Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 16:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc

08:19 | 11/12/2020

(Xây dựng) - Trước sự chuyển biến nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0, tỉnh Quảng Ninh xác định việc phát triển đô thị thông minh, chính quyền điện tử là cơ hội để tỉnh Quảng Ninh tạo thế và lực để bứt phá trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc.

xay dung quang ninh tro thanh trung tam phat trien nang dong toan dien cua phia bac
Quảng Ninh phấn đấu trong thời gian tới là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc (Ảnh: TL).

Quy hoạch đô thị hướng tới đô thị thông minh

Những năm qua, công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị của Quảng Ninh đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Hiện Quảng Ninh đã phát triển 13 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I (Hạ Long), 3 đô thị loại II (Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái), 2 đô thị loại III (Quảng Yên, Đông Triều); 2 đô thị loại IV (thị trấn Tiên Yên, thị trấn Cái Rồng) và 5 đô thị loại V (thị trấn Quảng Hà, thị trấn Đầm Hà, thị trấn Cô Tô, thị trấn Bình Liêu, thị trấn Ba Chẽ). Hầu hết các đô thị trên địa bàn tỉnh đều phát triển đúng và vượt kế hoạch nâng loại đô thị như đề xuất.

Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh là 64,09%, là một trong 3 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương), cao hơn so với trung bình các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng (40,43%), trung bình cả nước (35,74%). Tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị của tỉnh luôn đạt ở mức cao so với mặt bằng chung.

Với mục tiêu quy hoạch đô thị hướng tới đô thị thông minh, khắc phục hạn chế, thách thức, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy các tiềm năng và lợi thế trên cơ sở khai thác có hiệu quả các sản phẩm của Đề án Chính quyền điện tử và Đề án triển khai mô hình thành phố thông minh.

Tháng 3/2020, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 47/KH-UBND về phát triển đô thị thông minh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu đến 2025 Quảng Ninh có 4 đô thị thông minh tại 4 thành phố; đến năm 2030, các địa phương còn lại đạt được các tiêu chí của đô thị thông minh, tập trung vào các lĩnh vực quản lý đô thị, chiếu sáng, giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, lưới điện, hệ thống cảnh báo rủi ro thiên tai, xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, dữ liệu về xây dựng và các dữ liệu khác trên nền GIS tại tối thiểu 4 thành phố trên địa bàn tỉnh, đồng thời cung cấp các tiện ích đô thị thông minh phục vụ người dân.

xay dung quang ninh tro thanh trung tam phat trien nang dong toan dien cua phia bac
Ưu tiên là phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, cảng biển và dịch vụ cảng biển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh triển khai trong giai đoạn 2020-2025.

Giai đoạn 2020-2025, tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư, thực hiện 16 dự án, nhiệm vụ: Đề án Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030; phát triển khoa học và công nghệ tỉnh đến năm 2020; Đề án xây dựng trung tâm ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh; hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh; triển khai Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025; hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm phục vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường, cảnh báo thiên tai trực tuyến trên địa bàn tỉnh; Đề án nhân rộng mô hình thành phố thông minh tại Uông Bí giai đoạn 2018-2022, tại Cẩm Phả giai đoạn 2018-2025, tại Móng Cái giai đoạn 2020-2025. Cùng với đó là kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đô thị thông minh cho các cơ quan nhà nước của tỉnh, tổ chức và người dân; hệ thống wifi công cộng trên địa bàn tỉnh...

Trong điều kiện các nguồn lực xây dựng đô thị thông minh còn hạn chế thì việc huy động sự tham gia của các doanh nghiệp là rất quan trọng. Chính vì vậy, Quảng Ninh đang kêu gọi đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ đô thị thông minh, phát triển đô thị thông minh, như: Khu đô thị mới có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ ứng dụng công nghệ đô thị thông minh; phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh và các dự án hạ tầng đồng bộ...

Để thực hiện mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm phát triển, năng động phía Bắc, ngoài việc thực hiện kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, toàn diện, hiệu quả giữa xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, Quảng Ninh tập trung vào các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội. Đó là, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững; từng bước phát triển kinh tế số. Phát triển du lịch, dịch vụ nhanh, bền vững ngày càng giữ vai trò chủ đạo, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Quảng Ninh sẽ tập trung tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, ứng dụng công nghệ cao thân thiện với môi trường, công nghiệp thông minh có giá trị gia tăng lớn, quản trị hiện đại, tạo đột phá đóng góp vào GRDP và thu ngân sách. Phát triển công nghiệp phụ trợ, phục vụ công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo. Phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn văn minh. Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển; tập trung phát triển bền vững các hành lang kinh tế, đô thị ven biển gắn với các hành lang giao thông đồng bộ, hiện đại ngày càng hoàn thiện của tuyến phía Tây và tuyến phía Đông của tỉnh.

