Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 03:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Tọa đàm “Quản lý kiến trúc nông thôn miền núi”

14:34 | 25/12/2022

(Xây dựng) - Ngày 24/12, tại Cao Bằng, Viện Kiến trúc Quốc Gia phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng tổ chức Tọa đàm khoa học “Quản lý kiến trúc nông thôn miền núi”. Tọa đàm nhằm đánh giá tổng quan sự phát triển kiến trúc khu vực miền núi phía Bắc và những vấn đề của tỉnh Cao Bằng; những vấn đề liên quan đến quy hoạch nông thôn khu vực miền núi thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng quy chế kiến trúc nông thôn miền núi phù hợp với định hướng và các vấn đề thực tiễn; bảo tồn, phát huy các giá trị, cấu trúc nông thôn miền núi và những đặc trưng văn hóa kiến trúc bản địa tỉnh Cao Bằng và định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật hướng tới hạ tầng xanh, tiện ích, bền vững...

Tham dự Tọa đàm có TS.KTS Trịnh Hồng Việt – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia; TS.KTS Tạ Quốc Thắng – Vụ Quy hoạch – Kiến trúc (Bộ Xây dựng); TS Tạ Hoàng Vân – Trưởng phòng Đào tạo & HTQT; Ths.KTS Nguyễn Thành Công – Giám đốc Trung tâm Kiến trúc, Quy hoạch nông thôn; Ths.KTS Đoàn Quốc Chính – Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng; Ông Bùi Xuân Kỳ - Phó Giám đốc Sở xây dựng tỉnh Cao Bằng; Ông Nông Văn Trung - Phó Giám đốc Sở xây dựng tỉnh Cao Bằng cùng các lãnh đạo các Trung tâm trực thuộc Viện Kiến trúc Quốc gia và các chuyên gia trong Hội Kiến trúc sư tỉnh Cao Bằng

Tọa đàm “Quản lý kiến trúc nông thôn miền núi”
Ông Đoàn Quốc Chính phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Tại khu vực nông thôn, đặc biệt là nông thôn ở miền núi, việc xây dựng nhà ở của người dân hiện nay chưa có định hướng kiến trúc cụ thể, kiến trúc nhà ở pha tạp đang làm mất dần bản sắc Việt Nam. Tuy nhiên, văn bản pháp quy triển khai định hướng chưa đi thẳng vào nội dung cụ thể, chưa đủ sâu về khía cạnh thực tiễn. Các biện pháp không khả thi, tuyên truyền phổ biến không hoạt động, năng lực cán bộ quản lý thấp, lực lượng rất mỏng, trách nhiệm của chính quyền các cấp chưa rõ ràng; trách nhiệm của cơ quan chuyên môn kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, tư vấn kiến trúc và nhà thầu chưa được luật hóa. Các địa phương rất khó khăn trong phương pháp chỉ đạo định hướng cụ thể cho địa phương như thế nào, nguồn lực nào để thực hiện.

Để khắc phục những tồn tại đó, cần thực hiện tốt công tác quản lý kiến trúc và sớm xây dựng quy chế quản lý kiến trúc tại khu vực nông thôn miền núi. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và bức thiết nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển hiện nay, tránh những khó khăn bất cập trong quá trình thực hiện sau này.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Đoàn Quốc Chính nhấn mạnh: “Tại tỉnh Cao Bằng trong những năm vừa qua, việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị tại các đô thị trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo nội dung đồ án quy hoạch xây dựng và quy chế quản lý kiến trúc đô thị được phê duyệt. Tuy nhiên tại khu vực nông thôn, việc xây dựng khá tùy tiện, không có hướng dẫn định hướng cho kiến trúc trong xây dựng nhà ở nông thôn cho người dân. Mới đây, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, buổi tọa đàm khoa học hôm nay là một dịp trao đổi rất quy báu cho địa phương nhằm nâng cao chất lượng về quản lý quy hoạch và kiến trúc nông thôn.

Cao Bằng là một tỉnh biên giới miền núi phía Đông Bắc của Tổ quốc, là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng. Xác định được quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị có vai trò, ý nghĩa quan trọng mang tính định hướng đối với sự phát triển của tỉnh. Vì vậy, công tác quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị luôn được chú trọng. Trong đó có sự quan tâm về công tác quy hoạch nông thôn đóng góp quan trọng sự thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn của tỉnh. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng đã từng bước đáp ứng được sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.

