Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 09:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Bình Dương: Thêm 2 phường, Bến Cát đủ điều kiện trở thành đô thị loại II

19:09 | 28/11/2023

(Xây dựng) - HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết số 43/NQ-HĐND tán thành chủ trương thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát. Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa X thông qua bằng hình thức phiếu lấy ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh, thay thế Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh và có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2023.

Bình Dương: Thêm 2 phường, Bến Cát đủ điều kiện trở thành đô thị loại II
Thị xã Bến Cát sẵn sàng các điều kiện và đạt tiêu chí của đô thị loại II.

Trước đó, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bình Dương tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa X (kỳ họp thường lệ giữa năm 2022). Tại cuộc họp, thông qua báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương. Ban Pháp chế nhận thấy việc thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành phố Bến Cát phù hợp các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt. Qua xem xét, đối chiếu quy định pháp luật, xã An Điền và An Tây đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thành lập phường thuộc thị xã được quy định tại Điều 8, Nghị quyết 1211/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 2 xã đều đạt 4/4 tiêu chuẩn.

HĐND tỉnh Bình Dương đã tán thành chủ trương thành lập phường An Điền, phường An Tây và thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương. Theo đó, phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát được thành lập trên cơ sở chuyển đổi nguyên trạng diện tích, địa giới hành chính, dân số của xã An Điền, xã An Tây thuộc thị xã Bến Cát; thành lập thành phố Bến Cát trên cơ sở chuyển đổi nguyên trạng diện tích, địa giới hành chính, dân số của thị xã Bến Cát.

Với việc thành lập phường An Điền, phường An Tây sẽ tạo tiền đề pháp lý để chuyển đổi mô hình quản lý Nhà nước trên địa bàn xã, từ chính quyền địa phương ở nông thôn sang chính quyền địa phương ở đô thị. Việc thành lập phường An Điền và phương An Tây đảm bảo phù hợp với điều kiện công nghiệp phát triển và đô thị hóa; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của thị xã Bến Cát. Từ những quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn, Ban nhận thấy việc thành lập 2 phường An Điền, An Tây, thị xã Bến Cát và thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương là phù hợp và cần thiết. Qua đó phát huy các tiềm năng, lợi thế trên địa bàn để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Như vậy, sau khi thành lập, thành phố Bến Cát có 8 đơn vị hành chính cấp xã gồm 7 phường: Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa, An Điền, An Tây và xã Phú An.

Bình Dương: Thêm 2 phường, Bến Cát đủ điều kiện trở thành đô thị loại II
Hạ tầng giao thông của thị xã Bến Cát được đầu tư xây dựng, kết nối liên vùng thuận lợi.

Đối với việc thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương, năm 2018, thị xã Bến Cát được công nhận là đô thị loại III. Đến nay, thị xã Bến Cát đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực: Kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại và đồng bộ; an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành lập thành phố Bến Cát là điều kiện cần để Bến Cát đạt đô thị loại II (2021 -2025) như Nghị quyết tại Đại hội đại biểu thị xã Bến Cát lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã thông qua.

Đối chiếu các tiêu chuẩn thành lập thành phố thuộc tỉnh được quy định tại Điều 5, Nghị quyết 1211/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhận thấy thị xã Bến Cát đạt các tiêu chí về quy mô dân số; diện tích tự nhiên; số đơn vị hành chính trực thuộc; tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã; phân loại đô thị; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Việc thành lập thành phố Bến Cát trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng đô thị hiện tại của thị xã, không làm tăng đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và biên chế có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của địa phương, góp phần xây dựng Bến Cát thành đô thị văn minh, sạch đẹp, thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Yphong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load