Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 20/09/2024 07:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Bình Định: Người lính già hơn 20 năm đi tìm hài cốt đồng đội

22:32 | 27/07/2023

(Xây dựng) - Với tâm nguyện “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, cựu chiến binh Nguyễn Đăng Khoa, ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, sau khi phục viên trở lại địa phương với cuộc sống đời thường đã miệt mài hơn 20 năm đi tìm hài cốt liệt sĩ và được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc phối hợp tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Bình Định: Người lính già hơn 20 năm đi tìm hài cốt đồng đội
Cựu chiến binh Nguyễn Đăng Khoa, ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn.

Cựu chiến binh già đi tìm đồng đội

Mặc dù đã đặt lịch hẹn từ trước, nhưng chúng tôi phải chờ cựu chiến binh Nguyễn Đăng Khoa mất nhiều giờ đồng hồ, bởi ông đang gặp gỡ một gia đình liệt sĩ ở trong tỉnh Bình Phước ra tận Bình Định để tìm lại thân nhân của họ đang nằm tại Nghĩa trang liệt sĩ Bình Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn.

Những trường hợp thân nhân liệt sĩ tìm đến ông Nguyễn Đăng Khoa để nhờ hỗ trợ tìm mộ liệt sĩ như thế này là việc thường xuyên, vì ông là niềm hy vọng mà họ có thể tìm lại người thân của mình sau nhiều năm ly biệt.

Năm 1982, cựu chiến binh Nguyễn Đăng Khoa tham gia chiến trường Campuchia thuộc Sư đoàn 307, chiến đấu tại tỉnh Preah Vihear giáp biên giới Thái Lan. Tháng 5/1985, ông được phục viên trở về địa phương. Từ năm 2005 đến nay, ông làm Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Tây Giang, huyện Tây Sơn.

Nhiều năm qua, ông Nguyễn Đăng Khoa luôn thao thức, day dứt về những người đồng đội nằm lại nơi chiến trường xưa để bảo vệ đất nước, nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt.

Bình Định: Người lính già hơn 20 năm đi tìm hài cốt đồng đội
Ông Nguyễn Đăng Khoa được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong viếc phối hợp tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Khi được hỏi cơ duyên nào đưa ông Nguyễn Đăng Khoa đến với việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, ông nhẹ nhàng bộc bạch: Là vì trách nhiệm, trách nhiệm của một người lính với đồng đội của mình, trách nhiệm của người lính với những người đã hy sinh để bảo vệ quê hương đất nước. Mình từng có những ngày tháng sát cánh cùng đồng đội để chiến đấu chống Pol Pot ở chiến trường Campuchia. Những năm tháng đó có lúc hào hùng, có cả những thương đau. Mình may mắn trở về quê nhà, còn các anh em khác ở lại đất bạn mãi mãi, khiến mình rất đau đớn nặng lòng.

Ộng Nguyễn Đăng Khoa tiếp lời: Có người nói tôi gàn dở khi tự mình gom góp tiền bạc để làm công việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, nhưng tôi vẫn lặng lẽ kết nối, lặng lẽ đi tìm mộ liệt sĩ. Bởi hơn ai hết, tôi từng là người lính, tôi hiểu những mất mát mà thân nhân liệt sĩ đang chịu đựng. Cứ thế, hành trình tìm kiếm mộ liệt sĩ của tôi ngày càng dài ra.

Đưa đồng đội trở về đất mẹ

Cựu chiến binh Nguyễn Đăng Khoa bắt đầu công việc phối hợp tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ từ năm 2002, lúc đó ông làm Chi hội trưởng cựu chiến binh thôn Thượng Giang, rồi làm Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Tây Giang, huyện Tây Sơn.

Ông Nguyễn Đăng Khoa nhớ lại, lúc bắt đầu đi tìm hài cốt liệt sĩ thì không được nhiều người ủng hộ, kể cả người thân trong gia đình, vì họ cho rằng ông “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Tuy vậy, khi nhận được thông tin từ người dân, từ đồng đội, ông lập tức lên đường cùng với đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của địa phương.

Bình Định: Người lính già hơn 20 năm đi tìm hài cốt đồng đội
Người lính già Nguyễn Đăng Khoa hơn 20 năm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội.

Đến nay, sau hơn 20 năm làm công việc này, ông Nguyễn Đăng Khoa không nhớ mình tìm được bao nhiêu hài cốt liệt sĩ và kết nối được bao nhiêu gia đình thân nhân liệt sĩ, ông tâm sự: Mỗi lần mình tìm được hài cốt liệt sĩ là cảm thấy vui lắm. Có những lúc mình đi đào bới cả ngày trời mà không tìm thấy gì, thấy tội cho người thân của liệt sĩ, mình chạnh lòng lắm. Trong hàng trăm chuyến đi, không phải lần nào cũng tìm được hài cốt liệt sĩ, có những lần trở về trắng tay. Thế nhưng tôi không cho phép mình dừng lại và trong muôn vàn chuyến đi, mỗi chuyến đi là một kỷ niệm.

Khi nghe tin có gia đình liệt sĩ về địa phương để tìm kiếm hài cốt liệt sĩ hay thông tin về mộ liệt sĩ thì ông Nguyễn Đăng Khoa đều đến liên hệ ngay, bất kể ngày mưa hay nắng. Bởi vậy, có những đợt ông và tổ tìm kiếm xác định đúng vị trí nhiều mộ liệt sĩ để cơ quan chức năng quy tập với quy mô lớn như ở gò Dúi Dùi (thôn Tả Giang 1, xã Tây Giang), gò Me (thôn Trung Sơn, xã Tây Thuận). Trong những cuộc tìm kiếm của mình, người lính già giúp đưa 5 hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 968 về tỉnh Bình Phước an táng.

Bình Định: Người lính già hơn 20 năm đi tìm hài cốt đồng đội
Cựu chiến binh Nguyễn Đăng Khoa tâm nguyện sẽ đưa các đồng đội trở về đất mẹ.

Điều trăn trở nhất của cựu chiến binh Nguyễn Đăng Khoa hiện nay là còn 18 ngôi mộ liệt sĩ của Sư đoàn 968, Sư đoàn 3 Sao Vàng chưa biết tên. Trong những năm qua, ông phối hợp cùng nhiều đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ và thử qua nhiều cách nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Cựu chiến binh Nguyễn Đăng Khoa tâm tư: Đây là điều mình cảm thấy trăn trở nhất, nên đang tích cực phối hợp với tổ tình nguyện tìm kiếm hài cốt của cựu chiến binh Vũ Đình Luật (nguyên cán bộ Sư đoàn 968) tìm kiếm thông tin, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ để kết nối với gia đình thân nhân, đưa các anh trở về đất mẹ quê hương.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load