Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 03:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bình Định: Phát huy giá trị văn hóa lịch sử và du lịch di tích chùa Ông Nhiêu

08:14 | 21/03/2024

(Xây dựng) – Chùa Ông Nhiêu là một công trình kiến trúc độc đáo gần 200 năm tuổi, gắn liền với sự hình thành và phát triển của phố thị Quy Nhơn. Chùa sẽ được tôn tạo, sửa chữa để phục vụ công tác khai thác giá trị văn hóa lịch sử và công năng di tích phục vụ phát triển du lịch.

Bình Định: Phát huy giá trị văn hóa lịch sử và du lịch di tích chùa Ông Nhiêu
Chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh) tại số 253 đường Bạch Đằng, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn.

Trên cơ sở đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao và UBND thành phố Quy Nhơn về việc cải tạo, sửa chữa chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương cải tạo, sửa chữa di tích chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh).

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đồng ý giao UBND thành phố Quy Nhơn thực hiện điều chỉnh, bổ sung thiết kế tổng mặt bằng quy hoạch tu bổ di tích chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh). Sau khi quy hoạch thiết kế tổng mặt bằng điều chỉnh, bổ sung được cấp thẩm quyền chấp thuận, UBND thành phố Quy Nhơn phối hợp với các ngành liên quan và đơn vị tư vấn khẩn trương lập, hoàn thiện thủ tục hồ sơ, công khai nội dung dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh) để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, các nhà khoa học và triển khai các bước theo quy định.

Bình Định: Phát huy giá trị văn hóa lịch sử và du lịch di tích chùa Ông Nhiêu
Chùa Ông Nhiêu là một công trình kiến trúc độc đáo gần 200 năm tuổi.

Chùa Ông Nhiêu (hay còn có tên gọi là đền Quan Thánh) tại địa chỉ số 253 đường Bạch Đằng, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn được tạo lập từ năm 1837 trở về trước (theo bia công đức còn lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định, với sự đóng góp xây dựng của cộng đồng người Việt là chủ yếu chiếm trên 90% kinh phí, còn lại là cộng đồng người Hoa).

Khi tạo lập ban đầu có tên là “Miếu Quan Thánh Đế Quân”, vì vậy chùa còn có tên gọi là đền Quan Thánh hay miếu Quan Thánh. Tương truyền Ông Nhiêu là người đầu tiên đứng ra kêu gọi, vận động tạo lập chùa và trông coi chùa, nên sau khi chùa được hình hành, người dân lấy tên ông đặt tên cho ngôi chùa là chùa Ông Nhiêu.

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo gần 200 năm tuổi, gắn liền với sự hình thành và phát triển của phố thị Quy Nhơn và gắn liền với tín ngưỡng, văn hóa dân gian, thể hiện ước vọng của người dân với những điều tốt đẹp, có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch văn hóa, tâm linh theo định hướng của tỉnh Bình Định, qua đó hình thành điểm đến cho du khách muốn tìm hiểu văn hóa dân gian, tín ngưỡng, kiến trúc đô thị cổ Quy Nhơn. Bên cạnh giá trị văn hóa, tín ngưỡng, chùa Ông Nhiêu còn có giá trị nghiên cứu về mặt lịch sử đối với sự hình thành và phát triển của đô thị Quy Nhơn.

Bình Định: Phát huy giá trị văn hóa lịch sử và du lịch di tích chùa Ông Nhiêu
Trải qua lịch sử, khuôn viên chùa bị thu hẹp và mất các công trình phụ trợ.

Trong lịch sử, chùa có ít nhất 4 lần tu sửa (khoảng năm 1847, 1960, 2008 - 2011, 2016 - 2019). Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, hiện tại di tích chùa Ông Nhiêu có một số hạng mục hư hỏng xuống cấp, bởi vậy nhu cầu tu bổ, tôn tạo chùa Ông Nhiêu để phát huy giá trị văn hóa lịch sử và phát triển du lịch là cần thiết.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn Nguyễn Phương Nam chia sẻ: Theo hồ sơ di tích và khảo cứu của các nhà nghiên cứu, khuôn viên chùa Ông Nhiêu khi tạo lập ban đầu có diện tích rất lớn tiếp giáp với 4 tuyến đường Bạch Đằng, Trần Cao Vân, Lê Lợi, Duy Tân, với công trình chính là nhà cổng và chánh điện, cùng với các công trình phụ trợ khác. Trải qua quá trình lịch sử, khuôn viên chùa bị thu hẹp và mất các công trình phụ trợ (chỉ còn công trình gốc là nhà cổng và chánh điện còn tồn tại đến ngày nay). Do đó, việc thực hiện phát huy giá trị văn hóa lịch sử di tích và khai thác phục vụ phát triển du lịch gặp một số khó khăn do thiếu các công trình phụ trợ phục vụ du khách đến quan tham, chiêm bái.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn Nguyễn Phương Nam cho biết: Chùa Ông Nhiêu tu bổ, cải tạo theo nguyên tắc: Đối với di tích gốc (nhà cổng, chánh điện), không tác động ảnh hưởng nhiều, chỉ thực hiện sửa chữa nhỏ và tu bổ theo nguyên trạng phần ngói bị bể thấm dột và phủ lại lớp sơn trong và ngoài nhà chùa chính thấm ố mất mỹ quan. Điều chỉnh, bổ sung một số công trình phụ trợ bên ngoài di tích gốc (không ảnh hưởng đến di tích gốc) để phục vụ công tác khai thác giá trị văn hóa lịch sử và công năng di tích phục vụ phát triển du lịch.

