Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 10/11/2024 08:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thúc đẩy sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại vùng đệm của các Khu dự trữ sinh quyển

15:48 | 08/11/2024

(Xây dựng) – Vừa qua, tại thành phố Vinh (Nghệ An), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Chương trình Tài trợ nhỏ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF SGP), phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức Tọa đàm “Phát triển sinh kế cộng đồng tại vùng đệm của các Khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam”.

Thúc đẩy sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại vùng đệm của các Khu dự trữ sinh quyển
Tọa đàm là một phần của chuỗi sự kiện kéo dài 3 ngày tại Nghệ An từ ngày 7 – 9/11, Tọa đàm nêu bật vai trò quan trọng của các cộng đồng địa phương trong việc phát triển sinh kế bền vững đồng thời góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Danh hiệu “Khu dữ trự sinh quyển” (KDTSQ) lần đầu tiên được UNESCO đưa ra vào năm 1971 để công nhận các khu vực rộng lớn có giá trị văn hóa và thiên nhiên quan trọng. Được coi là các "phòng thí nghiệm" sống trong việc thúc đẩy các mô hình phát triển bền vững, các KDTSQ được thiết lập nhằm điều chỉnh các tương tác giữa thiên nhiên và hoạt động của con người, để thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Các vùng đệm của các KDTSQ, kết nối giữa vùng lõi gồm các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực phát triển kinh tế - xã hội, mang đến những cơ hội độc đáo cho các hoạt động phát triển bền vững, dựa trên thiên nhiên, có thể đóng góp cho cả công tác bảo tồn và phát triển kinh tế địa phương. Một trong những mục tiêu quan trọng trong thiết kế vùng đệm của các KDTSQ là đảm bảo rằng các hoạt động của con người trong khu vực này không gây ra các tác động tiêu cực cho thiên nhiên, đồng thời góp phần vào các nỗ lực bảo tồn. Tuy nhiên, trên thực tế, các cộng đồng ở những khu vực này vẫn gặp phải nhiều thách thức trong việc duy trì các nguồn sinh kế bền vững, do sự hạn chế về năng lực và nguồn lực hỗ trợ, chưa được tham gia đầy đủ vào các quá trình ra quyết định và lập kế hoạch tại địa phương, và việc còn thiếu các cơ chế chia sẻ lợi ích hiệu quả từ việc quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng.

Việc tăng cường sinh kế địa phương sẽ góp phần giảm áp lực trực tiếp lên rừng và tài nguyên thiên nhiên, góp phần vào mục tiêu chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên mà cộng đồng quốc tế đã đặt ra trong Khung Đa dạng sinh học toàn cầu (GBF). Sinh kế bền vững thường bao gồm các bước như: Đảm bảo nguồn tài chính ban đầu để thiết lập các mô hình sinh kế khả thi, duy trì nguồn lực tài chính ổn định để hỗ trợ các mô hình này và phát triển kết nối thị trường theo cách tiếp cận chuỗi giá trị để đảm bảo đầu ra lâu dài.

Thúc đẩy sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại vùng đệm của các Khu dự trữ sinh quyển
Các đại biểu tham gia Tọa đàm.

Để góp phần giải quyết những vấn đề này, Dự án “Lồng ghép mục tiêu quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam” (Dự án BR), do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ và được Bộ Tài nguyên và Môi trường và UNDP thực hiện, đã áp dụng Cơ chế tài trợ nhỏ (LVG) theo Chương trình tài trợ nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) hỗ trợ cộng đồng tại 14 xã thuộc 3 KDTSQ Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm - Hội An và Đồng Nai triển khai các mô hình sinh kế bền vững trong sản xuất nông lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc, và du lịch sinh thái cộng đồng… Các Quỹ quay vòng đã được thành lập tại mỗi xã để cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ cho các thành viên cộng đồng theo cơ chế luân phiên, đã chứng tỏ là mô hình tài chính đáng tin cậy và bền vững cho phát triển cộng đồng về dài hạn. Việc phát triển thị trường cho các sản phẩm đã được hỗ trợ và tham gia chặt chẽ của chính quyền và người dân địa phương.

