Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 07:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Thủ tướng Chính phủ tuyên bố khởi công đồng loạt 3 gói thầu hàng không quan trọng

08:09 | 01/09/2023

(Xây dựng) - Ngày 31/8, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ khởi công 3 gói thầu thuộc 2 dự án lớn nhất của ACV: Gói thầu số 5.10; Gói thầu số 4.6 thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và Gói thầu số 12 thuộc Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Tổng mức đầu tư hơn 53.000 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ tuyên bố khởi công đồng loạt 3 gói thầu hàng không quan trọng
Các đại biểu nhấn nút khởi công3 gói thầu thuộc 2 dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và Tân Sơn Nhất.

Khát vọng vươn lên

Phát biểu tại Dự án sân bay Long Thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xúc động chia sẻ: Phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Thực tiễn đã chứng minh, giao thông vận tải nói chung và sân bay, bến cảng nói riêng mang lại hiệu quả rõ nét về phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển đến đó, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch được hình thành, quỹ đất được khai thác hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ tuyên bố khởi công đồng loạt 3 gói thầu hàng không quan trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công.

Là bộ phận quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng hàng không có tính đặc thù cao, phức tạp và hội nhập quốc tế sâu. Phát triển kết cấu hạ tầng vận tải hàng không nhằm tăng cường, mở rộng các phương thức vận tải để chia sẻ, kết nối liên thông trong và ngoài nước. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (cả vùng trời, vùng biển và đất liền). Tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng hàng không đòi hỏi đầu tư đồng bộ, hiện đại, bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của hàng không thế giới, trong đó các cảng hàng không đóng vai trò đầu mối.

Trong những năm qua, hạ tầng hàng không ở nước ta được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới với nhiều nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội hóa, tuy nhiên vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng, phát triển của quốc gia và quốc tế; nhiều sân bay đã trở nên quá tải cả trên bầu trời và dưới mặt đất, nhất là sân bay Tân Sơn Nhất.

Thủ tướng nhấn mạnh: Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là 2 dự án đặc biệt lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống mạng cảng hàng không quốc gia, thuộc công trình quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Hai dự án này sau khi hoàn thành sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm vận chuyển lớn trong khu vực và trên thế giới, mở ra không gian phát triển mới với “hệ sinh thái kinh tế sân bay”, tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Lễ khởi công 3 gói thầu ngày hôm nay chỉ mới là bước đầu, nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề. Do vậy, để công trình được hoàn thành đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng tiến độ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng… UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, thúc đẩy tiến độ công trình với mục tiêu chung là bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả của dự án như đã được thẩm định và phê duyệt.

Thủ tướng giao các Bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo chủ đầu tư tổ chức triển khai dự án bảo đảm chất lượng, an toàn, phấn đấu vượt tiến độ, sớm hoàn thành dự án, đưa vào khai thác sử dụng, không đội vốn bất hợp lý, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đồng Nai chủ động đẩy nhanh các dự án giao thông kết nối với nhà ga hành khách để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả khi đưa nhà ga hành khách vào khai thác.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chủ động phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; tích cực kiểm tra, giám sát quá trình thi công bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng, kỹ - mỹ thuật, tuyệt đối an toàn, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí.

Các nhà thầu thi công trên tinh thần trách nhiệm cao nhất, thực hiện nghiêm quy định pháp luật về xây dựng, huy động đủ máy móc, thiết bị, nhân lực để thi công công trình bảo đảm chất lượng, tiến độ; nghiêm cấm việc sử dụng nguyên vật liệu không đủ tiêu chuẩn, chất lượng, hoặc thi công không đủ nguyên vật liệu theo yêu cầu. Chủ đầu tư, tư vấn giám sát phải chịu trách nhiệm nếu các nhà thầu thi công có sai phạm làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.Các nhà thầu đã cam kết thì phải thực hiện, làm phải có hiệu quả bằng sản phẩm cụ thể, đúng chất lượng, đúng quy định, đúng tiến độ, không lãng phí, tiêu cực; quá trình thi công phải khoa học, an toàn.

