Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 24/09/2024 11:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021

21:59 | 06/03/2021

(Xây dựng) - Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021, ngày 04/3/2021, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã ban hành Văn bản số 110/CĐXD-CSPL chỉ đạo các công đoàn trực thuộc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021 do Nhà nước phát động.

trien khai thang hanh dong ve an toan ve sinh lao dong nam 2021
Huấn luyện Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn tại Nhà máy thủy điện Sê San 3A.

Với chủ đề “Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và sự tham gia của an toàn, vệ sinh sinh viên”, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021 được tổ chức từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/5/2021 trên phạm vi toàn quốc.

Theo đó, Tháng hành động là đợt cao điểm tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và các cấp, các ngành về thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống Covid-19; đồng thời đẩy mạnh các chương trình phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp, cơ sở lao động. Thúc đẩy công tác phối hợp giữa công đoàn các cấp với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động trong việc triển khai các chương trình, hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cải thiện điều kiện lao động, phát động thi đua, đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, góp phần xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động phải thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện lao động, sản xuất của đơn vị; thu hút được sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp và người lao động; bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ, địa phương và an toàn, sức khỏe cho người lao động.

Với chủ đề của năm 2021, các hoạt động của Tháng hành động tập trung vào những nội dung chủ yếu như:

Công tác truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động

Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử, các fanpage, facebook của đơn vị và của công đoàn các cấp, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, truyền thanh nội bộ để thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách và kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, các nguyên nhân, nguy cơ, rủi ro gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tới các doanh nghiệp, người lao động, tuyên truyền các hoạt động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021.

Xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tài liệu, phóng sự, cảnh báo phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phát các sổ tay, tờ rơi, tài liệu hướng dẫn, video, gửi tin nhắn tuyên truyền về tác an toàn, vệ sinh lao động tới người lao động. Đẩy mạnh các phong trào thi đua và nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động

Phối hợp với chuyên môn tổ chức phát động phong trào thi đua về tác an toàn, vệ sinh lao động, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, cụ thể hóa thành các phong trào thi đua phù hợp với điều kiện của đơn vị qua đó thúc đẩy sự tham gia của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Rà soát, kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các cơ sở sản xuất. Tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động và kỹ năng, phương pháp hoạt động cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Lựa chọn đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo.

Tăng cường giám sát, phối hợp kiểm tra, thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động

Tăng cường các hoạt động phối hợp với chuyên môn, cơ quan chức năng trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động, tập trung vào một số lĩnh vực có nguy cơ cao về mất an toàn, vệ sinh lao động như thi công xây dựng, khai khoáng, điện, hàn cắt; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, đo kiểm môi trường lao động, công tác huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động...

Các cấp công đoàn chủ động tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động như: Tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, tập huấn, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động; kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kỹ năng phương pháp hoạt động của đội ngũ an toàn vệ sinh sinh viên;

Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động như: Tọa đàm, đối thoại về triển khai chính sách với doanh nghiệp, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức giao lưu, thăm quan các mô hình điển hình làm tốt về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức các lớp tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn, an toàn vệ sinh viên; tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động;

Tổ chức hội thi về an toàn, vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh viên giỏi, đa dạng hóa các hình thức thi như: Thi viết, thi online tìm hiểu về an toàn, vệ sinh lao động… Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Để các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động đạt kết quả thiết thực, Công đoàn Xây dựng Việt Nam yêu cầu ở từng cấp công đoàn triển khai thực hiện những nhiệm vụ cụ thể: Công đoàn Xây dựng Việt Nam, phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động với các nội dung phù hợp chủ đề và đặc điểm tình hình của ngành trong tình hình dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người lao động, doanh nghiệp và gắn với Tháng Công nhân năm 2021.

Tổ chức các hoạt động truyền thông, sự kiện chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động hướng vào chủ đề, nội dung của Tháng hành động trên trang Website của Công đoàn Xây dựng Việt Nam. Phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động, nhất là các đơn vị, công trình xây dựng tập trung nhiều lao động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp. Đôn đốc, nắm tình hình, tổng hợp kết quả Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động báo cáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trước ngày 15/6/2021.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động gắn với Tháng Công nhân năm 2021 phù hợp với tình hình của đơn vị. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử, các fanpage, facebook của đơn vị và bằng các hình thức khác phù hợp với đặc điểm của đơn vị; tổ chức treo, phát hành các pano, áp phích, tài liệu hướng dẫn tuyên truyền về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động, các nguy cơ rủi ro và các biện pháp phòng ngừa nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tham gia, phối hợp kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động. Tổ chức các hoạt động, sự kiện chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động hướng vào chủ đề, nội dung của Tháng hành động. Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở đối thoại với người sử dụng lao động để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động về những vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên, chia sẻ và tháo gỡ khó khăn đối với đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh, các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Các công đoàn cơ sở tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử, các fanpage, facebook của đơn vị và bằng các hình thức khác phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021 phù hợp với tình hình thực tế và dịch bệnh tại cơ sở như: Tổ chức tập huấn về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, bồi dưỡng các kỹ năng nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Rà soát, kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các cơ sở sản xuất. Tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động và kỹ năng, phương pháp hoạt động cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy trình, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động tại các bộ phận, phân xưởng, nhà máy, công trình xây dựng; rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động. Tổ chức các hoạt động thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động.

Tổ chức các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc; thi an toàn vệ sinh sinh viên giỏi. Tổ chức phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động, phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

Đối thoại để giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các nhà máy, công trình xây dựng của đơn vị.

Lê Mỹ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load