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Buổi tọa đàm hôm nay là cơ hội rất tốt để các bên liên quan trao đổi, thảo luận và tìm kiếm các cơ hội để nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững do dự án BR hỗ trợ cũng như các mô hình sinh kế bền vững khác ra các KDTSQ tại Việt Nam và các địa phương. Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững sẽ giúp thực hiện và đảm bảo 03 chức năng của các KDTSQ theo yêu cầu của UNESCO và đạt được mục tiêu các bảo tồn và phát triển bền vững”.

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên quốc gia của UNDP GEF/SGP chia sẻ: “Các Dự án tài trợ nhỏ đã phát huy, kế thừa rất tốt các kinh nghiệm, cách làm, xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ thôn bản, xã, huyện, cùng với cộng đồng phát triển nhân rộng được các mô hình sinh kế gắn kết với nguồn lực địa phương, tạo các quỹ xoay vòng tại nhiều xã làm tiền đề cho nhân rộng lan toả. Cộng đồng các thôn, bản đã nhận thức rất tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng, góp phần bảo tồn văn hoá dân tộc thiểu số và phát huy danh hiệu KDTSQ”.

Dự án BR, do Bộ Tài nguyên và Môi trường và UNDP triển khai từ năm 2020 đến năm 2024, là một phần trong các nỗ lực lớn hơn nhằm thúc đẩy quản lý bền vững các KDTSQ trên khắp Việt Nam, đóng góp trực tiếp vào các Mục tiêu của Khung đa dạng sinh học toàn cầu (GBF), đã được thông qua tại Hội nghị các bên lần thứ 15 (COP15) của Công ước Đa dạng sinh học (CBD) năm 2022.

Với sự hỗ trợ của GEF, Dự án đã góp phần quản lý hiệu quả hơn 1,8 triệu ha diện tích rừng và biển tại các KDTSQ Tây Nghệ An, BR Cù Lao Chàm - Hội An và Đồng Nai. Dự án đã hỗ trợ trực tiếp cho hơn 3.100 hộ gia đình, mang lại lợi ích trực tiếp cho hơn 14.700 cá nhân thông qua hoạt động tăng cường năng lực và tập huấn các thực hành bảo tồn và phát triển sinh kế bền vững cho cả cán bộ chính quyền địa phương và thành viên cộng đồng. Với việc phụ nữ chiếm 42% số người thụ hưởng, đã củng cố cam kết của Dự án về phát triển bao trùm và cân bằng giới.

Tọa đàm này là một phần của chuỗi sự kiện kéo dài ba ngày kỷ niệm Ngày Quốc tế KDTSQ, bao gồm: Mít-tinh kỷ niệm, hội thảo kỹ thuật, triển lãm và tham quan thực tế tại Vườn quốc gia Pù Mát, tại tỉnh Nghệ An. Tham gia các sự kiện, các đại biểu có cơ hội nhìn lại các kết quả của Việt Nam trong việc phát triển và quản lý bền vững các KDTSQ tại Việt Nam trong những năm qua, tìm hiểu các sản phẩm nông sản do các cộng đồng địa phương phát triển và thảo luận về các nỗ lực bảo tồn đang được thực hiện, bao gồm cả các thách thức trong việc phát triển và quản lý KDTSQ tại Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai.

Thúc đẩy sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại vùng đệm của các Khu dự trữ sinh quyển
Gian hàng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm tại Tọa đàm.

Kể từ năm 2000, khi KDTSQ RMN Cần Giờ được UNESCO chính thức công nhận, hệ thống KDTSQ thế giới tại Việt Nam đã được phát triển lên đến 11 Khu. Mỗi Khu đều có sự đa dạng sinh học cao với các đặc điểm thiên nhiên và văn hóa độc đáo, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái và sinh kế cộng đồng.

