Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 28/09/2024 02:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

VCCI Thanh Hóa: Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó sau đại dịch Covid-19

22:37 | 18/07/2020

(Xây dựng) - Theo thống kê, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 15.500 doanh nghiệp (phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa) đang hoạt động và đều gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid -19. Trong đó, chịu tổn thất nặng nề nhất là các doanh nghiệp may mặc, giầy da, xuất khẩu nông - lâm, thủy sản, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn, vận tải.

vcci thanh hoa dong hanh cung doanh nghiep vuot kho sau dai dich covid 19
Ông Đỗ Đình Hiệu - Giám đốc VCCI Thanh Hóa.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, 32 ngành hàng công nghiệp chính của tỉnh đều chịu tác động nặng nề bởi đại dịch, do phụ thuộc về nguyên liệu sản xuất bởi thị trường nước ngoài. Trong lĩnh vực may mặc, giầy da, chỉ có rất ít doanh nghiệp dự trữ được nguyên liệu đầu vào đến hết tháng 6, còn lại đa số đều lâm cảnh hết nguyên liệu sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã phải cho công nhân nghỉ việc luân phiên, sản xuất cầm chừng… Một số doanh nghiệp dệt may trang phục như: Công ty TNHH và Thương mại Nam Linh, Công ty Cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng đã chuyển hướng sang may khẩu trang, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Cùng chung cơn “bĩ cực” là các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, sản xuất phân bón. Tại Nhà máy sản xuất ôtô Veam Bỉm Sơn, hầu hết linh kiện đều nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi thị trường này đang đình trệ, hiện doanh nghiệp đang tìm cách tháo gỡ, tìm kiếm thị trường mới nhưng cần phải có thời gian. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản, toàn tỉnh đang tồn đọng hàng trăm nghìn tấn sản phẩm gồm: Ớt, tinh bột sắn, tinh bột cá… các mặt hàng súc sản đông lạnh xuất khẩu cũng giảm sút và theo dự báo sẽ tiếp tục giảm sâu trong thời gian tới.

Trước tình hình nghiêm trọng trên, cùng với việc ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách hạn chế tác động của Covid-19. UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các huyện, thị, thành phố, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa đã đề nghị các tổ chức tín dụng nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại do dịch bệnh của các doanh nghiệp vay vốn, nhất là những ngành bị ảnh hưởng nhiều để có các giải pháp hỗ trợ hiệu quả như: Cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi suất, cho vay mới… Đến hết tháng 02/2020, Ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất cho 8.330 khách hàng với dư nợ 39.404 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 70 khách hàng với dư nợ 585 tỷ đồng, giảm lãi cho 1.248 khách hàng khó khăn 82 tỷ đồng.

vcci thanh hoa dong hanh cung doanh nghiep vuot kho sau dai dich covid 19
Một số doanh nghiệp may mặc, giầy da xuất khẩu tại Thanh Hóa đã hoạt động trở lại.

Với vai trò đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa (VCCI Thanh Hóa) đã có nhiều hoạt động nhằm “chung tay” với các cấp, ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, VCCI Thanh Hóa đã tạm dừng việc thu phí hội viên đối với doanh nghiệp, trực tiếp đến các đơn vị, Công ty nắm bắt tình hình, động viên khích lệ các doanh nghiệp; đồng thời có văn bản đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Cùng với đó, VCCI Thanh Hóa đã phối hợp với các cấp, ngành có thẩm quyền, triển khai 5 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gồm: Thành lập các tổ công tác rà soát các dự án đã có chủ trương đầu tư, đang làm thủ tục đầu tư để thúc đẩy nhanh việc hoàn thiện thủ tục so với thời gian quy định, giúp doanh nghiệp có thể sớm sản xuất kinh doanh; Hạn chế thanh, kiểm tra doanh nghiệp để doanh nghiệp tập trung cho sản xuất, kinh doanh; Khoanh nợ, giãn thời gian nộp thuế, giãn tiến độ nộp tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất và mặt bằng sản xuất kinh doanh; Chỉ đạo triển khai Chỉ thị, Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch bệnh; Tiếp tục rà soát, cắt giảm bớt quy trình, thủ tục hành chính về đầu tư để khích lệ doanh nghiệp.