Thủ tướng đề nghị bà con nhân dân trong vùng ảnh hưởng, tác động của dự án tiếp tục đồng hành, vì lợi ích quốc gia; ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để dự án hoàn thành thuận lợi, đúng kế hoạch. Chính phủ, các ban chỉ đạo với trách nhiệm và quyền hạn sẽ hết sức ủng hộ và hỗ trợ để chủ đầu tư, nhà thầu hoàn thành hai dự án có ý nghĩa rất quan trọng này.

Cùng với đó, Thủ tướng đã nêu rõ 6 yêu cầu các chủ thể tham gia triển khai dự án phải nghiêm túc quán triệt bảo đảm chất lượng, tiến độ; an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường sinh thái; không được đội vốn bất hợp lý, không chia nhỏ gói thầu; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí ở tất cả các khâu; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân, doanh nghiệp; kịp thời khen thưởng khi làm tốt và kịp thời xử lý khi xảy ra sai phạm.

Đại diện Liên doanh Vietur tự tin khẳng định: "Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng để cam kết thực hiện dự án trọng đại này với thời gian tối đa là 39 tháng với chất lượng thi công theo chuẩn quốc tế cao nhất. Với gần 50 năm kinh nghiệm và chuyên môn dày dặn vì chúng tôi đã đảm nhiệm nhiều công trình lớn trong nước và quốc tế. Chúng tôi cam kết sẽ khiến Cảng hàng không quốc tế Long Thành trở thành “viên ngọc sáng” của châu Á. Đây là không chỉ là một dự án xây dựng mà còn là cầu nối giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi tự hào là một nhân tố đóng góp vào sự hợp tác hiệu quả của hai quốc gia”.

Đại diện cho các nhà thầu thi công dự án Gói thầu số 12 thuộc Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12 (Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn) hứa với Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền, nhân dân địa phương sẽ bám sát trách nhiệm của các nhà thầu, tập trung mọi nguồn lực từ con người, tài chính, xe máy thiết bị và các điều kiện có liên quan để tổ chức thi công quyết liệt, khoa học, đúng quy trình kỹ thuật, quyết tâm hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành mô phỏng hình ảnh hoa sen

Ông Lại Xuân Thanh – Chủ tịch HĐQT ACV cho biết: Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm và Dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hoàn thành quy hoạch cảng với công suất 50 triệu hành khách/năm là hai dự án quan trọng quốc gia, công trình cấp đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành hàng không nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và Việt Nam nói chung.

Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 có quy mô 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Gói thầu xây dựng phần thân nhà ga hành khách và hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn, một số sân đỗ tàu bay được khởi công đồng bộ hôm nay là hai hệ thống công trình thiết yếu quan trọng nhất của cảng.

Thủ tướng Chính phủ tuyên bố khởi công đồng loạt 3 gói thầu hàng không quan trọng
Công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành được coi là “trái tim” của sân bay này giai đoạn 1, đồng thời là đường găng chung của toàn bộ dự án.

Nhà ga hành khách - Cảng hàng không quốc tế Long Thành lấy hình ảnh hoa sen làm ý tưởng chính và được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, áp dụng vào mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục, được bố trí theo dạng tập trung gồm khu vực trung tâm và 3 cánh. Điểm nhấn của nhà ga là khu vực bố trí ô lấy sáng trung tâm và ô thông tầng cảnh quan trung tâm nhà ga – nơi bố trí thác nước nhân tạo và cảnh quan sân vườn, kết hợp với ánh sáng tán xạ khu vực bên trên ô lấy sáng chiếu xuống sẽ làm cho hành khách cảm thấy thoải mái, như hòa vào thiên nhiên tại khu vực này.

Nhà ga được thiết kế với hai cao trình đi và đến tách biệt, gồm 1 tầng trệt và 3 tầng lầu, tổng diện tích sàn hơn 376 nghìn m2, chiều cao đỉnh mái 45,55m, bố trí 40 vị trí đỗ gần cho các máy bay Code C, E, F.

