Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 14:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Về quy hoạch chi tiết trung tâm bán đảo Quảng An (Hà Nội): Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói gì?

21:20 | 15/08/2022

(Xây dựng) - Liên quan đến quy hoạch chi tiết (QHCT) trung tâm bán đảo Quảng An (Hà Nội) và dự án nhà hát tại khu vực Đầm Trị (thuộc bán đảo Quảng An), mới đây Hội Kiến trúc sư (KTS) Việt Nam đã có chia sẻ một số quan điểm.

ve quy hoach chi tiet trung tam ban dao quang an ha noi hoi kien truc su viet nam noi gi
UBND quận Tây Hồ đang lấy ý kiến rộng rãi cho đồ án QHCT trung tâm bán đảo Quảng An.

Đủ căn cứ pháp lý triển khai QHCT trung tâm bán đảo Quảng An

Theo Hội KTS Việt Nam, từ năm 1945 đến nay, Hà Nội đã 7 lần được Thủ tướng Chính phủ (TTCP) ra quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng Thủ đô.

Từ đồ án quy hoạch phê duyệt năm 1992 đã xác định “Khu vực Hồ Tây phải được quy hoạch xây dựng thành: Trung tâm giao dịch quốc tế, trung tâm dịch vụ du lịch, trung tâm văn hóa thể thao và là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí Thủ đô”.

Sau đó tại Văn bản số 37510/KTT ngày 05/7/1994, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng thẩm định phê duyệt quy hoạch xây dựng một số khu vực quan trọng của Hà Nội.

Từ căn cứ đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã phê duyệt QHCT khu vực Hồ Tây tại Quyết định số 473/BXD-KTQH ngày 08/11/1994. Bản vẽ quy hoạch kèm theo quyết định này đã hình thành trục đường đôi dài khoảng 700m ở bán đảo Quảng An, như hồ sơ đang xin ý kiến cộng đồng hiện nay. Chỉ khác là, cuối tuyến đường đôi này (nay là dọc tuyến Đặng Thai Mai) khi đó kết thúc bằng một hệ thống hồ nội bộ rộng hơn 60ha, liên thông với Hồ Tây. Vùng hồ này hiện đã cơ bản bị lấp không kiểm soát, chỉ còn lại một dải nhỏ hồ sen.

Đến năm 1998, tại Quyết định 108/1998/QĐ-TTg, Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội xác định rõ thêm trục này liên kết tới Cổ Loa và nhấn mạnh “tại khu vực này xây dựng công trình dịch vụ văn hóa thương mại tầm quốc gia”.

Sau khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, diện tích Thủ đô tăng từ 921km2 lên 3.344km2, năm 2011, TTCP phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, tại Quyết định 1259/QĐ-TTg. Theo đó, khu Hồ Tây và phụ cận vẫn giữ nguyên như các quy hoạch đã phê duyệt trước.

Đáng chú ý là trong quy hoạch này, lần đầu tiên đưa vào trục Tây Hồ Tây - Ba Vì giao cắt với trục Hồ Tây - Cổ Loa tại khu vực Đầm Trị. Quyết định 1259/QĐ-TTg nhấn mạnh: “Xây dựng các công trình văn hóa tiêu biểu của Thủ đô như bảo tàng, nhà hát... gắn với cảnh quan thiên nhiên sông Hồng, khu vực Tây Hồ Tây, Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long và trên các trục giao thông không gian chính, các trung tâm văn hóa lớn của Hà Nội. Thiết lập hệ thống quảng trường văn hóa, các không gian giao lưu cộng đồng, các không gian đi bộ gắn kết với các công trình tượng đài, tượng đường phố, tranh tường nghệ thuật lớn...”.

Như vậy, theo hệ thống quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng Thủ đô của TTCP, rõ rệt nhất là thể hiện tại quyết định lần thứ 5 (năm 1992), lần thứ 6 (năm 1998) và lần thứ 7 (năm 2011), vùng 3 – vùng Quảng An được quy hoạch ổn định nhất quán, đủ điều kiện pháp lý căn bản để Hà Nội triển khai QHCT khu vực.

