Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 08/10/2024 12:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Điểm danh những dự án “ung nhọt” cần được “giải phẫu”:

Bài 1: Nhà máy xi măng nghìn tỷ tan hoang, khu nghỉ dưỡng cao cấp hoang tàn tại Thừa Thiên - Huế

15:44 | 22/03/2022

LTS - Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng đang là vấn đề nhức nhối trên khắp cả nước nhiều năm qua. Đảng và Chính phủ đã luôn luôn quan tâm tới vấn đề này. Tuy tình hình có được cải thiện nhưng đến nay hàng trăm dự án, công trình được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vẫn rơi vào tình trạng “đắp chiếu” hoặc đầu tư không hiệu quả… Vấn đề này đã trở thành những “ung nhọt” góp phần làm chậm sự phát triển nền kinh tế đất nước. Chúng tôi cho rằng những “ung nhọt” này cần sớm được “giải phẫu” và làm rõ trách nhiệm thuộc về ai. Để có cái nhìn khái quát, khách quan về vấn đề trên, Báo điện tử Xây dựng sẽ có một loạt bài “điểm danh” những dự án như vậy.

(Xây dựng) - Thừa Thiên - Huế có rất nhiều công trình, dự án chậm triển khai hoặc xây dựng không hiệu quả đã và đang trở thành “ung nhọt” với nền kinh tế. Trong đó, phải kể đến Dự án nhà máy xi măng Nam Đông (tổng mức đầu tư hơn 4.437 tỷ đồng) và Khu đô thị nghỉ dưỡng cao cấp Vinconstec - Huế hơn (tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng) đã dậm chân tại chỗ gần 15 năm...

Nhà máy xi măng nghìn tỷ tan hoang

Dự án nhà máy xi măng Nam Đông (xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông) được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp Giấy chứng nhận cho Công ty Cổ phần Đầu tư xi măng Nam Đông - Việt Song Long từ năm 2008 và thay đổi lần thứ nhất vào tháng 5/2010, với số vốn đầu tư trên 4.437 tỷ đồng. Dự án triển khai trên diện tích 40ha, mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất xi măng công suất 5.000 tấn clinker/ngày (1,8 triệu tấn xi măng/năm).

thua thien hue nha may xi mang nghin ty tan hoang khu nghi duong cao cap hoang tan
Nhà điều hành Dự án nhà máy xi măng Nam Đông bỏ hoang lâu ngày đã xuống cấp, hư hỏng nhiều hạng mục gây lãng phí.

Tháng 3/2009, dự án được khởi công xây dựng và cam kết năm 2011 sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên. Công trình triển khai, chủ đầu tư đã tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng khu vực nhà máy, tổ chức rà phá bom mìn, đánh giá trữ lượng mỏ đá vôi và đá sét, thi công khoảng 80% khối lượng nhà hành chính.

thua thien hue nha may xi mang nghin ty tan hoang khu nghi duong cao cap hoang tan
Hệ thống tường rào rêu phong phủ dày đặc.

Quá trình triển khai chủ đầu tư đã gặp nhiều khó khăn, tiến độ thực hiện chậm so với cam kết. Chủ đầu tư đã có công văn xin gia hạn tiến độ và được UBND tỉnh đồng ý. Dự án dự kiến nghiệm thu, bàn giao vào quý IV/2015 và đưa vào hoạt động quý I/2016. Tuy nhiên, tháng 8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công văn về việc rà soát các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng trong quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam. Theo đó, có 9 dự án nhà máy xi măng trong cả nước bị hoãn triển khai, trong đó có Dự án nhà máy xi măng Nam Đông và không có thời hạn khởi động lại dự án.

Khi dự án triển khai hơn 40 hộ dân đã đồng ý di dời nhà cửa, vườn tược đến khu tái định cư nhường đất cho nhà máy xi măng. Dự án thi công được một số hạng mục rồi bỏ hoang từ đó đến nay. Tại công trình, mới hoàn thành hạng mục nhà điều hành, nhà xe và bờ tường rào bao quanh đã xuống cấp, hư hỏng… Khu vực nhà máy xi măng trở thành nơi chăn thả trâu, bò, dê… của một số hộ dân gây nhếch nhác, ô nhiễm môi trường… trong khi nhiều người dân nhường đất cho dự án lại thiếu đất canh tác.