Bình Định: Phát huy giá trị văn hóa lịch sử và du lịch di tích chùa Ông Nhiêu
Tôn tạo, sửa chữa chùa Ông Nhiêu để khai thác giá trị văn hóa lịch sử và công năng di tích phục vụ phát triển du lịch.

Ông Nguyễn Phương Nam thông tin: Chùa sẽ được tu bổ, tôn tạo xây dựng lại cổng chính là cổng tam quan (điều chỉnh vị trí đúng trục thần đạo), dịch chuyển trạm điện trước chùa sang vị trí mới (vị trí hiện nay nằm gần giữa chùa sau khi tỉnh quy hoạch mở rộng chùa). Xây dựng mới bia di tích, lầu chuông, lầu trống, điện vọng, nhà sắp lễ kết hợp thủ nhang và điểm cho khách nghỉ chân chờ vào cúng viếng, khu bếp phục vụ đồ cúng của chùa (không phục vụ nấu ăn hàng ngày), nhà cộng đồng - thụ trai. Lát lại đá một số vị trí đá lát sân hiện trạng bị hư hỏng, xuống cấp. Trồng thêm một số cây xanh, cảnh quan để tạo không gian sân vườn để đảm bảo mỹ quan tổng thể.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 sẽ diễn ra tại Hải Phòng

    (Xây dựng) – Đêm Bán kết (14/9) và Chung kết (21/9) Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 sẽ được tổ chức tại thành phố Hải Phòng.

    11:10 | 04/09/2024
  • Trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế” trên vùng đất võ Bình Định

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt” năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức, tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn đã diễn ra chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”.

    09:04 | 03/09/2024
  • Lễ khánh thành Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng tại Sở Chỉ huy Quân khu 7, với tổng diện tích khuôn viên 2.150 mét vuông. Tượng Bác Hồ được đúc bằng đồng đỏ nguyên chất cao 7,9 mét; trọng lượng gần 15 tấn.

    18:33 | 02/09/2024
  • Hành trình về miền di sản Bắc Ninh dịp Quốc khánh 2/9

    (Xây dựng) – Nhân dịp Quốc khánh 2/9, nhiều người đã chọn rời xa thành phố xô bồ để về Bắc Ninh - vùng đất di sản yên bình gần Hà Nội, khám phá nét đẹp văn hóa độc đáo và tận hưởng những giây phút thư thái.

    14:18 | 02/09/2024
  • Bình Định: Tổ chức Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung

    (Xây dựng) – Sáng 1/9 (nhằm ngày 29/7 âm lịch), tại Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung nhân kỷ niệm 232 năm Ngày mất của ông (1792 - 2024).

    20:23 | 01/09/2024
  • Kéo co bằng tre Hữu Chấp: Di sản văn hóa thế giới giữa lòng Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Lễ hội kéo co bằng tre Hữu Chấp - một nét văn hóa độc đáo của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, cầu mong mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để cộng đồng gắn kết và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống quý báu thông qua việc sử dụng cây tre làm dây kéo - biểu tượng của làng quê Việt Nam.

    15:55 | 01/09/2024
  • Hạ Long: Tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, 30 năm Ngày vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần đầu là Di sản thiên nhiên thế giới… thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024.

    15:31 | 01/09/2024
  • Dinh thự gần 20.000m2 từng là nơi ở của 53 đời chúa đảo

    Dinh Chúa Đảo mang kiến trúc truyền thống của Pháp, bên trong vẫn giữ được nhiều hiện vật ngày xưa như các bộ bàn ghế, giường, kệ,...

    08:59 | 01/09/2024
  • Hải Phòng: Triển lãm hình ảnh, tư liệu “79 năm vang mãi hào khí Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9”

    (Xây dựng) - Từ ngày 29/8 đến ngày 7/9, Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh thành phố Hải Phòng tổ chức Triển lãm một số hình ảnh, tư liệu “79 năm vang mãi hào khí Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9” nhân Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9.

    20:41 | 31/08/2024
  • Những di tích đặc biệt ngay giữa lòng Hà Nội

    “Hà Nội 36 phố phường” với vẻ đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại đã gieo lại nỗi nhớ nhung trong trái tim biết bao du khách. Cùng với quá trình đô thị hóa không ngừng diễn ra, ngay trong lòng Thủ đô vẫn còn đó nhiều di tích cổ xưa như những ngôi chùa, đền,... thu hút nhiều khách trong và ngoài nước ghé thăm.

    10:23 | 31/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load