Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 15:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thực hiện Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Đề xuất tháo gỡ vướng mắc

14:35 | 21/05/2020

(Xây dựng) - Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng được Chính phủ ban hành thay thế cho Nghị định 32/2015/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/10/2019. Theo Bộ Xây dựng, quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.

thuc hien nghi dinh 682019nd cp ve quan ly chi phi dau tu xay dung de xuat thao go vuong mac

Vướng mắc

Thứ nhất là thiếu các định mức xây dựng chuyên ngành để phục vụ lập dự toán xây dựng theo phương pháp định mức, đơn giá cho một số công trình xây dựng chuyên ngành.

Nguyên nhân là trong Đề án hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng (Đề án 2038), Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ ngành và địa phương thực hiện rà soát, bổ sung các định mức xây dựng chuyên ngành, đặc thù (hoàn thành trong quý IV/2018) làm tiền đề, căn cứ triển khai Nghị định 68/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, một số Bộ ngành và địa phương chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này nên gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập dự toán và quản lý chi phí theo các quy định mới, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện một số dự án, công trình xây dựng, nhất là đối với các dự án hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định tại Nghị định 68/2019/NĐ-CP, các thông tư hướng dẫn và sử dụng hệ thống định mức xây dựng áp dụng chung mới được ban hành đã dẫn đến giá trị dự toán xây dựng công trình của một số gói thầu giảm nên một số chủ đầu tư có biểu hiện trì hoãn, lấy lý do việc cập nhật định mức làm chậm tiến độ triển khai dự án để đề xuất tiếp tục sử dụng hệ thống định mức cũ đã hết hiệu lực để lập dự toán.

Thứ hai, thiếu cơ sở về giá phục vụ cho công tác lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, giá gói thầu xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn (hoặc đi qua) một số tỉnh thành.

Nguyên nhân là theo quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thì UBND cấp tỉnh hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; chịu trách nhiệm công bố đầy đủ, đúng định kỳ giá VLXD, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy, chỉ số giá xây dựng, ban hành đơn giá xây dựng công trình… phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại địa phương.

Tuy nhiên đến nay một số địa phương chưa hoàn thành nhiệm vụ này do việc điều tra, khảo sát để xác định đơn giá nhân công, giá ca máy trên thị trường cần có sự phối hợp của các cơ quan liên quan và thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công tác điều tra, khảo sát cũng phải tạm dừng thực hiện.

Đề xuất tháo gỡ vướng mắc

Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nêu trên, Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng xử lý. Theo đó, để lập dự toán xây dựng cho những công trình, dự án trên địa bàn địa phương chưa công bố đơn giá nhân công, giá ca máy, về áp dụng đơn giá nhân công, giá ca máy, cho phép người quyết định đầu tư, trên cơ sở khung giá nhân công, nguyên giá ca máy theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BXD, Thông tư 11/2019/TT-BXD, chủ động xem xét và quyết định đơn giá nhân công, giá ca máy làm cơ sở xác định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá gói thầu.

Sau khi UBND cấp tỉnh công bố đơn giá nhân công, giá ca máy, yêu cầu chủ đầu tư cập nhật ngay khi xác định chi phí đầu tư xây dựng tại bước tiếp theo (trừ trường hợp đã đóng thầu).

Về công bố đơn giá nhân công, giá ca máy, cho phép UBND cấp tỉnh căn cứ dữ liệu về đơn giá nhân công, giá ca máy hiện có phù hợp với khung đơn giá nhân công, nguyên giá ca máy quy định tại các Thông tư để hướng dẫn quản lý chi phí trên địa bàn (trong trường hợp chưa kịp thực hiện khảo sát, lấy số liệu).

Đối với việc rà soát và sử dụng định mức của các công tác xây dựng chuyên ngành, đặc thù chưa được ban hành định mức, về trình tự, thủ tục rà soát các định mức chuyên ngành, đặc thù đã được công bố trước đây để ban hành theo quy định của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, các Bộ ngành và địa phương chủ động rà soát, cập nhật và ban hành, đảm bảo phù hợp với tính chất đặc thù, chuyên ngành đồng thời gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý (không phải lấy ý kiến thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi ban hành theo quy định của Nghị định).

Trong thời gian các Bộ ngành và địa phương thực hiện rà soát định mức xây dựng chuyên ngành, đặc thù đã công bố trước đây, cho phép người quyết định đầu tư xem xét, quyết định lựa chọn việc sử dụng cơ sở dữ liệu hiện có về hệ thống định mức làm cơ sở xác định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá gói thầu. Sau khi các Bộ ngành và địa phương ban hành định mức công tác chuyên ngành, đặc thù, yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện cập nhật ngay khi xác định chi phí đầu tư xây dựng tại bước tiếp theo (trừ trường hợp đã đóng thầu).

Để triển khai Nghị định 68/2019/NĐ-CP, Bộ Xây dựng đã ban hành 11 thông tư hướng dẫn, đồng thời tập trung đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load