Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 15/11/2024 04:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thủ tướng Chính phủ: Tháo “chốt” khóa đất thải mỏ ở Quảng Ninh

11:53 | 23/08/2021

(Xây dựng) - Gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường được cho là thực hiện quá khắt khe Luật Khoáng sản, khiến cả nước lâm vào tình trạng thiếu đất san nền. Riêng Quảng Ninh bất cập ở chỗ, đất san nền thì thiếu, nhưng đất thải mỏ than lại thừa. Ngày 14/8/2021, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1079/CĐ-TTg, chỉ đạo việc rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong đó có nội dung tháo “chốt” khóa đất đồi, đất bãi thải mỏ đang kìm hãm phát triển ngành Xây dựng ở địa phương.

thu tuong chinh phu thao chot khoa dat thai mo o quang ninh
Ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo TKV khảo sát thực tế bãi thải mỏ hiện tồn trữ hơn 1 tỷ m3.

Cửa bãi đất thải mỏ bị “chốt” khóa

Cụ thể, các Văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 151/BTNMT-ĐCKS ngày 10/01/2019, số 1705/BTNMT-ĐCKS ngày 12/4/2019 và số 6219/BTNMT-ĐCKS ngày 22/11/2019, hướng dẫn tỉnh Quảng Ninh quản lý việc khai thác đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp mặt bằng phải theo trình tự, thủ tục của Luật Khoáng sản, gồm các bước: Quy hoạch, thăm dò khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản; cấp phép thăm dò khoáng sản; phê duyệt trữ lượng; tính tiền cấp quyền khai thác; thiết kế mỏ; đánh giá tác động môi trường; thuê đất... và cấp phép khai thác khoáng sản.

Chiếu theo Luật Khoáng sản, đất đá thải mỏ là khoáng sản đi kèm với khoáng sản than, đưa chất thải rắn khai mỏ ngang hàng với thương phẩm hòn than. Luật này cũng quy định đất đồi là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, về trình tự, thủ tục khai thác phải thực hiện theo Luật Khoáng sản nói trên. Điều đó đã tạo ra cơn sốt kép, áp lực lên các công trình xây dựng có sử dụng đất như: Đào móng công trình là chạm vào tài nguyên khoáng sản, lấy đất chỗ cao vàn xuống chỗ thấp là sử dụng tài nguyên khoáng sản. Mà xin được 18 thủ tục cấp phép khai thác mỏ đất đồi, sử dụng đất đồi san nền chưa kể thủ tục vận tải nếu hanh thông cũng mất 12 tháng, thì các dự án nhỏ có nhu cầu sử dụng dưới 1 vạn m3 đất san nền không theo được đành bỏ dở, để dự án treo.

thu tuong chinh phu thao chot khoa dat thai mo o quang ninh
Nghịch lý Quảng Ninh: Thừa đất thải mỏ than, lại thiếu đất vượt thổ san nền.

Một quy định “máy móc” đã đẩy ngành Xây dựng vào “nạn đói” đất san nền. Vật liệu san nền khan hiếm đã hình thành chợ “trời” bán đất, hình thành các phường “thổ tặc”. Ví dụ, một nhà thầu trúng thầu xây dựng một con đường, dự tính nguồn đất tôn nền lấy ở đồi A, nơi cung độ vận chuyển gần và lại đã nằm trong quy hoạch mỏ đất làm vật liệu tôn nền. Nhưng khi vào cuộc, áp luật khoáng sản thì đơn vị khác lại trúng thầu khai thác, đã “đẻ” ra chợ “trời” mua bán đất.

Khốn nhất cho nhà thầu, khi bỏ thầu không lường hết được mình lại phải mua đất qua tay người trúng thầu khai thác mỏ, giá đất san nền bị đội lên cao. Và đây, cung cầu, lợi nhuận thị trường chui đã nảy sinh các phường “thổ tặc”. Một nhà thầu rỉ tai, mua đất san nền trôi nổi còn nhanh hơn, rẻ hơn mua qua tay “cai đất” nên hiện khu vực phía Tây thành phố Hạ Long, nơi đồi núi hiện có trên 60 chiếc xe tải và máy xúc hoạt động bất hợp pháp, theo hình thức vụng trộm cấu kết với chủ rừng, chủ đất vườn đồi, tự tiện xẻ đồi bạt núi, moi đất đi bán cho nhu cầu đất vượt thổ san nền ở vùng trũng thuộc thị xã Quảng Yên, gây rối trật tự xây dựng.

Tồn tại một sự bất hợp lý, Quảng Ninh là vựa than lớn, sản lượng khai thác trên dưới 40 triệu tấn than/năm. Công nghệ khai thác hầm lò đào được 1 tấn than dưới lòng đất, phải moi lên mặt đất trung bình 5m3 đất thải. Khai thác than lộ thiên, tỷ lệ bốc xúc đất đá còn cao gấp 10 lần. Mỗi năm các mỏ than thải ra trên 150 triệu m3 đất đá, diện tích bãi thải sử dụng khoảng 2.700ha. Tổng trữ lượng các bãi thải khoảng 2 tỷ 165 triệu m3, trữ lượng đất thải hiện tại trên 1 tỷ 362 triệu m3. Bãi thải chất cao tạo thành những quả núi đất nhân tạo ở nhiều nơi, có bãi thải vượt khổ cao trên 300m, chiếm diện tích khoảng 4.000ha đất đai.

