Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 01:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Lao động

Bảo hiểm người lao động trên công trường 100 triệu đồng/người/vụ

11:42 | 23/08/2022

(Xây dựng) - Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ.

bao hiem nguoi lao dong tren cong truong 100 trieu dongnguoivu
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Đây là quy định tại Thông tư 50/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.

Thông tư nêu rõ, đối tượng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ.

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định.

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.

Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.

Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường khi người lao động thực hiện công việc thi công trên công trường.

Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị tối đa 6 tháng lương

Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:

Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 06 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.

Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá 100 triệu đồng/người/vụ.

Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng/người/vụ.

Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/10/2022.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất bố trí cán bộ Công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp có từ 1.000 lao động

    (Xây dựng) – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất ở những doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên cần bố trí cán bộ Công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương. Việc cơ cấu cán bộ Công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp có đông công nhân do Công đoàn quản lý, trả lương đảm bảo tiếng nói độc lập, mạnh mẽ của cán bộ Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.

  • Dịch chuyển lao động, lượng lớn lao động từ Đồng Nai trở về các khu công nghiệp ở quê nhà

    (Xây dựng) - Từ sau thời điểm dịch Covid-19 đến nay đã xảy sự dịch chuyển thị trường lao động mạnh, một lượng lớn lao động với khoảng 50.000 - 60.000 người đã rời Đồng Nai để trở về làm việc tại các khu công nghiệp ở miền Trung, miền Bắc, Tây Nguyên…

  • Bài 3: Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, hạt nhân tiên phong các phong trào thi đua

    (Xây dựng) - Qua 70 năm xây dựng, trưởng thành và trải qua nhiều gian khó, các thế hệ đoàn viên, công nhân viên chức lao động ngành Xây dựng Hà Nội từ những công cụ cầm tay thô sơ, bằng sự chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm chủ máy móc, công nghệ, đổi mới phương thức hoạt động, Công đoàn đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra. Qua đó, tạo ra những dấu ấn tích cực, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại.

  • Thành lập Nghiệp đoàn Thợ xây Hà Nội

    (Xây dựng) - Vừa qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn Thợ xây Hà Nội. Đây là mô hình mới về tổ chức Công đoàn cơ sở, được thành lập đầu tiên thuộc ngành Xây dựng Hà Nội theo quy định của Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII.

  • Hình thức trả lương được ghi trong hợp đồng lao động

    (Xây dựng) – Trường hợp người lao động làm việc theo thời gian hoặc theo sản phẩm mà đi làm vào ngày nghỉ lễ, Tết thì được trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 55, Điều 57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

  • Chuẩn bị các chương trình đưa người lao động về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ

    (Xây dựng) - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tổ chức Chương trình “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” và “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025", tặng vé tàu, vé máy bay đưa đoàn viên, người lao động về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load