Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 12:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Ba Đình (Hà Nội): Doanh nghiệp thương binh khiếu nại phường Ngọc Hà tổ chức phá dỡ tường rào trái pháp luật?

19:24 | 08/01/2021

(Xây dựng) – Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn thư của Công ty Cổ phần Thành Luân (Công ty Thành Luân) khiếu nại về việc UBND phường Ngọc Hà (quận Ba Đình – Hà Nội) tổ chức cưỡng chế, phá dỡ tường rào bao quanh thửa đất tại khu dân cư số 9, phường Ngọc Hà trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng tài sản, quyền quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

ba dinh ha noi doanh nghiep thuong binh khieu nai phuong ngoc ha to chuc pha do tuong rao trai phap luat
Trụ sở của Công ty Cổ phần Thành Luân, nơi có tường rào bị phá dỡ.

Đất thuộc quyền quản lý, sở hữu hợp pháp của Công ty Thành Luân

Theo hồ sơ pháp lý được biết, Công ty Thành Luân (doanh nghiệp do các thương binh, cựu chiến binh thành lập và tổ chức hoạt động) có 03 thửa đất:

Thửa đất thứ nhất có diện tích 1129,86m2 do các thương binh, bộ đội xuất ngũ nhận chuyển nhượng hợp pháp từ các hộ gia đình, cá nhân. Sau đó, góp vốn vào công ty từ năm 2002 - 2003 đã được UBND phường Ngọc Hà xác nhận ngày 18/03/2013 về loại đất, thời điểm sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (đã bị thu hồi là 380,96m2, diện tích còn lại là 748,9m2).

Thửa đất thứ hai có diện tích 106,1m2 do các thương binh mua của bà Nguyễn Thị Quỳ từ ngày 15/06/1992, sau đó góp vốn vào công ty từ ngày 02/06/2002. Thửa đất này không nằm trong quy hoạch Dự án T2C Đại Yên vì đằng trước là mảnh đất của bà Trương Thị Nguyệt. Sau khi Dự án T2C Đại Yên hoàn thành thì ngày 15/07/2016 bà Nguyễn Thị Nguyệt đã góp vào Công ty Thành Luân là 15,2m2.

Thửa đất thứ ba nằm giáp mương thoát nước Đại Yên cạnh mảnh đất thứ nhất không nằm trong Dự án T2C Đại Yên với diện tích khoảng 197,5m2 do 02 thương binh nặng là Vũ Văn Sỹ và Lê Danh Hồng góp vốn vào Công ty Thành Luân từ ngày 15/02/2014.

Hiện Công ty Thành Luân đang quản lý và sử dụng 1052,5m2 - là cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh và người khuyết tật theo Quyết định số 5695/QĐ-SLĐTBXH gia hạn ngày 11/12/2018 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội và là Hội viên của Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh Người tàn tật Việt Nam (VABED).

Để thực hiện chức năng xã hội của mình, toàn bộ thửa đất đã được Công ty Thành Luân trực tiếp quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả tối đa vào mục đích làm văn phòng, nhà xưởng, bãi tập kết vật liệu xây dựng và là nơi ăn nghỉ của thương binh, người khuyết tật trong Công ty. Việc quản lý, sử dụng thửa đất của Công ty là ổn định, lâu dài và không có tranh chấp, qua đó tạo công ăn việc làm, ổn định cho nhiều thương, bệnh binh, người khuyết tật và các hộ gia đình.

Tuy nhiên đến năm 2014, thực hiện dự án Đầu tư công trình thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội – Dự án II (2005 - 2010), UBND quận Ba Đình có quyết định thu hồi 380,96m2 đất trong tổng số 1.129,86m2 đất của Công ty Thành Luân để thực hiện dự án (đến nay công ty vẫn chưa nhận tiền bồi thường do còn đang khiếu nại về mức bồi thường, hỗ trợ). Diện tích đất còn lại nằm ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng của dự án là: 748,9m2.

Để bảo quản tài sản của công ty và ngăn vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, ngay sau khi bị Nhà nước thu hồi một phần diện tích đất vào năm 2014, Công ty Thành Luân đã quây tường rào tôn bao quanh thửa đất (gồm phần diện tích đất còn lại của Công ty Thành Luân sau khi bị thu hồi và phần nhận chuyển nhượng của các hộ gia đình, cá nhân). Tuy nhiên, tường rào bằng tôn vừa ảnh hưởng đến mỹ quan chung của đường phố, lại quá thấp, không ngăn được vật liệu rơi vãi cũng như không có tác dụng giảm âm với khu vực xung quanh. Để khắc phục những bất cập này, Công ty Thành Luân đã cho xây tường rào gạch thay thế.

