Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 13:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Vì sao Dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chậm tiến độ?

18:44 | 29/05/2018

(Xây dựng) - Ngày 13/12/2014, cơ sở 2 của hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức được khởi công tại Hà Nam. Dự án được triển khai thi công từ tháng 5/2015 đến nay đã tròn 3 năm nhưng tiến độ dự án bị chậm 18 tháng. Bộ Y tế lý giải vấn đề này như thế nào?

789club ios
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)

Hai bệnh viện này được đầu tư xây dựng quy mô mỗi bệnh viện 1.000 giường, diện tích sàn mỗi bệnh viện gần 120 ngàn mét vuông, tổng mức đầu tư cả 2 dự án hơn 8000 ngàn tỷ đồng. Đây là các Bệnh viện hạng đặc biệt, có quy mô lớn, đầu tư trang thiết bị đồng bộ hiện đại, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và có nguồn nhân lực kỹ thuật cao.

Thủ tướng Chính phủ cho phép cả 2 dự án được áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác đấu thầu, kể cả hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã chỉ đạo Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu rộng rãi theo quy định của Luật Đấu thầu, lựa chọn được các nhà thầu thi công xây lắp có năng lực kinh nghiệm. Trong đó, liên danh nhà thầu Tổng Cty 36, Tổng Cty 319, Tổng Cty Thành An trúng thầu gói khối nhà chính; Liên danh Thành Đạt – Vinaconex 25 trúng gói thầu hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà… của Dự án xây dựng bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2. Còn liên danh nhà thầu Tổng Cty Xây dựng Hà Nội CTCP và Cty CP Hồng Hà Việt Nam trúng gói thầu xây dựng khối nhà chính; Liên danh Thành đạt – Vinaconex 25 trúng thầu gói thầu hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà; và một số nhà thầu khác đã trúng thầu dự án xây dựng bệnh viện Việt Đức.

Nhà thầu thiết kế kiến trúc của cả 2 dự án là Cty VK (Bỉ). Đây là đơn vị có kinh nghiệm thiết kế nhiều bệnh viện lớn ở châu Âu và đã thiết kế bệnh viện Vinmec tại Việt Nam.

Sau 3 năm triển khai, đến nay dự án đã hoàn thành toàn bộ phần thô và đang triển khai công tác hoàn thiện, hạ tầng. Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã kiểm tra đánh giá chất lượng phần kết cấu khối nhà chính của hai công trình, đồng ý nghiệm thu phần kết cấu chịu lực để chuyển sang giai đoạn hoàn thiện.

Đến ngày 10/5/2018 cả 2 dự án đã giải ngân được 3.382,42 tỷ đồng/tổng vốn 4.420.54 tỷ đồng vốn được cấp.

Đánh giá nguyên nhân chậm tiến độ, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thực tế thời gian triển khai các bệnh viện lớn, hiện đại từ lúc chuẩn bị đầu tư, khởi công và hoàn thành thường là 5 - 7 năm. Trong khi thời gian triển khai 2 dự án này kéo dài 3 năm là quá ngắn và khó thực hiện.

Theo lý giải của Cty Thiết kế VK (Bỉ), kế hoạch thời gian 6 tháng dành cho thiết kế dự án là khó thực hiện vì thời gian thiết kế tại châu Âu cho các bệnh viện có quy mô tương tự thường mất tối thiểu 2 năm. Đây là dự án bệnh viện quy mô lớn, hiện đại, tính chất kỹ thuật phức tạp, khối lượng hồ sơ thiết kế nhiều.

Trong quá trình thiết kế, phải thay đổi, điều chỉnh do yêu cầu của các bệnh viện, rà soát tiết giảm tổng mức đầu tư. Cty Thiết kế VK cùng một lúc thực hiện thiết kế cả 2 dự án, trong quá trình thực hiện phải xem xét, cân đối các giải pháp thiết kế, giải pháp sử dụng vật liệu phù hợp với điều kiện kinh phí của Việt Nam nên thời gian thiết kế bị kéo dài hơn nhiều so với kế hoạch.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, mặc dù phối hợp tích cực với Bộ Xây dựng trong công tác thẩm tra, thẩm định, tuy nhiên do khối lượng hồ sơ thẩm tra, thẩm định rất lớn, triển khai thẩm tra, thẩm định từng hạng mục của dự án nên thời gian thẩm tra, thẩm định bị kéo dài.