Năm 2019, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị tiếp tục thực hiện đầu tư Dự án nhà máy xi măng Nam Đông. Ngày 18/6/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận số 212/TB-VPCP, theo đó để dự án Nhà máy xi măng Nam Đông được xem xét tiếp tục triển khai trong năm 2019 phải được rà soát tiến độ, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, công nghệ, bảo vệ môi trường và đảm bảo các điều kiện cần thiết khác. Tuy nhiên, cho đến nay dự án vẫn nằm “im lìm” phơi mưa nắng mà không có bất kỳ động thái nào được triển khai tiếp.

Trả lời Báo điện tử Xây dựng, một lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết vẫn đang phối hợp với các Sở, ngành làm việc với nhà đầu tư rà soát các nội dung liên quan theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh để tham mưu phương án xử lý phù hợp.

Khu đô thị nghỉ dưỡng cao cấp Vinconstec - Huế hoang tàn

Dự án khu đô thị nghỉ dưỡng cao cấp Vinconstec - Huế được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Công nghệ Việt Nam vào năm 2008, xây dựng trên tổng diện tích hơn 70 ha, với tổng kinh phí đầu tư trên 600 tỷ đồng.

thua thien hue nha may xi mang nghin ty tan hoang khu nghi duong cao cap hoang tan
Dự án khu đô thị nghỉ dưỡng cao cấp Vinconstec - Huế đã nằm phơi mưa nắng gần 15 năm.

Dự án sẽ xây dựng khu resort rộng khoảng 25,97 ha, khu đô thị và dịch vụ thương mại có diện tích 36,1 ha, khu tái định cư có diện tích 10,01 ha. Dự án sẽ xây dựng 743 căn nhà thương mại có diện tích 150m2/căn, 91 căn nhà biệt thự ven biển, xây 53 căn nhà biệt thự ven phá Tam Giang và 4 tòa nhà là khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp, resort ven biển và khu tái định cư... dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn thi công, hoàn thành 10 khung nhà kiểu mẫu trong tổng số 54 khung nhà của dự án thì năm 2012 dự án dừng thi công “đắp chiếu” từ đó cho đến nay.

Dự án dựng thi công quá lâu, tại hiện trường nhiều căn biệt thự nằm trơ trọi, hoang vắng, xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống móng trụ, cọc sắt hoen gỉ, xuống cấp. Nước mưa đọng lại bốc mùi, xung quanh cỏ dại mọc um tùm, rác thải bừa bãi gây ô nhiễm. Một số ngư dân dùng nền nhà để làm nơi tập kết ngư cụ, ăn nhậu...

Dự án do vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư kiến nghị điều chỉnh giảm quy mô dự án từ hơn 70 ha xuống còn 30 ha. Năm 2015, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thống nhất điều chỉnh. Thế nhưng, đến cuối năm 2019, qua nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh. Nguyên nhân do hồ sơ báo cáo chỉ mang tính phác thảo, chưa có sự đầu tư, nghiên cứu sâu về nội dung điều chỉnh, chất lượng không bảo đảm.

Ông Đặng Tiến Tùy - Chủ tịch UBND xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) cho biết: Dự án triển khai, địa phương đã phối hợp, hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn lại 66 hộ dân, nhà đầu tư không có tiền chi trả bồi thường nên dự án giẫm chân tại chỗ. Phía địa phương rất muốn có nhà đầu tư tiềm lực mạnh để thay thế, chứ “ôm” dự án rồi bỏ hoang như dự án Vinconstec gây ảnh hưởng chung và làm mất lòng tin của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng…

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên - Huế, đơn vị đang phối hợp các ban ngành liên quan rà soát hồ sơ, nghiên cứu căn cứ pháp lý để tiến hành thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt hoạt động đầu tư dự án theo quy định. Khi thực hiện thủ tục chấm dứt đầu tư, đơn vị sẽ tham mưu UBND tỉnh thủ tục kêu gọi đầu tư dự án theo quy định của pháp luật hiện hành, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, tránh trường hợp xảy ra tình trạng dự án treo như trước đây.

Thật lạ là cả ở 2 dự án trên, dù đã hơn chục năm nằm đắp chiếu và ngay cả khi có ý kiến của Thủ tướng nhưng các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn dậm chân ở bước rà soát hồ sơ, nghiên cứu căn cứ pháp lý. Vậy thì việc rà soát, nghiên cứu này đến bao giờ mới kết thúc, 5 năm hay 10 năm…? Trong khi một đống tiền của nhân dân, cũng là tiền của đất nước vẫn đang bị chôn vùi theo năm tháng. Ai sẽ chịu trách nhiệm trước những vô cảm này? Mặc dù theo chúng tôi, những vấn đề trên không phải quá phức tạp nếu các cơ quan ban ngành tỉnh Thừa Thiên – Huế tập trung giải quyết.

Thanh Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load