Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 22:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Yên Bái đề xuất nguồn lực cho việc bố trí lại dân cư, di dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao bởi thiên tai

15:02 | 28/01/2021

(Xây dựng) - Sáng 28/1, Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thảo luận về các văn kiện Đại hội tại hội trường. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái tham luận với chủ đề “Phát huy vai trò, sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

yen bai de xuat nguon luc cho viec bo tri lai dan cu di dan ra khoi khu vuc co nguy co cao boi thien tai
Sáng ngày làm việc thứ tư của Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, các đại biểu tiếp tục thảo luận về các văn kiện.

Yên Bái giảm nghèo mạnh trong các năm 2016- 2020

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho biết: Yên Bái là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, diện tích tự nhiên gần 6.900km2, dân số trên 82 vạn người, với hơn 30 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc, Yên Bái bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 với rất nhiều khó khăn, thách thức. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 32,21%, cao thứ 6 toàn quốc, trong đó phần lớn tập trung tại các địa bàn vùng cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng tại 2 huyện 30a đều có tỷ lệ hộ nghèo trên 75%, thuộc vào nhóm các huyện nghèo nhất cả nước.

yen bai de xuat nguon luc cho viec bo tri lai dan cu di dan ra khoi khu vuc co nguy co cao boi thien tai
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tham luận tại Đại hội.

Với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Yên Bái đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 7,04% (đứng thứ 12 toàn quốc, cải thiện 6 bậc so với đầu nhiệm kỳ).

Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ giảm hộ nghèo toàn tỉnh đạt 5,03%/năm (bằng 125% kế hoạch đề ra đầu nhiệm kỳ). Riêng tại 2 huyện 30a giảm bình quân 8,32%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 7,66%/năm, cao hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh và của cả nước. Số xã đặc biệt khó khăn giảm 26,3%, còn 59 xã. Số thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm 16,9% còn 383 thôn, bản.

Chia sẻ về các giải pháp thiết thực, sáng tạo, hiệu quả trong công tác giảm nghèo, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy cho biết: Một là, quán triệt, triển khai nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình của Trung ương về giảm nghèo; cụ thể hóa thành chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2015-2020), các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch công tác toàn khóa và hàng năm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Hai là tích cực tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thay đổi căn bản về nhận thức và thống nhất trong hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số về công tác giảm nghèo.

Đặc biệt là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc chủ động đóng góp công sức, trí tuệ, nỗ lực phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, đưa việc thực hiện giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới trở thành nhu cầu, là khát vọng của các tầng lớp nhân dân. Trong 2 năm 2019 và 2020, toàn tỉnh đã có 333 hộ nghèo có đơn tự nguyện xin thoát nghèo.

Ba là, triển khai hiệu quả các biện pháp hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo, cận nghèo thông qua việc thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác.

Đến hết 2020, tỉnh Yên Bái có 75/150 xã đạt chuẩn Nông thông mới, bằng 50% tổng số xã của toàn tỉnh, cao gấp 1,35 lần bình quân chung của vùng Trung du và miền núi phía Bắc (37%), gấp 1,85 lần bình quân chung khu vực Tây Bắc (27%), gấp 3 lần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn (chiếm 16%). Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng gấp 2,0 lần so với năm 2015.

Bốn là, quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông,thủy lợi, cơ sở khám chữa bệnh (ưu tiên tuyến cơ sở), trường học, hạ tầng phát thanh, truyền hình, viễn thông, ưu tiên cho các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển sản xuất, kết nối giao thương, nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu của người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo.

Năm là, chăm lo phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, nhất là tại các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục vùng cao, giáo dục dân tộc

Sáu là, huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo của tỉnh Yên Bái thời gian qua vẫn còn một số mặt khó khăn, tồn tại, hạn chế, cần được khắc phục trong thời gian tới.

yen bai de xuat nguon luc cho viec bo tri lai dan cu di dan ra khoi khu vuc co nguy co cao boi thien tai
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy trả lời phỏng vấn tại Trung tâm Báo chí của Đại hội.

Theo đó, mặc dù tốc độ giảm nghèo nhanh, nhưng tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn cao so với bình quân chung cả nước. Một bộ phận hộ đã thoát nghèo ở các địa bàn thường xuyên chịu tác động của thiên tai vẫn có nguy cơ cao tái nghèo.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân ở cơ sở vẫn còn có mặt hạn chế, chưa quyết tâm, quyết liệt thoát nghèo. Việc hỗ trợ sinh kế, thu nhập đối với người dân tại các địa bàn vùng cao mà nguồn thu nhập chủ yếu từ chính sách nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là lưới điện quốc gia, hạ tầng giao thông đối với địa bàn vùng sâu, vùng cao còn nhiều khó khăn, đòi hỏi nguồn lực lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của địa phương, ảnh hưởng đến tiến trình giảm nghèo.