Không những thế, đất đá thải mỏ gây ô nhiễm môi trường, hiểm họa trong bão lũ. Hậu quả cụ thể: Cuối tháng 7/2015, mưa bão làm sập bãi thải Đông Cao Sơn, vỡ đập 790, đất đá trên cao đổ xuống “xóa sổ” hơn 100 ngôi nhà của tổ 1 và tổ 2 khu 4 phường Mông Dương, Cẩm Phả. Giai đoạn 2016-2020 định hướng 2025 Quảng Ninh phải di dời 2.106 hộ dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm chủ yếu là nhà cửa ở chân bãi thải mỏ, tốn kém hơn 2.173 tỷ đồng, hết năm 2018 đã di chuyển được 558 hộ.

thu tuong chinh phu thao chot khoa dat thai mo o quang ninh
Tháng7/2015, mưa bão “đánh sập” bãi thải Đông Cao Sơn, vỡ đập 790, đất đá trên cao đổ xuống “xóa sổ” hơn 100 nóc nhà của tổ 1 và tổ 2 khu 4 phường Mông Dương.

Quảng Ninh thừa đất thải mỏ, nhưng lại thiếu đất vượt thổ san nền với nhu cầu khối lượng đất san nền cho các dự án, công trình xây dựng giai đoạn 2021-2025 khoảng trên 130 triệu m3/năm.

Điển hình một số dự án trọng điểm có nhu cầu sử dụng đất đá làm vật liệu san nền lớn như: Dự án Khu đô thị phức hợp đô thị Hạ Long Xanh trên địa bàn thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long, nhu cầu khối lượng đất san nền khoảng 300-400 triệu m3; Dự án Tổ hợp cảng biển, Khu công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc tổng nhu cầu khối lượng đất san nền khoảng 100 triệu m3; Dự án Khu công nghiệp Sông Khoai, cùng ở thị xã Quảng Yên, tổng nhu cầu khối lượng đất san nền 15 triệu m3; Dự án Khu đô thị 2 bên đường dẫn cầu Bắc Luân 2; Dự án Khu công nghiệp và Logistic; Dự án Khu đô thị phía Nam sông Lục Lầm; dự án Khu đô thị phía Đông cầu Bắc Luân III tại thành phố Móng Cái, tổng nhu cầu khối lượng đất san nền khoảng 100 triệu m3; Dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, nhu cầu đất đắp nền 8,0 triệu m3.

Sự vướng mắc trong sử dụng đất đồi, đất thải mỏ làm vật liệu san nền đã kìm hãm nặng nề quá trình đô thị hóa, xây dựng các công trình động lực, phát triển kinh tế -xã hội ở Quảng Ninh. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã lắng nghe, thấu hiểu và đã có chỉ đạo tháo gỡ.

Tháo “chốt” khóa bãi đất thải mỏ than

Ngày 14/8/2021, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1079/CĐ-TTg về việc rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xem xét nhiều vấn đề vướng mắc về luật trong phạm vi toàn quốc, có xét báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc sử dụng nguồn đất đá thải mỏ để san lấp mặt bằng các công trình xây dựng. Đúng là “nhất cử lưỡng tiện”, vừa là giải pháp xử lý đất đá thải mỏ than để bảo vệ môi trường, vừa là giải pháp kinh tế tuần hoàn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất và sửa đổi, bổ sung ngay danh mục những quy định trong Luật Khoáng sản gây vướng mắc trong xây dựng theo các hướng danh định lại đất san lấp, đất đồi không phải là khoáng sản để trình Quốc hội sửa đổi khoản 1 điều 2 Luật Khoáng sản, hiện quy định “Khoáng sản bao gồm cả đất đá thải loại ở bãi thải mỏ than” là không phù hợp.

Lý do: Đất san lấp, đất đồi là tài nguyên đất, nên xếp riêng khác với tài nguyên khoáng sản, cũng như các loại tài nguyên khác như tài nguyên nước, tài nguyên sinh thái… để đảm bảo tính khoa học và thuận lợi cho công tác quản lý tài nguyên. Nếu định danh đất là tài nguyên khoáng sản thì phát sinh nhiều bất cập như: Tại Điều 65, Luật Khoáng sản quy định về khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trrình, đều sử dụng cụm từ "phát hiện" có khoáng sản trong quá trình thi công thì cơ quan quản lý có thẩm quyền phải cấp phép theo quy định. Như vậy, hầu hết tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình (không chỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, mà còn trên cả nước) đều có hoạt động đào - đắp (đào móng, san nền…), đều "phát hiện" tài nguyên đất, đất san lấp.

