(Xây dựng) - Theo quy định tại Khoản 1 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ về thời hạn tạm ứng vốn, tiền thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tạm ứng trong tháng 1 năm sau năm kế hoạch.
Ứng vốn để bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện thế nào? |
Bà Nguyễn Thị Phương Lâm (Vĩnh Phúc) hỏi, tiền tạm ứng này là được tạm ứng theo quyết định phê duyệt phương án bồi thường của năm kế hoạch hay cả quyết định duyệt phương án trong tháng 1 năm sau năm kế hoạch?
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định:
"4. Việc ứng vốn để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Quỹ phát triển đất thực hiện ứng vốn cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để giao đất, cho thuê đất thực hiện theo Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất;
b) Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Mức được trừ không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Trường hợp người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án".
Đối với nội dung liên quan đến Nghị định số 99/2021/NĐ-CP, đề nghị bà liên hệ với Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể.
Khánh Diệp
Theo