Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 10:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Việt Nam cần tăng cường thực hiện các giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn xây dựng

22:25 | 30/12/2022

(Xây dựng) – Việc thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng hiệu quả là rất cần thiết để kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng chế tạo các loại vật liệu mới từ phế thải xây dựng tái chế ở Việt Nam.

Việt Nam cần tăng cường thực hiện các giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn xây dựng
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2050, khoảng 90% tổng lượng CTRXD phát sinh tại các đô thị sẽ được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, trong đó 60% được tái sử dụng hoặc tái chế.

Tái chế, tái sử dụng 60% phế thải xây dựng vào năm 2050

Theo TCVN 6705:2000, chất thải rắn xây dựng (CTRXD) là phế thải được thải ra do phá dỡ, cải tạo các hạng mục/công trình xây dựng cũ, hoặc do xây dựng các hạng mục/công trình mới (nhà, cầu cống, đường giao thông…) như vôi vữa, gạch ngói vỡ, bê tông, ống dẫn nước, tấm lợp… và các vật liệu khác. CTRXD rất đa dạng về chủng loại, thành phần và chất lượng cũng rất khác nhau do có thể được thu gom từ nhiều nguồn.

Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, tổng lượng chất thải rắn đô thị trung bình là 60 nghìn tấn/ngày, trong đó CTRXD chiếm từ 10-12% và tỷ lệ ở các đô thị lớn có thể lên tới 20-25%. Riêng tổng lượng CTRXD năm 2010 là 1,9 triệu tấn và con số này có thể tăng lên khoảng 9,6 triệu tấn vào năm 2025. Tình hình này yêu cầu Việt Nam phải thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng hiệu quả để kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng chế tạo các loại vật liệu mới từ phế thải xây dựng tái chế.

Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng. Đến ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nêu rõ mục tiêu đến năm 2050, khoảng 90% tổng lượng CTRXD phát sinh tại các đô thị cần được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, trong đó 60% được tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm.

Nội dung sử dụng chất thải xây dựng tái chế để sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030.

Thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng là rất cần thiết

Để giúp đỡ Việt Nam thực hiện mục tiêu trên, hai cơ quan của Chính phủ Nhật Bản là Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tài trợ thực hiện dự án SATREPS: “Thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng hiệu quả nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng chế tạo các loại vật liệu mới từ phế thải xây dựng tái chế ở Việt Nam”.

Dự án có 5 hoạt động chính, bao gồm: Xây dựng hướng dẫn quản lý phế thải xây dựng (PTXD) thân thiện với môi trường ở Việt Nam; Xây dựng hệ thống quản lý và Trung tâm xử lý tái chế chất thải – Kinh tế tuần hoàn; Phát triển công nghệ mới nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và xây dựng hạ tầng từ các vật liệu tái chế ở Việt Nam; Nâng cao năng lực lãnh đạo và nhân sự quản lý PTXD ở Việt Nam; Đề xuất mô hình kinh doanh chiến lược cho việc tái chế PTXD và áp dụng các biện pháp quảng bá hiệu quả nhằm đáp ứng chiến lược quốc gia về quản lý PTXD đến năm 2025 và tầm nhìn 2050.

Rõ ràng, việc áp dụng các biện pháp tái chế, tái sử dụng chất thải xây dựng là một cách làm phù hợp với định hướng kinh tế tuần hoàn đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

TS. Tống Tôn Kiên, giảng viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án SATREPS cho rằng, Việt Nam cần sớm thực hiện nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và mô hình tái chế CTRXD phù hợp cho từng địa phương. Các địa phương nên áp dụng phương pháp dự báo lượng CTRXD phát sinh để phục vụ công tác quản lý và quy hoạch.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nên xây dựng đề án tổng thể về quản lý và tái chế CTRXD nhằm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh/thành phố đến năm 2025, tầm nhìn 2030, đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư xử lý và tái chế CTRXD trên địa bàn và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách quản lý CTRXD đến người dân và các bên liên quan.

Việt Nam cần tăng cường thực hiện các giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn xây dựng
Các địa phương cần xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư xử lý và tái chế CTRXD trên địa bàn và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách quản lý CTRXD đến người dân và các bên liên quan.

Trong khi đó, PGS.TS. Nguyễn Đức Lượng, giảng viên Khoa Kỹ thuật Môi trường của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân loại CTRXD tại nguồn. Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số quốc gia khác trên thế giới cho thấy, việc xây dựng kế hoạch quản lý CTRXD trước khi thực hiện phá dỡ công trình là rất cần thiết. Sau đó, công việc phải làm là xác định các nhóm CTRXD thông thường và CTRXD nguy hại để có hình thức phân loại và lưu giữ phù hợp, đồng thời tận dụng và tái chế CTRXD thông thường càng nhiều càng tốt.

Xuất phát từ thực tế này, PGS.TS. Nguyễn Đức Lượng kiến nghị, Chính phủ Việt Nam cần ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp để tăng cường áp dụng “Chỉ dẫn kỹ thuật quy trình thu gom và phân loại CTRXD tại công trình phá dỡ” trong thực tế và hỗ trợ, thúc đẩy công tác phân loại, tái chế, tái sử dụng CTRXD.

Nhật Minh (ảnh: Internet)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

  • Đông Anh (Hà Nội): Gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị Khu dân cư Thăng Long

    (Xây dựng) – Mới đây, Hội Nông dân huyện Đông Anh, Hội Nông dân xã Hải Bối tổ chức bàn giao, gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị trên địa bàn Khu dân cư Thăng Long.

  • Bài 7: Công tác quản lý trật tự xây dựng với những chuyển biến tích cực

    (Xây dựng) - Suốt chặng đường hình thành và phát triển, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và cũng đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Từ đó, góp phần hình thành nhiều khu đô thị có quy mô lớn, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, diện mạo đô thị và nông thôn Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load