Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 12:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Tiềm năng di sản công nghiệp cần được thúc đẩy và sáng tạo

14:12 | 16/10/2022

(Xây dựng) – Trong bối cảnh Thành phố Hà Nội chính thức quyết định di dời 9 cơ sở công nghiệp cũ ghi dấu nhiều giá trị văn hóa, công nghệ, chương trình “Tái thiết di sản công nghiệp 2022 - Đổi mới và bền vững” được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển di sản công nghiệp giữa các chuyên gia đến từ châu Âu và Việt Nam. Chương trình kỳ vọng tăng cường nhận diện các di sản công nghiệp như nguồn tài nguyên góp phần kiến tạo bản sắc văn hóa riêng của khu vực, đồng thời tăng cường khả năng thực hành sáng tạo trong bảo tồn, thiết kế và quy hoạch di sản công nghiệp tại Việt Nam.

tiem nang di san cong nghiep can duoc thuc day va sang tao
Các đại biểu cùng khách mời tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

Chuỗi hội thảo được hỗ trợ tổ chức bởi Quỹ Văn hóa Pháp Đức, Viện Goethe, Viện Pháp, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Hội đồng Anh Việt Nam, UNESCO Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Doanh nghiệp Xã hội bền vững Việt Nam VSSE, Đại học Kiến trúc Hà Nội và 282 Workshop.

Sự kiện bao gồm 2 Hội thảo chuyên đề: “Thảo luận kế hoạch chuyển đổi bền vững sáng tạo cho 9 công trình tại Hà Nội và kiến tạo cơ hội hợp tác đa bên” và “Thiết kế, xây dựng và vận hành bền vững các dự án Tái thiết di sản công nghiệp tại Việt Nam” diễn ra trong hai ngày 14 và 15/10.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, bà Phạm Thị Lan Anh, đại diện Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, cho biết khái niệm di sản công nghiệp ở các nước phương Tây hẳn đã không quá xa lạ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện đây vẫn là khái niệm mới.

Theo bà Phạm Thị Lan Anh, ở Hà Nội mới đây đã ban hành Nghị quyết liên quan đến phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn. Chính bởi vậy, các công việc liên quan đến phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo… đang được đẩy mạnh và đang trong quá trình tích lũy kinh nghiệm.

Hà Nội quan tâm và hy vọng di sản công nghiệp trở thành một phần của di sản văn hóa Thành phố. Tuy nhiên, có thực tế là, do chưa có nhiều kinh nghiệm với vấn đề liên quan nên các cơ chế, chính sách chưa được triển khai sâu rộng và đạt được những kết quả như mong muốn.

Theo định nghĩa của Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn Di sản công nghiệp, di sản công nghiệp là những gì còn lại của “văn hóa công nghiệp” như các giá trị lịch sử, khoa học, công nghệ, xã hội, kiến trúc…, bao gồm các tòa nhà, công xưởng, máy móc, các mỏ, nơi chế biến, kho và cửa hàng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và cả những địa điểm phục vụ sinh hoạt của lực lượng xã hội tham gia vào quá trình sản xuất công nghiệp như nhà ở, nơi thờ phụng, các thực hành nghi lễ tôn giáo, các cơ sở đào tạo cho công nhân – lực lượng lao động trong các cơ sở công nghiệp đó.

Các di sản công nghiệp mang nhiều giá trị và ý nghĩa. Đầu tiên đó là giá trị lịch sử, là bằng chứng của các hoạt động sản xuất theo phương thức công nghiệp, đã và đang tiếp tục để lại những hệ quả sâu sắc đến ngày nay. Tiếp đến là giá trị xã hội: phản ánh một phần bức tranh cuộc sống của những người công nhân bình thường ở một nơi và như vậy, nó tăng khả năng nhận diện bản sắc của địa phương. Tiếp đến là giá trị về công nghệ và khoa học trong lịch sử của sản xuất, kỹ thuật, xây dựng và giá trị thẩm mỹ của các công trình công nghiệp…