Công trình nhà ga hành khách được thiết kế xây dựng và áp dụng các công nghệ, vật liệu hiện đại nhất trong lĩnh vực hàng không, hiện đại trên thế giới, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ và đặc tính của nhà ga hàng không. Áp dụng các loại vật liệu bao che đảm bảo tiết kiệm năng lượng cho nhà ga, thân thiện với môi trường. Trước đó, ACV cũng đã công bố liên danh nhà thầu Vietur là đơn vị đã trúng thầu gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Thủ tướng Chính phủ tuyên bố khởi công đồng loạt 3 gói thầu hàng không quan trọng
Liên doanh nhà thầu gói thầu 5.10 đã tập kết phương tiện để sẵn sàng thi công đảm bảo đúng tiến độ.

Gói thầu 4.6 “Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và các công trình khác” của Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành có giá trị khoảng 7.300 tỷ đồng bao gồm: Các hạng mục sân đường khu bay với đường cất hạ cánh có chiều dài 4.000m, chiều rộng 75m. Hệ thống 2 đường lăn song song, 6 đường lăn thoát nhanh, các đường lăn nối, diện tích khoảng 69,3ha; 4 sân đỗ tàu bay và các sân đỗ phương tiện phục vụ mặt đất với diện tích khoảng 12,4ha.

Trong gói thầu 4.6 còn có các hạng mục hạ tầng giao thông đi kèm như: Hệ thống đường công vụ khu bay có tổng chiều dài 29,67km; hệ thống thoát nước mưa khu bay; hệ thống đèn hiệu sân bay… và các hạng mục công trình phụ trợ như khác.

“Với thời gian thi công 700 ngày (23 tháng) là gói thầu lớn thứ 2 thuộc Dự án thành phần 3 – Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, đây là gói thầu quan trọng của dự án, liên quan trực tiếp tới hoạt động bay an toàn, hiệu quả nên yếu tố tỉ mỉ, chính xác về mặt kỹ thuật được đặt lên hàng đầu. Các công nghệ tiên tiến, trang thiết bị tối tân nhất hiện nay cũng được áp dụng vào dự án để xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện đại, thông minh, sánh ngang với các sân bay lớn cùng quy mô trên thế giới”, ông Lại Xuân Thanh cho biết thêm.

Thiết kế nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lấy cảm hứng từ áo dài Việt Nam

Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 19/5/2020. Dự án gồm 3 hạng mục chính: Nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn trước nhà ga với tổng mức đầu tư 10.990 tỷ đồng. Nguồn vốn để thực hiện dự án được huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu của ACV (70%) và vốn vay thương mại (30%).

Hạng mục nhà ga hành khách có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500m2. Lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống, kiến trúc nhà ga được thiết kế mềm mại, trẻ trung như sức sống của một thành phố năng động đang vươn mình phát triển. Nhà ga có hình tuyến tính tương đồng với nhà ga hiện hữu, được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 90 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy bagdrop thả hành lý tự động và 42 kiosk check in, 27 cửa ra tàu bay, có 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách. Đặc biệt, nhà ga T3 được thiết kế 8 cửa kiểm soát an ninh và 1 khu riêng biệt phục vụ khách VIP, hạng thương gia và khách ưu tiên.

Hạng mục nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không là tổ hợp gồm 2 tầng hầm, 2 tầng hầm chung, 2 khối phức hợp thương mại văn phòng 4 tầng nổi và khối nhà để xe máy 3 tầng nổi được kết nối với nhau bằng hành lang cầu, tổng diện tích sàn xây dựng (bao gồm 2 tầng hầm) là 130.000m2. Hệ thống đường tầng trên cao ở 2 cao trình nhà ga gồm: Tầng 2 có quy mô từ 2-3 làn xe, chiều rộng mỗi làn 3,5m; tầng 3 có quy mô từ 2-5 làn xe, chiều rộng mỗi làn 3,5m.

Nhà ga hành khách T3 sau khi hoàn thành sẽ là nhà ga hành khách quốc nội có công suất 20 triệu hành khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại tầu bay Code C và Code E, giải quyết căn bản tình trạng tắc nghẽn tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Gói thầu số 12, dự kiến sẽ được thi công trong 20 tháng, hoàn thành đưa vào chạy thử vào đầu quý II/2025.

Mai Thanh -Yphong

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load