hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường nhiều năm nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Bình Giang (Hải Dương): Cơ sở tái chế nhựa ô nhiễm ở xã nông thôn mới kiểu mẫu
Nhựa phế thải chất đống trong cơ sở của ông Bùi Ngọc Hậu.

Từ lâu, trên địa bàn xã Nhân Quyền - xã nông thôn kiểu mẫu của huyện Bình Giang (Hải Dương) tồn tại hai xưởng tái chế nhựa gây ô nhiễm môi trường, đó là cơ sở của các ông Vũ Văn Phương và Bùi Văn Hậu đều ở thôn Bùi Xá.

Một người dân ở thôn Bùi Xá, xã Nhân Quyền cho biết, người dân trong thôn đã từng kiến nghị với thôn, xã nhưng đều không được giải quyết. Do chủ cơ sở là người ở địa phương nên người dân có phần nể nang, không dám công khai chỉ trích, chỉ mong sao các hộ sản xuất kinh doanh có ý thức bảo vệ môi trường. “Xã Nhân Quyền đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, vì thế cán bộ chính quyền phải có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Nhưng không hiểu sao, hai cơ sở tái chế nhựa đã tồn tại nhiều năm không những không bị đình chỉ mà ngày càng phát triển”, người dân bức xúc cho biết.

Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã trực tiếp quan sát tại các cơ sở tái chế này. Thực tế cho thấy, những phản ánh của người dân là có cơ sở. Nhựa phế thải được chất thành từng đống, hạt nhựa vương vãi khắp nơi, mùi hôi thối bốc lên khủng khiếp, nước rửa nhựa màu đen kịt được xả thẳng xuống kênh tưới tiêu.

Tháng 3/2023, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có buổi làm việc với UBND xã Nhân Quyền và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Giang.

Ông Nguyễn Văn Nhự, Chủ tịch UBND xã Nhân Quyền cho biết, UBND xã đã nắm rõ hoạt động trái phép của 2 cơ sở tái chế nhựa trên địa bàn. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương lại không cung cấp được bất kỳ văn bản nào liên quan đến việc xử lý 2 cơ sở này. Theo vị Chủ tịch UBND xã Nhân Quyền, các cơ sở nhựa hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường theo phản ánh của người dân là đúng. Cơ sở của ông Phương hoạt động trên đất của gia đình vượt lập, còn cơ sở của ông Hậu xây dựng và hoạt động trên đất bờ kênh, thuê của UBND xã để trồng cây lâu năm. Ông Nhự cho biết sẽ chỉ đạo phòng chuyên môn kiểm tra lại hồ sơ xem đã xử lý hai cơ sở này chưa, bởi ông không nhớ.

Ông Vũ Kim Sơn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường Bình Giang khẳng định, phòng chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào của UBND xã Nhân Quyền về việc có hai cơ sở tái chế nhựa trái phép, hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Qua phản ánh của phóng viên, phòng sẽ yêu cầu UBND xã Nhân Quyền báo cáo, gửi các văn bản xử lý của xã liên quan đến 2 cơ sở này. “Chúng tôi sẽ đề nghị một số đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra, đình chỉ ngay hoạt động sản xuất nếu hai cơ sở này vi phạm về đất đai và gây ô nhiễm môi trường. Sau khi có kết quả kiểm tra và báo cáo của UBND xã Nhân Quyền, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ cung cấp thông tin cho báo chí”, ông Vũ Kim Sơn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Giang cho biết.

Bình Giang (Hải Dương): Cơ sở tái chế nhựa ô nhiễm ở xã nông thôn mới kiểu mẫu
Bình Giang (Hải Dương): Cơ sở tái chế nhựa ô nhiễm ở xã nông thôn mới kiểu mẫu
Cơ sở tái chế nhựa ô nhiễm môi trường của ông Vũ Văn Phương.

Tuy nhiên, đến đầu tháng 6/2023, hai cơ sở nhựa của các ông Vũ Văn Phương và Bùi Văn Hậu ở thôn Bùi Xá vẫn hoạt động bình thường. Ông Vũ Kim Sơn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Giang cho biết: “Qua thông tin của báo chí, phòng đã yêu cầu UBND xã Nhân Quyền kiểm tra, báo cáo. Hiện xã đã gửi 2 quyết định xử phạt các cơ sở này. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng đã phối hợp với Công an huyện Bình Giang kiểm tra và đang lập hồ sơ để ra quyết định xử phạt. Phản ánh của cơ quan báo chí về 2 cơ sở tái chế nhựa hoạt động trái phép là đúng. Phòng đã yêu cầu các cơ sở dừng ngay việc sản xuất, thu gom, di chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị sản xuất. Mặc dù vậy, đến nay 2 cơ sở vẫn đang hoạt động. Phòng sẽ đề nghị UBND xã Nhân Quyền giám sát, theo dõi và kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm tiếp thì sẽ xem xét xử lý trách nhiệm của chính quyền địa phương”.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Giang đã cung cấp 2 quyết định xử phạt của UBND xã Nhân Quyền. Quyết định số 01/QĐ-XPHC ngày 21/1/2023 xử phạt hành chính về đất đai - môi trường hộ ông Vũ Văn Phương, thôn Bùi Xá số tiền 1.000.000 đồng (một triệu đồng); Quyết định số 02/QĐ-XPHC ngày 12/2/2023 xử phạt hành chính về đất đai – môi trường hộ ông Bùi Ngọc Hậu, thôn Bùi Xá, số tiền 1.000.000 (một triệu đồng).