Cũng theo Hội KTS Việt Nam, từ những năm 2010, Thành phố Hà Nội đã có chủ trương kế hoạch xây dựng một nhà hát hiện đại, quy mô lớn, đa chức năng tại khu vực Tây Hồ Tây. Năm 2017, nhà hát lại được thành phố dự kiến xây dựng tại quận Nam Từ Liêm nhưng cả 2 lần đều không khả thi vì nhiều lý do khác nhau.

Với yêu cầu nhà hát mới đóng vai trò quan trọng kết nối trong vùng trung tâm Hồ Tây, cần mang tính biểu tượng, gắn kết với không gian văn hóa Hồ Tây, đáp ứng vùng bán kính phục vụ cho nhân dân quận Tây Hồ và phụ cận, kể cả vùng Bắc sông Hồng, góp phần liên kết, kiến tạo trục văn hóa Hồ Tây – sông Hồng – Cổ Loa... thì việc xác định vị trí nhà hát ở khu công viên kết trục tạo sự lan tỏa hài hòa với không gian mặt nước có thể coi là chấp nhận được.

Tuyển chọn kiến trúc nhà hát tại Đầm Trị phù hợp quy định pháp luật

Từ chủ trương lớn và quy hoạch được TTCP phê duyệt từ 30 năm trước đây (năm 1992), tại quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội được TTCP phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2021 đã đề cập xây dựng “Nhà hát” tại vùng Hồ Tây.

Việc triển khai lập và phê duyệt quy hoạch phân khu (QHPK) tại vùng Hồ Tây và phụ cận do UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2014 (ổn định trục trung tâm Hồ Tây – sông Hồng – Cổ Loa); Điều chỉnh QHPK phê duyệt năm 2021 (xác định rõ vị trí đặt và quy mô chiếm đất nhà hát Đầm Trị, khu dịch vụ tổng hợp, bố cục tuyến giao thông ngoại vi và nội công viên văn hóa) đều tuân thủ theo quy định pháp luật, cũng như tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch đô thị.

Tuy nhiên, Hội KTS Việt Nam cũng cho rằng cần làm rõ một nội dung Cụm công trình tổ hợp cao tầng tại ô 19 không sai về mặt pháp lý nhưng chưa thực hiện đúng tinh thần các quyết định về quy hoạch đã được TTCP phê duyệt, nhất là Quyết định 1259/QĐ-TTg.

Quy trình lựa chọn phương án kiến trúc Nhà hát được thực hiện theo hình thức tuyển chọn thời điểm 2017-2019 là phù hợp quy định pháp luật (Luật Xây dựng 2013).

Hà Nội đã tiến hành đầy đủ các bước: Thường trực Thành ủy Hà Nội ra văn bản đồng ý về chủ trương; Cơ quan chức năng thành phố tuyển chọn tư vấn đủ năng lực, kinh nghiệm để lập phương án; Tập thể Lãnh đạo Thành phố có hội nghị xem xét, ra kết luận chấp thuận phương án, với một số yêu cầu chỉnh lý, bổ sung; Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch thành phố đã họp cho ý kiến (với 17/18 phiếu) thống nhất: “Vị trí và quy mô lựa chọn phù hợp đảm bảo định hướng nghiên cứu thống nhất, đồng bộ trong quá trình lập và phê duyệt QHCT. Vị trí công trình đặt tại hồ Đầm Trị là khu vực trung tâm, điểm kết thúc trục không gian bán đảo kết nối với Hồ Tây là hợp lý, thuận lợi tạo không gian và tầm nhìn cảnh quan từ nhiều phía”…

Sau đó, Thường trực Thành ủy nghe báo cáo, đã ra kết luận: “Cơ bản thống nhất với ý tưởng và phương án kiến trúc Nhà hát đa năng tại trục không gian bán đảo Quảng An, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội của đơn vị tư vấn thiết kế Renzo Piano Buiding Workshop trình bày”.

