(Xây dựng) - Nghị quyết số 18 - NQ/TU về phát triển thị xã Sa Pa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai ban hành ngày 01/10/2021 (Nghị quyết 18) đã đề ra cho thị xã non trẻ của cả nước - thị xã Sa Pa một tầm nhìn dài hơi trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Nhân kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa, ông Phan Đăng Toàn - Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã đã dành cho phóng viên 789club ios cuộc trò chuyện giúp làm rõ thêm bối cảnh ra đời, kết quả thực hiện và những giải pháp chủ yếu để Sa Pa thực hiện thành công Nghị quyết quan trọng này.
Bí thư Thị ủy Sa Pa Phan Đăng Toàn. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Xây dựng Sa Pa phát triển toàn diện, đồng bộ
PV: Nghị quyết số 18 - NQ/TU ngày 01/10/2021 về phát triển thị xã Sa Pa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là “kim chỉ Nam”, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thị xã Sa Pa trong những năm tới. Xin ông cho biết bối cảnh ra đời của Nghị quyết quan trọng này?
Ông Phan Đăng Toàn: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đại hội Đảng bộ huyện Sa Pa lần thứ XXII, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo xây dựng huyện Sa Pa phát triển toàn diện giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; Sa Pa đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2016 - 2020 bình quân đạt 12,3%; giá trị sản phẩm/ha đất canh tác năm 2020 đạt 120 triệu đồng, tăng 70% so với đầu nhiệm kỳ; thu ngân sách bình quân tăng 27%/năm, tổng vốn đầu tư huy động giai đoạn 2016-2020 đạt gần 60 nghìn tỷ đồng, tăng 125% so với giai đoạn 2011-2015; lượng khách du lịch tăng nhanh, bình quân 20%/năm. Đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được chú trọng; tốc độ giảm nghèo nhanh, đạt 7,44%/năm. Công tác giáo dục, đào tạo, y tế, dạy nghề, giải quyết việc làm có sự chuyển biến rõ nét. Được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 767/NQ-UBTVQH14 nâng cấp thành Thị xã Sa Pa (từ 1/1/2020).
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên, công tác xây dựng đảng, hệ thống chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của Sa Pa giai đoạn này cũng còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém nhất định. Đó là, kinh tế có mức tăng trưởng khá nhưng chưa bền vững; phát triển nông nghiệp chưa thành vùng hàng hóa, chưa gắn kết chặt chẽ với phát triển du lịch, dịch vụ; quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, trật tự đô thị còn nhiều bất cập nhất là quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các sản phẩm du lịch chưa thực sự đa dạng; kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển;… Trong bối cảnh đó, ngày 01/10/2021, Ban Chấp hàng Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 18 - NQ/TU về phát triển thị xã Sa Pa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trở thành “kim chỉ Nam” định hướng cho sự phát triển của Sa Pa trong những năm tới.
PV: Nghị quyết số 18 đã vạch ra cho Sa Pa phương hướng phát triển cụ thể như thế nào, thưa ông?
Ông Phan Đăng Toàn: Với Nghị quyết 18, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã đề ra cho thị xã Sa Pa một mục tiêu, phương hướng phát triển rất cụ thể. Đó là, xây dựng Sa Pa phát triển toàn diện, đồng bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng trong tốp đầu của tỉnh. Đến năm 2030 trở thành thành phố đô thị loại III và trở thành trung tâm nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế với hệ thống hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu, hấp dẫn thu hút khách trong nước và quốc tế; là cầu nối giao lưu văn hóa vùng Tây Bắc với khu vực và quốc tế; là trung tâm sản xuất dược liệu và phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ của tỉnh.
Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2025, Sa Pa phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân trên 15%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 78.000 tỷ đồng; tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều bình quân hàng năm 6%. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người 160 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người 92 triệu đồng/năm; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.100 tỷ đồng; tổng lượng khách du lịch đến địa bàn đạt trên 6,5 triệu lượt khách; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 13.200 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 55%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới đạt 50%; dân số đạt 74.000 người; tỷ lệ số trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 79%; tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại đô thị đạt 90%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 67%.
Phấn đấu đến giai đoạn 2026 - 2030, GRDP của Sa Pa đạt bình quân trên 14%/ năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 154.000 tỷ đồng; tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều bình quân hàng năm 4%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người 320 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người 150 triệu đồng/năm; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt trên 3.600 tỷ đồng; tổng lượng khách du lịch đến địa bàn đạt trên 9,0 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Sa Pa đạt tiêu chí đô thị loại I, là đô thị thông minh có hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại. Trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái đáp ứng tiêu chuẩn du lịch quốc gia và quốc tế.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn
Dự án Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. |
PV: Vậy sau 2 năm triển khai thực hiện các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 18, Đảng bộ và nhân dân thị xã Sa Pa đã đạt được những kết quả ra sao, thưa ông?
