Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 10:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Xuất siêu 11 tháng đạt 9,12 tỷ USD

14:00 | 03/12/2019

(Xây dựng) – Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 11 ước tính thặng dư 100 triệu USD. Như vậy, tính chung trong 11 tháng năm 2019, cả nước xuất siêu gần 9,12 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất siêu 11 tháng đạt 9,12 tỷ USD
Trong 11 tháng, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt 473,73 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018 (Ảnh: Internet).

Trong tháng 11 năm 2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 45,1 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng trước; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 22,6 tỷ USD, giảm 6,7% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6%.

Với kết quả ước tính trên thì trong 11 tháng tính từ đầu năm 2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt 473,73 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 241,42 tỷ USD, tăng 7,8% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 232,31 tỷ USD, tăng 7,4%.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, đối với mặt hàng quặng và khoáng sản khác: xuất khẩu trong tháng 11/2019 ước tính đạt 100 nghìn tấn, giảm 50,1% so với tháng trước và trị giá là 9 triệu USD, giảm 48,8%. Lượng xuất khẩu trong 11 tháng ước đạt 2.621 nghìn tấn, trị giá ước đạt 200 triệu USD, giảm 2,6% về lượng và tăng 13,39% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Dầu thô xuất khẩu trong tháng 11 ước tính đạt 330 nghìn tấn, giảm 33,2% so với tháng trước và trị giá là 154 triệu USD, giảm 30,9%. Lượng xuất khẩu dầu thô trong 11 tháng ước đạt 3.726 nghìn tấn, trị giá ước đạt 1.869 triệu USD, tăng 3,3% về lượng và giảm 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ: trị giá xuất khẩu trong tháng 11 ước tính là 900 triệu USD, giảm 13,2% so với tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng ước đạt 9.455 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với mặt hàng Clanhke và xi măng: Xuất khẩu trong tháng 11 ước tính đạt 3.800 nghìn tấn, tăng 6,2% so với tháng trước và trị giá là 152 triệu USD, tăng 7%. Lượng xuất khẩu trong 11 tháng ước đạt 30.697 nghìn tấn, trị giá ước đạt 1.268 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 12,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Than đá xuất khẩu trong tháng 11 ước tính đạt 100 nghìn tấn, tăng 17,5% so với tháng trước và trị giá là 15 triệu USD, tăng 18,6%. Lượng xuất khẩu trong 11 tháng ước đạt 968 nghìn tấn, trị giá ước đạt 145 triệu USD, giảm 55,9% về lượng và giảm 50,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, mặt hàng đáng chú ý là dầu thô. Nhập khẩu dầu thô trong tháng 11 ước tính là 600 nghìn tấn, tăng 123% so với tháng trước và trị giá là 273 triệu USD, tăng 124% so với tháng trước. Như vậy, lượng nhập khẩu trong 11 tháng ước tính đạt 7,44 triệu tấn, trị giá ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 66,3% về lượng và tăng 44,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng nhập khẩu khác như than đá, xắng dầu các loại, ô tô nguyên chiếc đều có xu hướng giảm so với tháng trước. Cụ thể: Nhập khẩu than đá trong tháng 11 ước tính là 3.000 nghìn tấn, giảm 29% so với tháng trước và trị giá là 220 triệu USD, giảm 32,4%.

Xăng dầu các loại: nhập khẩu trong tháng 11 ước tính là 1.000 nghìn tấn, giảm 5,5% so với tháng trước và trị giá là 605 triệu USD, giảm 5,5%. Như vậy, lượng xăng dầu nhập khẩu trong 11 tháng ước tính đạt 9,0 triệu tấn, trị giá ước đạt 5,5 tỷ USD, giảm 16,1% về lượng và giảm 24,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô nguyên chiếc các loại: ước tính nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 11 đạt 12 nghìn chiếc, trị giá đạt 247 triệu USD, giảm 28% về lượng và giảm 7,7% về trị giá so với tháng trước.

Khánh An

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cà Mau: Công bố các chủ đầu tư có mức giải ngân không đạt tiến độ

    (Xây dựng) - Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau đề nghị, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau hạn chế đi công tác ngoài tỉnh, trừ trường hợp thật sự cần thiết để ưu tiên xử lý dứt điểm công việc trong những tháng cuối năm.

  • Có được thay thế thiết bị sau thời điểm đóng thầu?

    (Xây dựng) - Nhà thầu chỉ được phép bổ sung, thay thế một lần đối với từng vị trí nhân sự, thiết bị trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Trường hợp nhà thầu không có nhân sự, thiết bị thay thế đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì nhà thầu bị loại.

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau “truy” vấn chủ đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa vốn 3.300 tỷ

    (Xây dựng) – Sáng 9/10, tại Hội nghị Công tác kiểm điểm điều hành kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi khá bức xúc khi qua báo cáo, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh là 1 trong 4 Ban giữ vốn nhiều nhất nhưng tỷ lệ giải ngân thấp nhất chỉ đạt 14,9%.

  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 9/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Hợp đồng phải phù hợp với nội dung hồ sơ mời thầu

    (Xây dựng) – Tại Khoản 2 Điều 67 Luật Đấu thầu quy định hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có).

  • Quảng Nam: GRDP 9 tháng tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ

    (Xây dựng) – Chiều 9/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2024. Trong 3 quý đã qua, tổng sản phẩm trên địa bàn Quảng Nam (GRDP) tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023. Địa phương này xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 8/14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về quy mô GRDP; xếp thứ 50/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 12/14 tỉnh tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load