Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 04/10/2024 08:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Bình Định: Chủ đầu tư không chi trả bồi thường, dự án đi vào “bế tắc”

11:16 | 11/05/2024

(Xây dựng) – Chủ đầu tư chây ì, không chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các hộ dân khiến việc thi công Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, đoạn qua địa bàn huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) gặp bế tắc.

Bình Định: Chủ đầu tư không chi trả bồi thường, dự án đi vào “bế tắc”
Chủ đầu tư chưa chuyển tiền đền bù, giải phóng mặt bằng khiến nhiều hạng mục thi công dang dở.

Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (dự án nâng cấp QL19) do Ban Quản lý dự án 2 (thuộc Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 6/2024. Vậy nhưng đến nay, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) tại một số đoạn thuộc địa phận huyện Tây Sơn vẫn chưa hoàn tất. Mặc dù lãnh đạo huyện Tây Sơn liên tục gửi đề nghị yêu cầu Ban quản lý dự án 2 khẩn trương bổ sung kinh phí bồi thường, GPMB để địa phương chi trả cho hộ dân bị ảnh hưởng với số tiền 50 tỷ đồng, nhưng đến nay phía chủ đầu tư vẫn không thực hiện yêu cầu khiến việc thi công gặp nhiều khó khăn, bế tắc.

Ngày 9/5, ông Đỗ Thành Long - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Tây Sơn cho hay, đã nhiều lần đơn vị gửi văn bản đề nghị Ban quản lý dự án 2 chuyển tiền để đơn vị thực hiện chi trả bồi thường GPMB, nhưng đến nay Ban quản lý dự án 2 vẫn chưa thực hiện.

Theo ông Long, hiện nay dự án gặp rất nhiều vướng mắc, trong đó việc thi công lu nền đường gây nứt nhà dân nhất là đoạn dưới cầu Ba La, công tác xác định thiệt hại về tài sản vật kiến trúc của các hộ dân bị ảnh hưởng trước và sau khi thi công còn rất chậm, đến nay chủ đầu tư và đơn vị thi công không thực hiện, một số hộ dân bức xúc đã cản trở không cho thi công. Trong khi đó, chủ đầu tư, đơn vị thi công vẫn chưa gửi kế hoạch thi công chi tiết để địa phương được biết và chủ động bố trí, có phương án bảo vệ thi công ở những vị trí đã thực hiện GPMB sạch. Hiện còn 03 trụ điện tại vị trí phía dưới cầu Ba La chưa thể di dời được do vị trí di dời mới nằm trong phạm vi nhà của dân, do chủ đầu tư chưa chuyển tiền bồi thường cho các hộ dân ở khu vực này.

Bình Định: Chủ đầu tư không chi trả bồi thường, dự án đi vào “bế tắc”
Tiến độ triển khai thực hiện dự án chậm làm đảo lộn cuộc sống người dân.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Tây Sơn cũng đã nêu các phương án còn lại của dự án như: Phương án đền bù, hỗ trợ thêm 20% giá đất ở cho 7 hộ dân giải toả trắng trên cầu Ba La; phương án hỗ trợ các hộ dân Cầu Bàu Sen; 8 hộ dân trên cầu Ba La và 20 hộ dân dưới cầu Ba La và 1 phương án thiết kế bổ sung với tổng số tiền 50 tỷ đồng. Đồng thời yêu cầu chậm nhất đến ngày 15/5/2024, Ban quản lý dự án 2 phải hoàn tất số tiền này nếu không đơn vị sẽ báo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Trao đổi với PV Báo điện tử Xây dựng, ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn cho biết: Huyện đã hoàn thành xong các phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân, tuy nhiên còn phụ thuộc vào tiền từ Ban quản lý dự án 2. Huyện cũng đã 4 lần gửi văn bản đôn đốc Ban quản lý Dự án 2 cung cấp tiền nhưng đến nay vẫn có chưa phản hồi. Đồng thời, huyện cũng đã yêu cầu đơn vị thi công đề nghị đơn vị bảo hiểm về khẩn trương đánh giá hiện trạng nứt nhà dân trong quá trình thực hiện dự án.

Bình Định: Chủ đầu tư không chi trả bồi thường, dự án đi vào “bế tắc”
Đã nhiều năm nay, người dân sống dọc tuyến QL 19 đoạn qua địa bàn xã Tây Giang, huyện Tây Sơn phải sống trong cảnh “cửa đóng, then cài” vì bụi bặm trong quá trình thi công dự án.

Trước đó, PV Báo điện tử Xây dựng cũng đã có bài viết “Bình Định: Người dân “khốn khổ” vì dự án”, phản ánh việc thi công Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, đoạn qua địa bàn huyện Tây Sơn thực hiện quá chậm, làm rung lắc, nứt nhà dân, bụi bặm, nhếch nhác... khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn, gây bức xúc trong nhân dân.

Thiết nghĩ, việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông là một việc làm mang tính cấp thiết trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mang đến diện mạo đô thị tốt hơn cho địa phương và nâng cao đời sống người dân được thụ hưởng dự án. Tuy nhiên, việc triển khai dự án nên nhanh, gọn, khoa học để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống, đi lại của người dân.

Thu Loan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load