Theo lý giải của Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian cho công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán kéo dài nên phải chờ đợi lâu do việc chuyển đổi giữa Luật Xây dựng cũ và Luật Xây dựng mới. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình. Đến tháng 10/2017, Bộ Xây dựng đã thẩm định xong hồ sơ thiết kế kỹ thuật hạng mục cơ điện, hạ tầng, xử lý nước thải, xây lắp công nghệ thông tin. Phần dự toán các hạng mục này đang thẩm tra, thẩm định.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình. Đến nay do chưa có dự toán thẩm định nên Bộ Y tế vẫn đang rà soát để phê duyệt thiết kế kỹ thuật các hạng mục còn lại của dự án.

Tổng mức đầu tư từ 5.000 tỷ đồng/dự án điều chỉnh giảm xuống còn 4.050 tỷ đồng/dự án nên phải điều chỉnh thiết kế để giảm tổng mức đầu tư. Chủ đầu tư và các tổng thầu phải mất nhiều thời gian để rà soát, điều chỉnh lại thiết kế và dự toán của cả dự án để vẫn đảm bảo mục tiêu và các tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu đặt ra cho dự án.

Một trong những nguyên nhân dự án chậm tiến độ do nhà thầu khó khăn về tài chính vì công tác giải ngân thanh toán tại Kho bạc Nhà nước gặp khó khăn. Mặc dù đã có khối lượng hoàn thành nhưng chưa có dự toán được phê duyệt nên chỉ được giải quyết tạm thanh toán đến 50% giá trị khối lượng hoàn thành. Mặt khác, các quy định về bảo lãnh tạm ứng, thanh toán cũng gây khó khăn cho nhà thầu và chủ đầu tư trong điều hành và quản lý dự án.

Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới thông báo phân bổ vốn trung hạn cho dự án, phần nguồn vốn còn lại của dự án (trong đó có 10% vốn dự phòng) chưa được Chính phủ xem xét cân đối.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo thường xuyên tổ chức giao ban với chủ đầu tư, các nhà thầu và các bệnh viện; kiểm tra dự án tại hiện trường để đôn đốc tiến độ dự án; chủ động làm việc với Bộ Xây dựng; báo cáo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án. Mặc dù đã cố gắng thực hiện dự án trong 3 năm theo kế hoạch nhưng do dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, chuyển đổi sang Luật Xây dựng mới, phải tiết giảm tổng mức đầu tư, điều chỉnh thiết kế nên Bộ Y tế, chủ đầu tư, nhà thầu đã mất nhiều thời gian trong thẩm định, phê duyệt thiết kế, rà soát tổng mức đầu tư, điều chỉnh thiết kế, xây dựng các phương án triển khai cho phù hợp mức vốn được giao. Bộ Y tế xin nhận trách nhiệm về chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.

Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong thẩm định, phê duyệt thiết kế, thi công, thanh toán hợp đồng để đẩy nhanh tiến độ dự án, cụ thể là: Dự án vừa thiết kế, vừa thi công theo từng phần, từng giai đoạn của công trình; thẩm định phê duyệt thiết kế trước để thi công ngay còn thẩm định phê duyệt dự toán triển khai sau. Thi công ngay theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm tra, thẩm định và giao trách nhiệm cho chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu nghiệm thu tuân thủ đúng thiết kế được phê duyệt.

Bộ Y tế cũng đề nghị Thủ tướng cho phép dự án được thanh toán theo khối lượng thực tế thi công và giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Bộ cũng đề nghị Thủ tướng cho phép kéo dài tiến độ của Đề án đến hết năm 2019; dự án khánh thành khu khám và điều trị ban ngày vào tháng 12/2018; hoàn thành tổng thể và quyết toán dự án trong năm 2019.

Đây là 2 trong 5 bệnh viện Trung ương và bệnh viện tuyến cuối được Chính phủ quyết định dành 20.000 tỷ đồng đầu tư, xây dựng mới để nâng tầm chất lượng công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời cung cấp các dịch vụ y tế khám chữa bệnh có chất lượng cao.

Nhi Ngọc

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load