Ông Phăn Đăng Toàn: Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Thị ủy Sa Pa đối với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển thị xã Sa Pa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng bộ, chính quyền thị xã Sa Pa đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện sáng tạo, đa dạng, lồng ghép nhiều chương trình, đề án trên tinh thần phát huy sức mạnh toàn dân, đoàn kết, dân chủ, kỷ cương với mục tiêu đưa thị xã phát triển toàn diện, là khu du lịch trọng điểm quốc gia từng bước mang tầm quốc tế. Ngay sau khi Nghị quyết số 18-NQ/TU được ban hành, Thị ủy Sa Pa đã tích cực chủ động ban hành các văn bản, làm cơ sở để cấp ủy, chính quyền các cấp tại địa phương cụ thể hóa bằng các giải pháp phù hợp, đảm bảo các chỉ tiêu triển khai toàn diện trên địa bàn thị xã.
Tính riêng 9 tháng đầu năm 2023, các cơ quan, đơn vị đã triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chương trình hành động, Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 1/10/2021 và đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, thể hiện cụ thể ở một số chỉ tiêu sau: Tổng lượng khách du lịch ước đạt hơn 2,5 triệu lượt, đạt trên 73% kế hoạch, ước trong năm 2023 lượng khách du lịch đến tham quan trên địa bàn Sa Pa đạt 3,5 triệu lượt; dân số đạt 70.352 người; tỷ lệ số trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 73,77%; tỷ lệ thu gom rác thải đô thị là 96,6 %, nông thôn là 65%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 66,53%.
Bên cạnh đó, một số kết quả nổi bật trong thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 18 có thể kể đến như: Sa Pa đã tổ chức lập, trình phê duyệt 5 đồ án quy hoạch phân khu trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đã được phê duyệt. Rà soát định kỳ, triển khai thực hiện 16 danh mục quy hoạch chi tiết xây dựng đã được giao danh mục thực hiện. UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt 2 quy hoạch chi tiết xây dựng bãi đỗ xe. Nhiều dự án giao thông trọng điểm đi vào bước hoàn thiện như: Đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai lên Sa Pa, đường tránh QL.4D, đường QL.4D. Sa Pa cũng đã chỉ đạo triển khai thực hiện khảo sát thực trạng không gian cảnh quan tại 5 điểm tại Tả Phìn, Tả Van, Mường Hoa, Bản Hồ, Liên Minh làm cơ sở xây dựng các nhiệm vụ, hạng mục đề xuất đầu tư không gian cảnh quan tại 5 điểm du lịch cộng đồng đạt chuẩn ASEAN, nhằm tạo sự đồng bộ về chất lượng và sản phẩm…
PV: Thưa ông, để triển khai thực hiện thành công các mục tiêu đã đặt ra trong Nghị quyết 18, thời gian tới, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2023, Sa Pa sẽ tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nào?
Ông Phăn Đăng Toàn: Để tiếp tục triển khai hiệu quả các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 18, Đảng bộ thị xã Sa Pa sẽ quyết liệt hành động, triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết đã đề ra với phương châm nhạy bén, linh hoạt, kịp thời; gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường công tác dự đoán, dự báo tình hình để vận dụng vào điều kiện thực tế của thị xã nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Trong những năm qua, thị xã Sa Pa đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh: Đinh Vũ) |
Đặc biệt, Sa Pa sẽ tập trung tháo gỡ các nút thắt. Cụ thể, đối với công tác quy hoạch sẽ tập trung hoàn thiện và trình phê duyệt 5 quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trung tâm xã, quy hoạch vùng lõi 110ha, quy hoạch các điểm sắp xếp dân cư tập trung để làm cơ sở thu hút đầu tư và triển khai các dự án; đặc biệt để tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý các trường hợp có nhà trên đất nhưng chưa phù hợp với mục đích sử dụng đất. Chú trọng công tác giải phóng mặt bằng, được coi là “chìa khóa” quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, qua đó tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân. Chủ động, sáng tạo khai thác tiềm năng, lợi thế, khắc phục các hạn chế, khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội; đột phá trong hành động, quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và cả giai đoạn 2021-2025. Đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch; tăng cường xúc tiến quảng bá và giới thiệu các chương trình, sản phẩm du lịch mới của thị xã, đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế.
Đồng thời, tập trung ưu tiên mọi nguồn lực phát triển kinh tế du lịch Sa Pa trở thành lĩnh vực đột phá, trọng tâm trong phát triển kinh tế của địa phương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển du lịch, kết hợp bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn giá trị văn hoá. Ưu tiên các dự án quy mô lớn, dự án có tác động lan tỏa tích cực, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội với Sa Pa nói riêng và vùng Trung du miền núi phía Bắc, tỉnh Lào Cai nói chung; các dự án đầu tư mới về dịch vụ khách sạn, khu nghỉ dưỡng phải đạt chuẩn tương đương 4 sao trở lên.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
“Trong 10 năm trở lại đây, du lịch Sa Pa đã chứng kiến 2 lần lượng du khách tăng đột biến. Lần thứ nhất là sau tháng 9/2014, khi đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai được đưa vào sử dụng. Lần thứ hai là sau tháng 2/2016, khi tuyến cáp treo Fansipan hoàn thành, đưa du khách chinh phục “Nóc nhà Đông Dương”. Chúng tôi hy vọng, khi Cảng hàng không Sa Pa được đưa vào sử dụng tới đây, Sa Pa sẽ một lần nữa chứng kiến lượng du khách tăng đột biến” - Bí thư Thị ủy Sa Pa Phan Đăng Toàn. |
Đinh Vũ – Nguyễn Sơn (thực hiện)
Theo