Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 23:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Chuyện hy hữu ở Kiên Giang: Vì sao một doanh nghiệp có nhiều sai phạm nhưng vẫn được “ưu ái”?

Bài 1: Ngang nhiên hoạt động không có trong quy hoạch, giấy phép hết hạn

10:00 | 22/11/2023

(Xây dựng) – Thời gian qua, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của bạn đọc, Nhà máy cấp nước Thạnh Lộc (tại Khu Công nghiệp Thạnh Lộc, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, Kiên Giang) hoạt động không phép, bán buôn nước sai quy định… Trái lại, Công ty Thạnh Lộc không bị kiểm tra, xử lý mà được địa phương chiếu cố xem xét giá, được ký hợp đồng buôn bán thách thức dư luận. PV Báo điện tử Xây dựng đã về tỉnh Kiên Giang ghi nhận sự thật.

Bài 1: Ngang nhiên hoạt động không có trong quy hoạch, giấy phép hết hạn
Trụ sở Công ty cấp nước Thạnh Lộc không có bản hiệu của công ty.

Để rõ thực hư, sáng 13/11, nhóm PV Báo điện tử Xây dựng tìm đến Nhà máy cấp nước Thạnh Lộc. Rất khó khăn, chúng tôi mới tìm đến nhà máy bởi nơi đây không bảng hiệu, không bóng người. Từ cổng nhìn vào, khu nhà máy hết sức hoang vắng. Bảng hiệu của công ty xuống cấp không có một dòng chữ. Chúng tôi liên hệ làm việc cũng không thấy bóng nhân viên. Phía sau, cỏ mọc um tùm. Một thanh niên đi ngang qua nhìn chúng tôi giải thích: “Hồi nào tới giờ nhà máy có bảo vệ đâu. Từ lâu, bảng hiệu nhà máy hư, họ không sửa. Nhiều đoàn cán bộ xuống nhà máy kiểm tra còn không biết…”.

Bài 1: Ngang nhiên hoạt động không có trong quy hoạch, giấy phép hết hạn
Phía bên trong công ty khá hoang vắng.

Từ chất lượng nước bị khách hàng “chê”…

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, Nhà máy cấp nước Thạnh Lộc thuộc Công ty cổ phần nước và môi trường Thạnh Lộc Kiên Giang (gọi tắt là Công ty Thạnh Lộc, trụ sở đặt tại số 08A, đường Lý Thái Tổ, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá). Ngày 81/7/2014, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Kiên Giang cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Thạnh Lộc. Theo đó, ông Huỳnh Văn Nhàn, sinh năm 1966 là Chủ tịch HĐQT của công ty thực hiện Dự án Nhà máy cấp nước Thạnh Lộc. Nhà máy có quy mô 1,08 ha với tổng số vốn 55 tỷ đồng. Đến tháng 3/2015 vận hành phát nước vào mạng lưới đường ống với công suất 5.000 m3/ngày. Ngày 19/11/2014, Ban quản lý khu kinh tế ký Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty Thạnh Lộc tăng diện tích dự kiến sử dụng lên 2,06ha.

Với Giấy chứng nhận đầu tư trên, Nhà máy cấp nước Thạnh Lộc chỉ phục vụ cho các công ty, xí nghiệp, nhà máy tại Khu Công nghiệp Thạnh Lộc. Đặc biệt, Nhà máy bia Sài Gòn Kiên Giang đi vào hoạt động sẽ là đối tác lớn cho Nhà máy cấp nước Thạnh Lộc. Ngày 07/7/2015, ông Mai Văn Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Giấy phép khai thác, sử dụng mặt nước số 1389. Theo giấy phép trên, mục đích, khai thác sử dụng nước của dự án: Cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất; vị trí công trình khai thác, sử dụng nước: Khu công nghiệp Thạnh Lộc. Lúc này, tổng dung lượng khai thác lên đến 10.000 m3/ngày đêm. Thời hạn giấy phép 05 năm.

Thế nhưng hoạt động không được bao lâu, đối tác lớn của Nhà máy cấp nước Thạnh Lộc không ký hợp đồng. Trong khi thực tế, tổng dung lượng khai thác của nhà máy chỉ 5.000 m3/ngày đêm sử dụng không hết. Tại buổi làm việc với PV, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Kiên Giang xác nhận: “Nhà máy có dung lượng 5.000 m3/ngày đêm nhưng bán tại Khu công nghiệp hơn 2.600 m3. Nhà máy bia Sài Gòn Kiên Giang không ký hợp đồng với Nhà máy cấp nước Thạnh Lộc nữa, vì họ chê chất lượng nước của Nhà máy nước Thạnh Lộc”.

Đến hành vi vi phạm pháp luật

Do chất lượng nước kém, ít khách hàng trong Khu công nghiệp Thạnh Lộc sử dụng nên Công ty Thạnh Lộc tìm “thị trường mới”. Ngày 31/10/2022, Công ty Thạnh Lộc ký hợp đồng mua bán sỉ nước sạch với Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang với đơn giá nước sạch là 4.500 đồng/m3 bán cho người dân sử dụng. Thời gian bắt đầu phát và tiếp nhận nước sạch thương mại là vào ngày 22/9/2022. Làm việc với chúng tôi, Sở Xây dựng tỉnh cho rằng, theo Nghị định số 117/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch tại khoản 3, điều 44 ghi rõ “Hợp đồng dịch vụ cấp nước giữa đơn vị cấp nước bán buôn và đơn vị cấp nước bán lẻ phải được UBND ký thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với đơn vị cấp nước bán lẻ xem xét, chấp thuận bằng văn bản”. Song tại Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Huỳnh ký không có Nhà máy cấp nước Thạnh Lộc. Mới đây ngày 03/11/2023, Quyết định số 1289 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 trong 2 nhà máy nâng cấp cải tạo, 11 công trình xây mới không có Nhà máy nước Thạnh Lộc. Thực tế, Nhà máy nước Thạnh Lộc không được bán nước ra ngoài mà phạm vi chỉ phục vụ trong Khu Công nghiệp Thạnh Lộc.

Do đó, hợp đồng mua bán sỉ nước sạch giữa Công ty Thạnh Lộc và Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang vi phạm điều 46, Nghị định 16/2022: “Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hợp đồng dịch vụ cấp nước không được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận bằng văn bản”. Điều lạ lùng, theo như Giấy phép khai thác, sử dụng mặt nước 1389 thì đến tháng 7/2020, giấy phép đã hết hiệu lực. Báo cáo số 252 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang, Công ty Thạnh Lộc lập các thủ tục đề nghị cấp lại nhưng chưa được UBND tỉnh cấp phép. Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định, Công ty không đủ điều kiện khai thác, sử dụng mặt nước để cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Đến ngày 14/11/2023, công ty vẫn chưa có giấy phép.

Thế nhưng hơn 03 năm qua, Công ty Thạnh Lộc vẫn tiếp tục hoạt động, tiếp tục khai thác nước mặt khi không có giấy phép và tiếp tục ký hợp đồng mua bán nước sỉ cho đối tác với giá rẻ hơn thị trường không có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh. Mặt khác, Công ty Thạnh Lộc còn nhiều đề nghị để bảo vệ “quyền lợi” cho mình. Và thật bất ngờ, địa phương không xem xét xử lý Công ty Thạnh Lộc mà “ưu ái” tìm cách “giải cứu” một công ty quá xem thường pháp luật.

Nhóm phóng viên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load