UNDP tại Việt Nam hỗ trợ các nhóm thiểu số, bao gồm các nhóm DTTS, phụ nữ và người khuyết tật, bằng cách thúc đẩy các sáng kiến tăng cường sự hòa nhập, đặc biệt là hòa nhập kỹ thuật số. Bên cạnh các dự án bảo tồn thiên nhiên, dự án Giải pháp 4M (Meet - Gặp gỡ, Match - Kết nối, Mentor - Cố vấn, Move – Thay đổi) trao quyền cho các nữ doanh nhân quy mô siêu nhỏ người dân tộc thiểu số thông qua các công nghệ kỹ thuật số, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và nguồn lực của họ. Ngoài ra, UNDP hợp tác với các tổ chức địa phương để phát triển các công cụ kỹ thuật số giúp cải thiện khả năng tiếp cận cho người khuyết tật, thúc đẩy sự tham gia của họ vào nền kinh tế kỹ thuật số.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đà Nẵng: Lắng nghe những vướng mắc trong lĩnh vực xây dựng

    (Xây dựng) - Để thúc đẩy các nguồn lực đầu tư và khơi thông đầu tư công phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ngày 9/11, Ban Đô thị, HĐND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề về vướng mắc và kiến nghị liên quan đến lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị của các doanh nghiệp và các Hội nghề nghiệp.

    16:09 | 09/11/2024
  • Chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

    (Xây dựng) – Sáng 9/11, tại ga S8 - ga Cầu Giấy, UBND Thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

    15:56 | 09/11/2024
  • Bình Dương: Nhiều thành tích chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp

    (Xây dựng) – Đã có 849 công trình, phần việc được hoàn thành với tổng trị giá 71,3 tỷ đồng, thực hiện 04 công trình cấp tỉnh, 41 công trình, phần việc cấp huyện, thành phố, hoàn thành chỉ tiêu 200 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên… Là những thành tích tỉnh Bình Dương đạt được nhằm chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp.

    15:54 | 09/11/2024
  • Cần sớm xây dựng và ban hành Luật về quản lý, phát triển đô thị bền vững

    (Xây dựng) – Ngày 8/11, trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 đã diễn ra Hội thảo chuyên đề “Triển khai chính sách trọng tâm trong phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam”.

    15:49 | 09/11/2024
  • Rốt ráo giải phóng mặt bằng cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

    (Xây dựng) - “Gần dân, sát dân” - đó là phương châm để chính quyền hai huyện Văn Lãng và Tràng Định (Lạng Sơn) đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh.

    15:14 | 09/11/2024
  • Yên Bái: Hỗ trợ 750 triệu đồng cho các thân nhân liệt sỹ làm nhà mới

    (Xây dựng) - Ngày 8/11, tại thành phố Yên Bái, Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội cùng Đoàn công tác của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam và đại diện nhà tài trợ Công ty Cổ phần Đầu tư giáo dục và Truyền thông quốc tế đã trao 750 triệu đồng hỗ trợ cho 5 hộ gia đình thân nhân (là mẹ, vợ, con) liệt sỹ làm nhà mới.

    14:18 | 09/11/2024
  • Chủ động quản lý yếu tố rủi ro trên công trường

    (Xây dựng) - Thời gian qua, mặc dù tai nạn lao động (TNLĐ) trong lĩnh vực xây dựng đã giảm dần, nhưng tỷ lệ về tai nạn gây thiệt hại về người còn ở mức cao hơn so với các ngành nghề khác. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao và trong không gian hạn chế ở công trường xây dựng cho cấp quản lý để giúp công tác an toàn lao động trên công trường được thực thi đầy đủ.

    14:14 | 09/11/2024
  • Bài 4: Tận dụng lợi thế, phát triển hạ tầng

    (Xây dựng) - Mục tiêu chiến lược phát triển đô thị của tỉnh Cà Mau vừa được phê duyệt là đến năm 2025, toàn tỉnh có 26 đô thị, đến năm 2030, có 29 đô thị…

    11:25 | 09/11/2024
  • Bài 3: Năm Căn chuyển mình

    (Xây dựng) - Tương truyền, do đường xa cách trở, thời gian dài, nơi đây chỉ có 5 hộ gia đình của người Hoa cất nhà bắt ca bên sông Cửa Lớn. Từ đó, người dân gọi tên là Năm Căn.

    11:24 | 09/11/2024
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh - Kim chỉ nam cho báo chí cách mạng Việt Nam

    (Xây dựng) - Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được tổ chức vào sáng 8/11 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý, người làm báo, cùng trao đổi về những thách thức, cơ hội và giải pháp cho báo chí Việt Nam trong bối cảnh mới.

    10:20 | 09/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load