Tuy nhiên, khi tường rào được hoàn thành, UBND phường Ngọc Hà đã tổ chức lực lượng phá dỡ với lý do tường rào xây không có giấy phép xây dựng.

Ông Phạm Kỳ Lân – đại diện Công ty Thành Luân bức xúc bày tỏ: “Công ty chúng tôi mặc dù đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định, nhưng không hiểu lý do vì sao, nhiều lần nộp hồ sơ đều bị từ chối giải quyết. Mà đã không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không thể xin được Giấy phép xây dựng”.

“Ngay sau khi làm việc với lực lượng phá dỡ của UBND phường Ngọc Hà, công ty đã làm đơn kiến nghị UBND phường Ngọc Hà cho giữ nguyên hiện trạng tường rào khu đất trước cửa đình Đại Yên với mục đích bảo đảm mỹ quan đô thị cũng như không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân xung quanh. Tuy nhiên, phường Ngọc Hà không những không xem xét, mà còn bất ngờ tổ chức phá dỡ trái phép, không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật”, ông Lân cho biết.

Phường Ngọc Hà cưỡng chế liệu có đúng quy định pháp luật?

Theo biên bản làm việc ngày 21/12/2020 của UBND Phường Ngọc Hà do ông Đỗ Hà Thanh - Chủ tịch UBND phường chủ trì, vào hồi 8h30 phút sáng 21/12/2020, tại trụ sở bãi tập kết vật liệu xây dựng của Công ty Thành Luân thuộc khu đất số 3 thuộc địa bàn dân cư số 9 phường Ngọc Hà, tổ công tác phát hiện bên trong khu đất có 3 thợ đang thi công xây dựng tường rào, đoạn tiếp giáp vỉa hè ngõ 279 phố Đội Cấn. Từ độ cao 80cm của tường rào tiếp tục xây thêm 0,3m đến 1,5m, dài khoảng 18m. Tổ công tác đã yêu cầu thợ thi công dừng thi công và tiến hành phá dỡ khoảng 8m, đồng thời yêu cầu công ty làm thủ tục xin cấp phép xây dựng trong vòng 5 ngày.

Đến ngày 26/12/2020, UBND phường Ngọc Hà có Văn bản thông báo số 80/TB-UBND về việc yêu cầu Công ty Thành Luân tự tháo dỡ tường rào tại khu bãi vật liệu nêu trên. Thông báo yêu cầu cầu Công ty Thành Luân tiến hành việc tháo dỡ bức tường theo biên bản làm việc ngày 21/12/2010 với thời hạn đến hết ngày 30/12/2020. Nếu quá thời hạn trên, công ty không chấp hành, UBND phường Ngọc Hà sẽ tiến hành xử lý dỡ bỏ bức tường.

ba dinh ha noi doanh nghiep thuong binh khieu nai phuong ngoc ha to chuc pha do tuong rao trai phap luat
Vị trí tường rào bị phá dỡ.

Cũng theo biên bản làm việc chiều 30/12 tại trụ sở UBND phường Ngọc Hà, Công ty Thành Luân đã trình bày mong muốn được UBND Phường tạo điều kiện cho đơn vị được giữ lại bức tường xây gạch dài 17m để đảm bảo che chắn vật liệu và phế thải cho đảm bảo mỹ quan đô thị nhưng UBND phường Ngọc Hà không đồng ý.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Phạm Kỳ Lân – đại diện Công ty Thành Luân cho biết: “Sau buổi làm việc này, Công ty Thành Luân cũng đã tự tháo dỡ bức tường, tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao vào khoảng 6h sáng 31/12/2020, UBND phường Ngọc Hà huy động lực lượng tiếp tục tổ chức phá dỡ toàn bộ tường rào cũ bao quanh thửa đất của Công ty Thành Luân. Đây là hành vi phá hoại tài sản doanh nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng, khiến nhiều nguyên vật liệu, máy móc của công ty bị thất thoát do không có tường rào bảo vệ”.