Ông Nguyễn Tường Văn – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang lại cả thời cơ và thách thức với mọi quốc gia. Trong bối cảnh đó, Quảng Ninh sẽ huy động mọi nguồn lực, đa dạng hình thức đầu tư; đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại bảo đảm liên thông, tổng thể.

Đồng thời, tỉnh sẽ kiên trì thực hiện không gian phát triển “Một tâm - Hai tuyến - Đa chiều - Hai mũi đột phá”. Cùng với đó, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền. Đặc biệt, tỉnh tiếp tục phát huy dân chủ, kỷ cương và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, truyền thống cách mạng, văn hóa, sự năng động và khát vọng đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, vượt lên mạnh mẽ và bền vững...

xay dung quang ninh tro thanh trung tam phat trien nang dong toan dien cua phia bac
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu cả nước về chính quyền điện tử.

Xây dựng chính quyền điện tử - xu hướng tất yếu

Từ năm 2012, tỉnh Quảng Ninh xác định xây dựng chính quyền điện tử và Trung tâm hành chính công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm, trực tiếp chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản nhằm thống nhất quan điểm, nội dung cách thức tổ chức thực hiện.

Sau 8 năm thực hiện, nền tảng cốt lõi của Hệ thống chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thiện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh Quảng Ninh đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh được chú trọng đầu tư xây dựng, 100% cơ quan nhà nước cấp sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố được nối mạng truyền số liệu chuyên dụng và kết nối internet.

Ứng dụng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp luôn được tỉnh quan tâm và phát triển đồng bộ. Các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh đang sử dụng rộng rãi các phần mềm ứng dụng dùng chung và phần mềm chuyên ngành; trên 1.400 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, một số dịch vụ công đã đạt mức độ 3.

Đa số các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố có trang thông tin điện tử và đang từng bước triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ công “một cửa điện tử”. Những nỗ lực này đã và đang phát huy hiệu quả, thiết thực trong công tác lãnh đạo chỉ đạo và giải quyết công việc chuyên môn hằng ngày tại các cơ quan, đơn vị, nâng cao năng suất, chất lượng công việc, mang nhiều thuận lợi đến cho người dân và doanh nghiệp.

Hiện tại tỉnh Quảng Ninh đang triển khai thí điểm 2 ứng dụng trên thiết bị di động. Đến thời điểm hiện tại đã có gần 40.000 người dân cài và sử dụng app dành cho công dân, nhờ sử dụng app thông minh, người dân đã được tiếp cận nhanh chóng với các thông tin từ chính quyền, đặc biệt là trong đợt phòng chóng dịch COVID-19, và chính quyền cũng tiếp cận được nhanh ý kiến phản ảnh của người dân.

Qua đó xây dựng hình ảnh tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương phát triển năng động, sáng tạo, là địa chỉ đáng tin cậy để các doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, thực hiện đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Hy vọng, với những cách làm và nỗ lực của mình, Quảng Ninh sẽ đến gần hơn với mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Định hướng không gian phát triển tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn mới

Trong giai đoạn tới, Quảng Ninh định hướng thực hiện không gian phát triển “Một tâm - Hai tuyến - Đa chiều - Hai mũi đột phá”.

“Tâm” là Thành phố Hạ Long, là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của tỉnh.

Tuyến phía Tây xuất phát từ Hạ Long đến Đông Triều hướng tới đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội, phát triển chuỗi đô thị - công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao và du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh. Trong đó, Khu kinh tế ven biển Quảng Yên là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới.

Tuyến phía Đông xuất phát từ Hạ Long đến Móng Cái và hướng tới Đông Bắc Á phát triển chuỗi đô thị sinh thái - dịch vụ, thương mại, du lịch tổng hợp cao cấp, nông nghiệp sạch - công nghệ cao và kinh tế biển, lấy phát triển công nghiệp để dẫn dắt nông nghiệp.

“Đa chiều” là phối hợp liên kết ở cấp quốc gia, hợp tác cạnh tranh ở cấp quốc tế.

Hai mũi đột phá là Khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái.

Thanh Thanh – Nam Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ấm lòng những ngôi nhà Đại đoàn kết tại những xã nghèo của tỉnh Bắc Kạn

    Đến tháng 9/2024, tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.100 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở, trong đó, hơn 850 nhà đã hoàn thành, hơn 230 nhà đang thực hiện, trên 10 nhà chưa khởi công.

  • Vĩnh Phúc: Vì sao loạt sự cố sạt lở, hư hại công trình trong khi chạy thử nghiệm tại dự án ODA?

    (Xây dựng) – Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (ODA) đã chính thức lên tiếng và đưa ra những giải thích ban đầu về tình trạng sạt lở, hư hại các hạng mục công trình thuộc dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc.

  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load