Một số chính sách liên quan đến giảm nghèo ban hành chưa kịp thời, còn có điểm bất cập, chưa bố trí đủ nguồn lực, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và hiệu quả của chính sách.

Từ thực tế hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, tỉnh Yên Bái đúc rút được một số bài học kinh nghiệm.

Theo đó, các cấp ủy, chính quyền phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo, xác định giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; gắn việc hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo với trách nhiệm của người đứng đầu và cấp ủy các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Thứ hai, phải đặt người nghèo, hộ nghèo vào vị trí chủ thể, trung tâm của hoạt động giảm nghèo. Giải phóng tư tưởng để người dân phát huy tinh thần tự lực, tự trọng, có khát vọng và chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Thứ ba, phải xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của tình trạng đói nghèo, thường xuyên rà soát, đánh giá, phân tích hiện trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo của toàn tỉnh, từng huyện, từng xã; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giảm nghèo sát thực với các giải pháp căn cơ, bài bản, đồng bộ, thống nhất và cách làm sáng tạo, linh hoạt, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn, nút thắt, hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo.

Thứ ba, chương trình giảm nghèo phải được thực hiện đồng bộ với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác. Các chính sách hỗ trợ phải thiết kế khoa học, hợp lý để hộ nghèo, hộ cận nghèo dễ dàng tiếp cận, triển khai; chú trọng nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, bền vững.

Thứ tư, đồng thời với các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo, cần quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chăm lo phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, nhất là y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn tại các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ năm, trong điều kiện một tỉnh miền núi, tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cần huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo; trong đó cùng với nguồn lực nhà nước cần tranh thủ vận động đa dạng các nguồn lực ngoài nhà nước.

Đề xuất Trung ương tiếp tục quan tâm, dành nguồn lực đầu tư cho các tỉnh miền núi

Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025. Trong đó tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân trên 4,0%/năm, riêng hai huyện 30a giảm bình quân trên 5,5%/năm; đến năm 2025 huyện Mù Cang Chải cơ bản không còn là huyện nghèo và ít nhất 40 xã đặc biệt khó khăn đạt tiêu chí nông thôn mới.

Để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, Tỉnh ủy Yên Bái kiến nghị, đề xuất một số nội dung:

Một là, trên cơ sở Nghị quyết được Đại hội thông qua, đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Chương trình cần thiết kế hợp lý để tránh trùng lắp về đối tượng, nội dung, phương thức hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương sớm phê duyệt chương trình và hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện.

Hai là, đề nghị Trung ương tiếp tục quan tâm, dành nguồn lực đầu tư cho các tỉnh miền núi. Trong đó, ưu tiên đầu tư cho hệ thống giao thông kết nối vùng, liên vùng và kết nối các tỉnh miền núi, các huyện nghèo trong vùng, hạ tầng lưới điện quốc gia, các công trình dự báo, cảnh báo và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tiếp tục bố trí nguồn lực sớm hoàn thành việc sắp xếp và bố trí lại dân cư, di dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao bị lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai tới đời sống và sản xuất của nhân dân.

Ba là, khu vực miền núi phía Bắc, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, là địa bàn có tỷ lệ che phủ rừng cao so với bình quân chung cả nước, nhưng tỷ lệ hộ nghèo cũng cao nhất cả nước; sinh kế của người dân chủ yếu gắn với kinh tế lâm nghiệp, đồi rừng. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu vừa giảm nghèo bền vững, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường sinh thái đầu nguồn, đề nghị Trung ương nghiên cứu có chính sách đặc thù hỗ trợ các địa phương trong quản lý, phát triển, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước và phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là, trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020, đề nghị Trung ương nghiên cứu, ban hành Nghị quyết mới, thực hiện trong giai đoạn tiếp theo để các địa phương trong vùng, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc có cơ sở triển khai thực hiện, thu hẹp dần khoảng cách với trình độ phát triển chung của cả nước.

Trong 2021-2025, tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã xác định mục tiêu giảm nghèo cho giai đoạn tới là: “Tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5% hằng năm”, đồng thời đề ra nhiệm vụ, giải pháp “Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và triển khai có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2030, bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc”.

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

  • Đông Anh (Hà Nội): Gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị Khu dân cư Thăng Long

    (Xây dựng) – Mới đây, Hội Nông dân huyện Đông Anh, Hội Nông dân xã Hải Bối tổ chức bàn giao, gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị trên địa bàn Khu dân cư Thăng Long.

  • Bài 7: Công tác quản lý trật tự xây dựng với những chuyển biến tích cực

    (Xây dựng) - Suốt chặng đường hình thành và phát triển, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và cũng đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Từ đó, góp phần hình thành nhiều khu đô thị có quy mô lớn, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, diện mạo đô thị và nông thôn Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load