Ngay sau khi nhận được đơn của Công ty Thành Luân, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có buổi làm việc trực tiếp với đại diện UBND phường Ngọc Hà. Tại đây, ông Nguyễn Quang Tùng cùng 02 người khác là cán bộ Tổ quản lý trật tự xây dựng xác nhận: UBND phường có tổ chức phá dỡ bức tường rào xây trái phép của Công ty Thành Luân vào sáng 31/12/2020. Trước đó, ngày 21/12/2020, tổ công tác của phường phát hiện bên trong khu đất tại vị trí bãi tập kết vật liệu xây dựng của Công ty Thành Luân có 03 thợ đang thi công xây dựng tường rào. Tổ công tác đã yêu cầu thợ dừng thi công, tiến hành phá dỡ một đoạn tường rào khoảng 8m. Đại diện Công ty Thành Luân đã cam kết sẽ dừng thi công và xin tự phá dỡ. Đến ngày 26/12/2020, phường đã có thông báo yêu cầu công ty nghiêm túc chấp hành và thực hiện đúng theo nội dung biên bản làm việc ngày 21/12/2020, tự giác tháo dỡ toàn bộ bức tường vi phạm, trả lại nguyên trạng ban đầu của khu đất, thời gian thực hiện đến hết ngày 30/12/2020 nhưng công ty chỉ làm cho có nên phường bắt buộc phải tiến hành cưỡng chế phá dỡ.

“Do là doanh nghiệp thương binh nên nếu tổ chức phá dỡ ban ngày, chắc chắn phường sẽ bị ngăn cản nên buộc phải làm vào thời điểm rạng sáng”, một cán bộ cho hay.

Ông Nguyễn Quang Tùng cũng khẳng định: Việc tổ chức phá dỡ này thực chất là ngăn chặn hành vi lấn chiếm đất công sau khi bắt quả tang, thuộc thẩm quyền xử lý của UBND phường, không thuộc trường hợp xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Chương III về thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt) có nêu nguyên tắc: Phải lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ, khôi phục lại hiện trạng ban đầu). Tuy nhiên, ông Đỗ Hà Thanh - Chủ tịch UBND phường Ngọc Hà như đã nêu chỉ lập biên bản làm việc và thông báo yêu cầu Công ty Thành Luân tự phá dỡ bức tường rào. Vậy UBND phường Ngọc Hà thực hiện xử lý cưỡng chế có đúng quy định pháp luật?

Điều 5, Thông tư 03/2018/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định về áp dụng biện pháp dừng thi công xây dựng để làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng quy định tại khoản 12, khoản 13, Điều 15, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP như sau:

“1. Khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 hoặc khoản 5, Điều 15, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP mà hành vi này đang xảy ra, thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị xử lý như sau:

a) Cá nhân, tổ chức vi phạm phải dừng thi công xây dựng kể từ thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, người lập biên bản phải chuyển biên bản vi phạm hành chính và hồ sơ vụ việc (nếu có) đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng và xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh.

d) Hết thời hạn quy định tại điểm c khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì người có thẩm quyền xử phạt ra thông báo thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Thông báo được gửi cá nhân, tổ chức vi phạm, UBND cấp xã nơi có công trình vi phạm bằng hình thức gửi bảo đảm và niêm yết công khai tại công trình vi phạm. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không nhận thông báo hoặc gỡ bỏ thông báo được niêm yết tại công trình vi phạm thì UBND cấp xã nơi có công trình vi phạm có trách nhiệm niêm yết công khai thông báo tại trụ sở UBND cấp xã. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo (tính theo dấu bưu điện), cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

đ) Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh. Biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình được lập theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

e) Cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh. Trường hợp biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải buộc tháo dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh”.

ba dinh ha noi doanh nghiep thuong binh khieu nai phuong ngoc ha to chuc pha do tuong rao trai phap luat
Cán bộ Tổ quản lý trật tự xây dựng phường Ngọc Hà làm việc với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

Từ những căn cứ nêu trên có thể thấy, việc UBND phường Ngọc Hà tổ chức xử lý bức tường rào của Công ty Thành Luân là không đúng quy định pháp luật.

Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với các cấp chính quyền trong việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng để đảm bảo việc xây dựng đúng pháp luật và đúng quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng trong trường hợp này, việc phá dỡ tường rào do UBND phường Ngọc Hà thực hiện là không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định này. Việc làm này đã gây bất bình trong dư luận và đặc biệt, đối với doanh nghiệp thương binh, những người đã cống hiến xương máu, hy sinh vì nền độc lập dân tộc.

Trước sự việc nêu trên, đề nghị UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Ba Đình và các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ, tránh khiếu kiện phức tạp kéo dài.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.

Kim Thoa – Mai Thu

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load