Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 15/11/2024 22:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Yên Bái: Hội nghị trực tuyến về tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư công và giải ngân vốn xây dựng cơ bản

19:24 | 11/05/2020

(Xây dựng) - Ngày 11/5, đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chủ trì Hội nghị trực tuyến về tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư công và giải ngân vốn xây dựng cơ bản; tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nhất là các dự án công trình trọng điểm và các công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp.

yen bai hoi nghi truc tuyen ve tien do thuc hien ke hoach dau tu cong va giai ngan von xay dung co ban
Đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, tổng kế hoạch vốn toàn tỉnh năm 2020 đã xác định đến thời điểm báo cáo là 5.321 tỷ đồng, bao gồm: Kế hoạch vốn đã giao chi tiết là hơn 4.578 tỷ đồng, các nguồn vốn chưa giao chi tiết gần 743 tỷ đồng. Tính đến ngày 10/5, toàn tỉnh đã giải ngân đạt 1.033.145 triệu đồng/tổng kế hoạch vốn đã giao chi tiết là 4.578.483 triệu đồng, bằng 22,6%, cao hơn kết quả giải ngân chung của cả nước hiện mới đạt 19%.

Về tình hình giải ngân của các đơn vị chủ đầu tư khối huyện, đến nay số vốn đã giải ngân trên 719 tỷ đồng/tổng kế hoạch vốn giao là trên 1.859 tỷ đồng, bằng 39% kế hoạch vốn khối huyện. Hai địa phương tỷ lệ giải ngân thấp dưới 30% đó là thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu. Đối với đơn vị chủ đầu tư là các sở, ban, ngành và các đơn vị cấp tỉnh, tổng kế hoạch vốn giao là 2.726 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân trên 311 tỷ đồng, bằng 11,6% kế hoạch. Đối với 14 công trình dự án trọng điểm đã giải ngân đạt trên 184 tỷ đồng, đạt gần 23% kế hoạch.

Với việc đẩy mạnh việc phân cấp cho các địa phương được chủ động giao chi tiết một số nguồn vốn như đề án phát triển giao thông nông thôn; dự phòng xây dựng Nông thôn mới, từ đó tạo sự chủ động, rút ngắn thời gian phân bổ vốn. Cùng với đó các công trình, dự án đã bám sát tiến độ được ký hợp đồng, tiến độ theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền để tổ chức triển khai thực hiện, qua đó, tiến độ thực hiện và giải ngân của một số đơn vị đã đáp ứng yêu cầu, tiêu biểu như: Huyện Trấn Yên, huyện Văn Chấn, huyện Yên Bình và huyện Lục Yên.

Việc cân đối, bố trí và điều chỉnh, bổ sung các nguồn vốn được thực hiện kịp thời, đáp ứng nhu cầu, tiến độ thực hiện, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm. Công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động trong quá trình thi công được bảo đảm, nhiều công trình, dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, bước đầu phát huy hiệu quả đầu tư. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đến nay, tiến độ giải ngân của một số đơn vị chủ đầu tư còn thấp; công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ của các công trình, dự án.

Tại Hội nghị, các đơn vị chủ đầu tư đã báo cáo giải trình làm rõ việc những tồn tại và kết quả trong vấn đề giải ngân của các công trình, dự án trong năm 2020.

Để đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện các dự án; đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đề nghị các sở, ban, ngành, các địa phương và các đơn vị chủ đầu tư cần thực hiện đồng bộ các nội dung chỉ đạo tại các thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh.

Về tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu với những địa phương tỷ lệ giải ngân còn thấp như: Thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu và những dự án trọng điểm tiến độ chưa đảm bảo cần tăng cường kiểm tra chặt chẽ, tiến độ thi công, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong việc triển khai thực hiện phấn đấu hết quý II/2020 tối thiểu giải ngân đạt 60%. Đối với các địa phương có tiến độ giải ngân cao như: Huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên phấn đấu hết quý II/2020, giải ngân tối thiểu 65 - 70%; các đơn vị như Văn Yên, thành phố Yên Bái, Mù Cang Chải phấn đấu giải ngân đạt 60 - 65% và phấn đấu hết quý III, cơ bản hoàn thành các nguồn vốn trừ nguồn vốn được giao bổ sung...

Thái Hà

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An trên hành trình trở thành trung tâm kinh tế phía Nam

    (Xây dựng) - Trong định hướng phát triển, tỉnh Long An ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có sức lan tỏa lớn, liên thông, thúc đẩy kết nối giữa hai vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long…

  • Thanh Hóa: Tăng tốc đẩy nhanh tiến độ các công trình, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Với sự quyết tâm đến ngày 31/12/2024, sẽ hoàn thành giải ngân 100% vốn được giao, bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ các công trình, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công.

  • Bắc Giang: Tập trung cho phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao

    (Xây dựng) - Tại Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề “Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại tỉnh Bắc Giang hiện nay” do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Bắc Giang phối hợp tổ chức đã thu hút được nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học nhằm xây dựng tỉnh trở thành một trung tâm dịch vụ chất lượng cao của cả nước.

  • Cần Thơ: Tìm cách tháo gỡ “điểm nghẽn” để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) - Ngày 15/11, UBND thành phố Cần Thơ phối hợp Viện Kinh tế – Xã hội thành phố tổ chức Diễn đàn Kinh tế thường niên thành phố Cần Thơ năm 2024, với chủ đề: “Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển thành phố Cần Thơ nhanh và bền vững”.

  • Ngành RHVAC Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ bài toán tiết kiệm năng lượng

    (Xây dựng) - Ngành RHVAC (Nhiệt - Lạnh và Điều hòa không khí) giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam. Với sự bùng nổ của các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhu cầu về các hệ thống HVAC có hiệu suất cao và đạt hiệu quả năng lượng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là một yếu tố hỗ trợ sản xuất mà còn là điều kiện cốt lõi để đảm bảo chất lượng sản phẩm và duy trì năng suất đối với các ngành này.

  • SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho ngân hàng

    (Xây dựng) - Ngày 15/11, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 - 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên. BKS của SeABank cũng đã tiến hành bầu lại chức danh Trưởng BKS của Ngân hàng nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của BKS và đáp ứng các thông lệ chuẩn mực quốc tế tốt về quản trị công ty.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load