Hiện nay, hai cơ sở nhựa vẫn tiếp tục hoạt động dù bị yêu cầu dừng hoạt động. UBND xã Nhân Quyền dù đã có quyết định xử phạt nhưng lại không báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, chỉ khi cơ quan chuyên môn yêu cầu mới cung cấp. Dư luận đặt câu hỏi, có hay không việc bao che của chính quyền xã khi ra quyết định xử phạt theo kiểu cho có?

Lã Vọng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 2: Vụ sụt trượt ở Khu công nghiệp Nhân Cơ - Đắk Nông: Tổ kiểm tra từng cảnh báo sụt lún đến các nhà thầu thi công

    (Xây dựng) - Trước khi xảy ra sụt lún lần đầu tiên tại dự án Gói thầu số 02XL san lấp và gia cố mái taluy lô nhà máy luyện nhôm thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ - tỉnh Đắk Nông xảy ra vào tháng 8/2018, Tổ kiểm tra 142 đã từng có những kiểm tra và kiến nghị, cảnh báo liên quan đến chất lượng thi công và năng lực của các nhà thầu đối với gói thầu này.

  • Điện Biên “vạch mặt” nhà thầu Thành Đạt gian dối hồ sơ dự thầu

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ thương mại Thành Đạt (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) vừa bị Sở Công Thương tỉnh Điện Biên đánh trượt hồ sơ khi tham giá gói thầu tại địa phương này. Lý do là nhà thầu này bị phát hiện kê khai hợp đồng nguyên tắc và nhân sự không trung thực.

  • Bài 1: Doanh nghiệp “4 không” làm dự án gần nghìn tỷ ở Đắk Nông

    (Xây dựng) - Liên doanh Công ty CP Tư vấn Đầu tư xây dựng và thương mại Dương Đạt Gia Lai, Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn và Công ty CP Tư vấn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi là các nhà thầu được chỉ định thi công Gói thầu 02XL san lấp và gia cố mái ta luy lô nhà máy luyện nhôm san nền và bảo vệ mái dốc với giá trị hợp đồng là 408 tỷ đồng. Gói thầu thuộc dự án Dự án cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân cơ, tỉnh Đắk Nông. Đây cũng là gói thầu bị sụt trượt 5 lần gây hậu quả nghiêm trọng và Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố vụ án.

  • Thừa Thiên – Huế: Khi nào xử lý công trình xây dựng trái phép ở dự án Nhà máy Kanglongda Huế giai đoạn 2?

    (Xây dựng) - Hàng loạt công trình, nhà xưởng… xây dựng trái phép tại dự án Nhà máy Kanglongda Huế (đóng ở Khu công nghiệp Phong Điền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) đã bị lập biên bản, xử phạt. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan chức năng ở Thừa Thiên – Huế vẫn chưa xử lý nghiêm, hay đang “làm ngơ” để doanh nghiệp ngang nhiên vi phạm?

  • Phổ Yên (Thái Nguyên): Cần sớm xử lý nghiêm việc xây dựng cây cầu trái phép bắc qua sông Công

    (Xây dựng) – Dư luận Thái Nguyên đang đặt câu hỏi, tại sao gần 10 năm nay, một cây cầu xây dựng không phép, tiềm ẩn nhiều nguy nhiều cơ mất an toàn, bắc qua sông Công, nối xóm Đầm Mương (thành phố Phổ Yên) với tổ dân phố Kè (thành phố Sông Công) vẫn ngang nhiên tồn tại, bất chấp dư luận và chỉ đạo của chính quyền.

  • Khánh Hòa: Đất từ hồ chứa nước Am Chúa mang đi san lấp khắp nơi

    (Xây dựng) – Khi dự án nạo vét lòng hồ chứa nước Am Chúa được triển khai, lượng đất khổng lồ từ lòng hồ Am Chúa được vận chuyển ra ngoài, san lấp khắp nơi trên địa bàn huyện Diên Khánh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load