Do đó, nếu khái niệm tài nguyên đất, đất san lấp là khoáng sản thì hầu hết tất cả các dự án xây dựng công trình đều phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản. Như vậy, thực tế việc đầu tư xây dựng hầu hết các công trình hiện nay (bao gồm cả xây dựng nhà ở của dân, dự án đào đắp đê điều, cống rãnh…) đều đang vi phạm các quy định của Luật Khoáng sản. Nếu xem đất là khoáng sản thì việc quy hoạch thăm dò khoáng sản phải được triển khai thực hiện trên toàn bộ diện tích của cả 1 tỉnh, 1 quốc gia vì trên toàn bộ diện tích của tỉnh hay quốc gia đều có đất (đất, bùn đất, đất dưới mặt nước ao hồ, sông, suối, biển…). Điều này đang mâu thuẫn với thực tiễn đang triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng tài nguyên đất.

thu tuong chinh phu thao chot khoa dat thai mo o quang ninh
Đất thải mỏ hình thành những quả núi nhân tạo hiểm họa an toàn, cảnh quan, môi trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Quan điểm và mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm 2021-2030 đã xác định: "Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào… đổi mới sáng tạo… Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời…", mà muốn phát triển nhanh và bền vững thì một trong những động lực quan trọng nhất là phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quan trọng trước hết là phải xây dựng, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước đang đẩy mạnh triển khai thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng, công trình (bao gồm cả các dự án đầu tư công) cần phải thực hiện nhanh, đảm bảo tiến độ. Hầu hết tất cả các dự án đều có hoạt động đào đắp, cần đất san lấp. Nếu khái niệm đất là tài nguyên khoáng sản thì để có nguồn đất phục vụ cho san lấp phải thực hiện một loạt các thủ tục hành chính (đấu giá/không đấu giá, cấp phép thăm dò, thi công thăm dò, phê duyệt trữ lượng, lập dự án khai thác đất, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép khai thác), ước tính mất khoảng 1 năm, trong khi các dự án hầu hết chỉ có niên độ là 1-3 năm. Việc khai thác đất phải thực hiện thủ tục như khai thác khoáng sản thực tế hiện nay đang là nguyên nhân chính dẫn đến chậm các dự án (bao gồm cả dự án đầu tư công).

Như vậy, việc khai thác đất phải thực hiện thủ tục như khai thác khoáng sản hiện nay có rất nhiều bất cập, gây cản trở thực hiện mục tiêu phát triển nhanh của các địa phương và của cả quốc gia. Nhiệm vụ cấp thiết cần phải sửa đổi ngay quy định về khái niệm khoáng sản theo hướng: Đất san lấp, đất đồi hay tài nguyên đất không phải là khoáng sản.

thu tuong chinh phu thao chot khoa dat thai mo o quang ninh
Đất bãi thải mỏ cần định danh lại là chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Định danh lại đất đá thải mỏ than không phải là khoáng sản mà là chất thải rắn công nghiệp thông thường, bởi trong định nghĩa về khoáng sản tại Luật Khoáng sản có quy định, khoáng sản bao gồm cả khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Đất đá thải mỏ thực chất là chất thải rắn công nghiệp thông thường, phát sinh từ hoạt động khai thác, sản xuất than. Điều này hoàn toàn phù hợp theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014: "Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác" và phù hợp với nội dung tại các báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác mỏ than (hiện trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đều đánh giá đất đá thải mỏ than là một trong các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường và xác định các biện pháp xử lý, trong đó có thu gom, vận chuyển về bãi thải theo quy định).

Nếu đã xác định đất đá thải mỏ than là chất thải rắn công nghiệp thông thường thì theo Điều 45 Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Một là, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải; Hai là, Nhà nước có chính sách khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải". Như vậy, Nhà nước khuyến khích tái sử dụng đất đá thải mỏ là đúng đắn.

Hiện, Quảng Ninh đang có khối lượng đất đá thải mỏ than rất lớn, chiếm ngày càng nhiều diện tích đất và hiểm họa tai nạn, cảnh quan, môi trường. Việc tái sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp và làm nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm khác sẽ giúp sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên đất san lấp và tạo nguyên vật liệu mới cho quá trình sản xuất khác. Do vậy, việc tái sử dụng đất đá thải mỏ là cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, góp phần phát triển nền kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, việc tái sử dụng đất đá thải mỏ hiện nay thực tế đang chưa được khuyến khích mà lại còn đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về thủ tục hành chính, do đất đá thải mỏ than đang được quản lý như tài nguyên khoáng sản đi kèm than. Việc này làm cho hoạt động tái sử dụng đất đá thải mỏ gặp nhiều khó khăn, không giải quyết sớm được các nguy cơ gây hại về môi trường, cũng không đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất đá thải mỏ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Do vậy, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất và sửa đổi, bổ sung ngay danh mục những quy định trong luật gây vướng mắc trong phát triển kinh tế xã hội, để trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật Khoáng sản cho phù hợp với thực tế. Sự cấp thiết cần phải sửa đổi ngay quy định về khái niệm khoáng sản theo hướng: Đất đá thải mỏ than không phải là khoáng sản mà là chất thải rắn công nghiệp thông thường, quyết sách này như đã tháo “chốt” khóa bãi thải mỏ, chứa đất thải trong khai thác than ở Quảng Ninh.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load