Nhằm đánh giá sự phát triển kiến trúc tại nông thôn những năm gần đây, đặc biệt đối với Cao Bằng, Tọa đàm đã lắng nghe tham luận của các chuyên gia về những nội dung: Thực trạng công tác xây dựng quy chế quản lý kiến trúc nông thôn khu vực miền núi phía Bắc - TS.KTS Tạ Quốc Thắng, Vụ Quy hoạch – Kiến trúc, Bộ Xây dựng; Đánh giá những kết quả quản lý quy hoạch kiến trúc và phát triển đô thị nông thôn tại tỉnh Cao Bằng - Tạ Ninh Giang, Trưởng phòng Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng; Yếu tố bền vững trong quy hoạch – KTS Nguyễn Thùy Dung, Phòng ĐT&HTQT; Các vấn đề thực tiễn trong xây dựng quy chế kiến trúc khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, trường hợp tỉnh Hà Giang – Ths.KTS Nguyễn Thành Công, Giám đốc Trung tâm Kiến trúc,Quy hoạch nông thôn; Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật tỉnh Cao Bằng phù hợp với phát triển bền vững – Ths.KTS Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc TT Kiến trúc, quy hoạch nông thôn.

Tọa đàm đã tiến hành thảo luận các vấn đề về: Công tác xây dựng quy chế quản lý kiến trúc nông thôn khu vực miền núi phía Bắc; Yếu tố bền vững trong quy hoạch; Kiến trúc nhà ở nông thôn khu vực miền núi phía Bắc với vấn đề ứng phó khí hậu; Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật tỉnh Cao Bằng phù hợp với phát triển bền vững.

Kết thúc Tọa đàm, ông Đoàn Quốc Chính cảm ơn các ý kiến vô cùng quý báu của các chuyên gia đến từ các đơn vị. Thông qua Tọa đàm này, các vấn đề chuyên môn về quy chế quản lý kiến trúc ở nông thôn miền núi đã được nêu ra cả thực trạng và giải pháp, góp phần tích cực vào việc xây dựng hoàn thiện mô hình kiến trúc nhà ở nông thôn tại Cao Bằng.

Một số hình ảnh khác tại Tọa đàm:

Tọa đàm “Quản lý kiến trúc nông thôn miền núi”
Tọa đàm “Quản lý kiến trúc nông thôn miền núi”
Các đại biểu tham luận tại Tọa đàm.
Tọa đàm “Quản lý kiến trúc nông thôn miền núi”
Toàn cảnh buổi tọa đàm.
Tọa đàm “Quản lý kiến trúc nông thôn miền núi”
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Tuyết Mai

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thi tuyển phương án kiến trúc dự án xây dựng trụ sở làm việc Tỉnh uỷ Thái Nguyên

    (Xây dựng) - Nhằm lựa chọn được phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc, quy hoạch, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường trong thiết kế xây dựng công trình, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức mời tham gia thi tuyển phương án kiến trúc xây dựng trụ sở làm việc Tỉnh uỷ Thái Nguyên.

  • Hậu Giang:  Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Cây Dương

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Cây Dương (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đến năm 2040. Quy hoạch chung đô thị Cây Dương có diện tích 1.494,44ha; Dự báo dân số đến năm 2040 là 50.000 người.

  • Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường đê Tả Hồng đoạn thuộc địa bàn huyện Đông Anh

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 4849/QĐ-UBND ngày 17/9/2024 về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường đê Tả Hồng đoạn thuộc địa bàn huyện Đông Anh, tỷ lệ 1/500.

  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Nai tầm nhìn đến năm 2050

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1015/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).

  • Quy hoạch đô thị Bắc Ninh: Bản sắc Kinh Bắc vươn tầm đô thị hiện đại

    (Xây dựng) - Với những thành tựu đáng kể sau hơn 27 năm từ khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh đang chuyển mình với mục tiêu trở thành đô thị loại I vào năm 2027 và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mở ra những cơ hội phát triển mới và những đột phá chiến lược cho tỉnh.

  • Bài 2: Bản hòa ca giữa kiến trúc bản địa và hiện đại

    (Xây dựng) – Một quốc gia hưng thịnh là quốc gia mà các nhóm cộng đồng đều mạnh, phải giữ được nét văn hóa, giữ được bản sắc riêng, vì nó là nền tảng căn cốt. Bảo tồn một ngôi nhà hay không gian sống truyền thống của mỗi dân tộc, không chỉ nằm trong giá trị bảo tồn tiện nghi sống mà còn là sự kết nối dòng chảy văn hoá, tâm linh minh triết của tổ tiên. Vẻ đẹp chân chất, mộc mạc từ cảnh quan đến con người của bà con đồng bào Tây Bắc chính là viên ngọc sáng của đại ngàn. Chỉ khi Tây Bắc hiểu được vẻ đẹp của chính mình, mới có thể đứng vững trước những xoay vần, thách thức của thời cuộc.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load