Cùng với các giải pháp trên, VCCI Thanh Hóa đã tổ chức khảo sát về tác động của dịch Covid-19 đối với vấn đề lao động, việc làm và nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Dựa trên kết quả khảo sát, VCCI Thanh Hóa đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh, đại diện các doanh nghiệp và lãnh đạo một số Ngân hàng, tổ chức tín dụng tại Thanh Hóa đã tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị này, các doanh nghiệp đã kiến nghị về chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp như: Khó khăn trong việc trả lãi vay ngoại tệ cho xuất khẩu hàng hóa; cần chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, giảm lãi suất vay xuống thấp hơn so với quy định; chia nhóm các lĩnh vực chịu tác động để có chính sách hỗ trợ tín dụng sát thực tế hơn, kiến nghị các ngân hàng hướng dẫn nhanh và cụ thể hơn thủ tục để tiếp cận chính sách hỗ trợ tín dụng...

Lãnh đạo các ngân hàng đã thông tin về một số chính sách, giải pháp đang áp dụng, giải đáp kiến nghị và đề nghị các doanh nghiệp tìm hiểu sâu về các thủ tục hưởng hỗ trợ, nâng cao chất lượng các hồ sơ xin tiếp cận vốn với các dự án mới... Về các kiến nghị chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, sẽ được tổng hợp, kiến nghị lên cấp trên và có hướng dẫn chi tiết sớm nhất.

Cũng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ảnh hưởng do dịch bệnh, VCCI Thanh Hóa, đã có văn bản báo cáo, gửi Ban Thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, UBND tỉnh, nội dung như sau: Kiến nghị Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục có biện pháp hỗ trợ thanh khoản, duy trì cho vay, giảm lãi suất vay, khoanh nợ, giãn nợ, đẩy nhanh thời gian xét cho vay; giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn phạt chậm nộp thuế khi doanh nghiệp đã nộp đủ thuế, miễn giảm tiền thuê đất, giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch bệnh được kiểm soát; giảm, gia hạn thời gian nộp tiền Bảo hiểm xã hội, không tính lãi phạt nộp chậm Bảo hiểm xã hội cho đến khi hết dịch; cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp bằng việc bình ổn giá xăng, dầu, giảm phí điện, nước, tiếp tục giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.

Với sự quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của UBND tỉnh, các cấp, ngành liên quan, nhất là các tổ chức tín dụng và VCCI Thanh Hóa. Đến thời điểm này, sau khi dịch bệnh tạm thời được kiểm soát, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Thanh Hóa đã có tín hiệu hồi phục. Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực thích ứng với tình hình mới, chủ động tìm kiếm thị trường mới, tái cơ cấu bộ máy điều hành, tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào để hạ giá thành sản phẩm... Trong đó, lĩnh vực du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn, vận chuyển đã hoạt động nhộn nhịp trở lại.

Tại thành phố Sầm Sơn, lượng khách du lịch trong tháng 6 vừa qua đạt 2.420.000 lượt khách, vượt 1% so với cùng kỳ năm 2019, doanh thu đạt 2.470 tỷ đồng, công suất sử dụng buồng phòng đạt 82%. Cùng với Sầm Sơn, các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại Bá Thước, Cẩm Thủy lượng khách tham quan, đặt phòng cũng tăng mạnh. Sự khởi sắc của ngành Du lịch đã kéo theo sự “hồi sinh” của các ngành nghề dịch vụ liên quan như nhà hàng ăn uống, khách sạn... Cùng với đó, trong lĩnh vực may mặc, giầy da; xuất khẩu nông - lâm, thủy sản, nhiều doanh nghiệp đã từng bước vượt qua khó khăn, sản xuất kinh doanh dù chưa thật sự ổn định nhưng đã có những tín hiệu tốt.

Trao đổi với PV Báo điện tử Xây dựng, ông Đỗ Đình Hiệu - Giám đốc VCCI Thanh Hóa đánh giá, sự quan tâm tháo gỡ, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhất là những chính sách về tín dụng của các ngân hàng đã góp phần tháo gỡ những khó khăn chồng chất mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản, trở ngại đối với các doanh nghiệp trong việc tiếp cận những chính sách này, trong đó có gói hỗ trợ 62.000 tỷ dành cho các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Do quy định về điều kiện được vay vốn đặt ra quá khó khăn, ngặt nghèo, không phù hợp thực tế nên cho đến nay, chưa có doanh nghiệp nào tại Thanh Hóa có thể hoàn thiện thủ tục để tiếp cận nguồn tín dụng được cho là hết sức cần thiết với doanh nghiệp này.

Đào Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load