Như vậy, theo Hội KTS Việt Nam, việc lựa chọn phương án kiến trúc đã tiến hành rất chặt chẽ và tuân thủ đúng quy định pháp lý.

Việc trưng cầu ý kiến nhân dân phù hợp quy định

Chia sẻ quan điểm đối với QHCT và không gian khu vực, Hội KTS Việt Nam cho rằng việc hình thành trục Hồ Tây – sông Hồng – Cổ Loa là một ý tưởng hay, đột phá về quy hoạch. Trục này mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn, nhưng nếu kết hợp phần thực (như phương án quy hoạch đã triển khai) và phần ảo cũng là phù hợp để xác lập cảm nhận, phát triển, kết nối không gian đô thị.

Kết thúc trục, ở phần giáp mặt Hồ Tây tổ chức công viên, công trình văn hóa, tâm linh, dịch vụ công cộng… kết hợp với diện tích cây xanh và mặt nước chiếm tỷ lệ lớn là một giải pháp có tính tương tác ưu việt.

Phương án thiết kế đã đáp ứng chức năng đa dạng và phù hợp với yêu cầu sử dụng hiện tại và tương lai. Hình thái kiến trúc công trình độc đáo, sáng tạo, hài hòa với không gian nơi chốn.

Đồng thời, Hội KTS Việt Nam cũng lưu ý một số nội dung cần xem xét, bổ sung hoàn chỉnh. Cụ thể, quy hoạch tuyến hướng giao thông cho QHCT khu A6 cần giải bài toán kỹ lưỡng về cả liên kết đối ngoại và nội bộ hài hòa, đảm bảo công suất.

Hà Nội cần rà soát lại lối tiếp cận nhà hát phù hợp tiếp cận cho các phương tiện giao thông, nhất là khoảng cách đi bộ. Mật độ công trình dịch vụ trong khu công viên cuối trục còn quá dày (dù thấp tầng) và đơn điệu, cần nghiên cứu phù hợp.

Hội KTS Việt Nam cũng cho rằng, cần chú ý kết nối hài hòa các yếu tố văn hóa tâm linh khu vực với yêu cầu không gian cảnh quan yên tĩnh và vành đai chia sẻ; Quan tâm tổ chức điểm kết trục chính tránh bị hụt hẫng và thiếu hấp dẫn; Nghiên cứu sâu kỹ và đưa ra cứ liệu thuyết phục đầy đủ về đóng góp của hình thái kiến trúc nhà hát cho không gian văn hóa đặc biệt vùng Hồ Tây.

Sau cùng, Hội KTS Việt Nam cho rằng việc UBND quận Tây Hồ Tây hiện tiến hành trưng cầu dân ý về 2 nội dung QHCT bán đảo Quảng An và dự án Nhà hát tại khu vực Đầm Trị là phù hợp quy định.

ve quy hoach chi tiet trung tam ban dao quang an ha noi hoi kien truc su viet nam noi gi
Phương án kiến trúc nhà hát tại Đầm Trị.

Trước những ý kiến đa chiều đối với QHCT bán đảo Quảng An và xây dựng nhà hát, Hội KTS Việt Nam thấy rằng, đây đều là những ý kiến có tâm huyết, phân tích kỹ lưỡng và giàu hàm lượng chuyên môn. Thành phố nên có tập hợp, nghiên cứu rà soát để soi chiếu lý giải, chỉnh sửa, bổ sung thấu đáo, hợp lý.

Việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt đúng pháp luật và nhất quán là rất cần thiết. Nhà hát là một dự án cực kỳ quan trọng, có quy mô khá đồ sộ, lại đặt tại một vùng văn hóa đặc biệt, nên Hội KTS Việt Nam đề nghị thành phố tổ chức thêm hội thảo để lắng nghe, tham vấn ý kiến chuyên gia và cộng đồng đầy đủ, thỏa đáng, đồng thời có thể nên lấy ý kiến rộng rãi nhân dân Thủ đô về mô hình nhà hát.

Minh Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load