Theo PGS.TS.KTS Phạm Thúy Loan – đại diện Mạng lưới bảo tồn di sản công nghiệp châu Á tại Việt Nam, di sản công nghiệp là một phần không thể tách rời của di sản văn hóa nói chung, phản ánh một sự tiến bộ vượt bậc (mang tính cách mạng) trong lịch sử văn minh nhân loại, một sự “thông thái” được kế thừa; một tiến trình phát triển của xã hội hiện đại. Các cơ sở công nghiệp cũ cũng có thể trở thành di sản khi chúng ta hiểu rằng đó là những công trình, những địa điểm, những không gian và cảnh quan mang các giá trị nổi trội về lịch sử, về khoa học kỹ thuật, về kiến trúc và thẩm mỹ. Các cơ sở công nghiệp quy mô lớn cũng thường gắn với lịch sử thuộc địa hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa của các địa phương, các quốc gia. Nó là những vật chứng, giúp chúng ta kể các câu chuyện về nơi chốn và thành phố, chính là duy trì bản sắc của các đô thị. Vì vậy, các công trình công nghiệp hoàn toàn xứng đáng là đối tượng được đánh giá, xem xét và đưa vào danh sách các công trình kiến trúc có giá trị của các địa phương, để từ đó có giải pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý như những gì được quy định và mong đợi ở Luật Kiến trúc.

Về kinh nghiệm tái thiết di sản công nghiệp tại châu Âu, Giáo sư Helmuth Albrecht – thành viên Ban lãnh đạo Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn Di sản Công nghiệp cho biết, di sản công nghiệp không chỉ có giá trị và ý nghĩa với riêng thành phố nơi chúng hiện diện, mà di sản công nghiệp cần được đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn, chúng cần được nhìn nhận như một phần của văn hóa, của dân tộc, của lịch sử xã hội. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và tái thiết di sản công nghiệp cần được đặc biệt quan tâm và phải thúc đẩy sự tham gia, sự sáng tạo của xã hội (nhất là các bên liên quan chặt chẽ như kiến trúc, quy hoạch), và đặc biệt là người trẻ trong câu chuyện này.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, nếu đầu tư quy hoạch, xây dựng và phát huy tốt các khu di sản công nghiệp sẽ là “mũi nhọn” cho sự phát triển công nghiệp văn hóa, một hướng đi quan trọng hướng đến phát triển bền vững. Điều quan trọng nhất là có nhận thức và đánh giá đúng về vai trò, ý nghĩa của di sản công nghiệp, nhất là nhận thức của những người làm chính sách, để từ đó có những chính sách phù hợp tạo đòn bẩy để đánh thức tiềm năng và phát huy có hiệu quả những giá trị của di sản công nghiệp.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao tầm nhìn đến năm 2045

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 991/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch).

    09:21 | 21/09/2024
  • Bài 3: Để công trình xanh lấp lánh giữa đại ngàn Tây Bắc

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh hiện đại, việc giữ gìn và bảo tồn những ngôi nhà truyền thống không còn khó khăn. Tuy nhiên, giữ gìn văn hoá truyền thống không đơn giản chỉ là tập trung vào hình thái bên ngoài thông qua khẩu hiệu, mà cần có những hành động thiết thực với những kế hoạch chỉn chu. Con người thực hiện và hưởng thụ cũng phải thấu hiểu tiềm năng, lợi thế, bản sắc của mình thì từ đó mới dám nghĩ, dám làm, biến ước mơ không gian xanh, sống xanh thành hiện thực và bền vững trong tương lai.

    23:36 | 20/09/2024
  • Nét đẹp độc đáo của điện Kiến Trung trong Hoàng cung Huế

    (Xây dựng) - Công trình điện Kiến Trung (Đại nội Huế) sau gần 5 năm tu bổ, phục hồi và tôn tạo, vào dịp Tết Giáp Thìn 2024, công trình có kiến trúc độc đáo vừa mang nét uy nghi, bề thế chốn Hoàng cung triều Nguyễn, vừa mang hơi thở thời đại thế kỉ XX đã chính thức hoàn thiện đưa vào phục vụ khách tham quan.

    15:30 | 20/09/2024
  • Thanh Hóa: Sắp hoàn thành Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân xã Hoa Lộc

    (Xây dựng) - Các cơ quan chức năng, đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục để sớm đưa vào sử dụng Khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:15 | 19/09/2024
  • Triển lãm “Về” của họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng

    (Xây dựng) - Ngày 23/9, tại Phòng trưng bày nghệ thuật Nhà xuất bản Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội), họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng sẽ trưng bày triển lãm cá nhân lần thứ hai với tên gọi “Về”.

    16:46 | 18/09/2024
  • Liên hoan phim Italia 2024 tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Liên hoan phim Italia 2024 gồm 6 bộ phim nổi tiếng sẽ được giới thiệu với công chúng Việt Nam tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia từ ngày 23 - 28/9.

    15:31 | 18/09/2024
  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

    18:02 | 16/09/2024
  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

    20:14 | 14/09/2024
  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

    15:46 | 14/09/2024
  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

    15:28 | 14/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load