Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 19:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm chăm lo cho người dân gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19

09:39 | 22/08/2021

(Xây dựng) - Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ phát động phong trào “lấy sức dân chăm lo cho dân” và huy động tất cả những gì có thể từ nguồn ngân sách Nhà nước, các nguồn lực xã hội, sớm triển khai các gói an sinh cho đến khi Thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới.

thanh pho ho chi minh quyet tam cham lo cho nguoi dan gap kho khan trong dai dich covid 19
TP. HCM sẽ hỗ trợ cho tất cả những người dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không để ai đói khổ, thiếu ăn, thiếu mặc.

Đó là khẳng định của ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM, từ những ngày đầu Thành phố tập trung thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để kiểm soát đại dịch Covid-19.

Ngày 15/8, sau khi thông tin về việc TP.HCM giãn cách xã hội thêm 1 tháng (đến ngày 15/9) đã khiến cho hàng loạt lao động ngoại tỉnh mất việc làm hoang mang. Tại khu vực các chốt ở khu du lịch Suối Tiên và trước cổng bến xe Miền Đông mới (thành phố Thủ Đức), hàng trăm người dân đi xe máy cá nhân mang đồ lỉnh kỉnh, nhiều người còn chở theo con nhỏ có ý định về quê các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên…

Mặc dù, chính quyền TP.HCM đã triển khai các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào TP.HCM và kêu gọi người dân quay trở lại Thành phố để được hỗ trợ. Tuy nhiên, không tránh khỏi sự hoang, lo lắng từ phía người dân.

Chính vì vậy, để thực hiện xuyên suốt chủ trương của Chính phủ "Nhất thiết không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở, không được hỗ trợ về y tế", chính quyền TP.HCM đã có nhiều chính sách chăm lo cho người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn. Đặc biệt là người già, người nghèo neo đơn, lao động tự do mất việc làm… còn ở lại thành phố.

Theo đó, ngày 15/8, TP.HCM đã tổ chức Lễ phát động "Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19" và ra mắt Trung tâm an sinh xã hội TP.HCM. Chủ trương của Thành ủy TP.HCM là không để ai thiếu đói và sẽ hỗ trợ gói an sinh xã hội bằng tiền mặt. Thời gian hỗ trợ là tháng 8 và 9/2021.

Đồng thời, tối ngày 17/8, UBND TP.HCM có văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kiến nghị xem xét hỗ trợ cho ngân sách TP.HCM số tiền gần 28.000 tỷ đồng và 142.200 tấn gạo.

Theo đó, số tiền và gạo này sẽ được dùng để hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê phòng trọ, lương thực cho người lao động nghèo trong thời gian TP.HCM áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16.

Cụ thể, số lao động nghèo dự kiến TP.HCM sẽ hỗ trợ là 1.580.100 hộ gia đình (số lao động nghèo là 4.749.330 người). Mức hỗ trợ bao gồm tiền ăn 50.000 đồng/hộ/ngày, tiền thuê phòng trọ 1,5 triệu đồng/hộ/tháng, gạo 15 kg/người.

Trong cùng ngày, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM cũng có văn bản gửi UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện nhanh chóng thực hiện, linh hoạt các chính sách hỗ trợ đời sống của người dân, người lao động đang gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng triển khai hoạt động Trung tâm Tiếp nhận và Hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch Covid-19 và thí điểm các trung tâm an sinh tại quận 5, 7 và 12. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực chuẩn bị sẵn sàng 1 triệu túi an sinh để tiếp tế cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Trong những ngày đầu tháng 8, thành phố đã tổ chức 24 đoàn đi đến khu vực phong tỏa của các quận, huyện trao những chiếc túi an sinh cho các hộ nghèo. Điều này cho thấy quyết tâm chăm lo cho người dân gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 lần này của chính quyền TP.HCM cao hơn bao giờ hết. Đặc biệt, là đối với người dân, người lao động ngoại tỉnh bị dịch bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống bị ép vào hoàn cảnh buộc phải rời Thành phố để sang các tỉnh khác, hoặc về quê.

Ngoài sự chăm lo của chính quyền thành phố, nhiều tỉnh thành, tổ chức, cơ quan, đơn vị đã quyên góp tiền, lương thực, thực phẩm, khẩu trang… đưa đến những nơi bị cách ly, phong tỏa.

Điển hình cho hoạt động xuyên suốt và kịp thời góp phần hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu và người dân gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 là chương trình "Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch" và "Tổ quốc cần, cả nước chung tay" do Báo Người Lao Động tổ chức.

Không chỉ hỗ trợ về tiền, lương thực, thực phẩm, nhiều đoàn thể, nhóm thiện nguyện hỗ trợ bình Oxy y tế, thuốc, vật tư y tế, xe cứu thương... kịp thời cấp cứu những trường hợp F0 nặng. Đơn cử như các Dự án "ATM Oxy" của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. HCM phối hợp Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và PHG Smart home thực hiện; hay đội xe tình nguyện của Liên đoàn Xe đạp môtô thể thao TP. HCM…

thanh pho ho chi minh quyet tam cham lo cho nguoi dan gap kho khan trong dai dich covid 19
Tình nguyện viên dự án “ATM Oxy” dùng xe máy vận chuyển Oxy đến tận nhà người bệnh Covid-19.

Mặc dù, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đi kèm với các đợt giãn cách xã hội đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM, tác động đến tốc độ thu ngân sách trên địa bàn. Số thu ngân sách có xu hướng giảm dần từ tháng 5, tháng 6 và dự kiến sẽ không đạt dự toán trung ương giao.

Tuy nhiên, TP.HCM cam kết sẽ hỗ trợ cho tất cả những người dân, người lao động ngoại tỉnh còn ở lại TP.HCM đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không để ai đói khổ, thiếu ăn, thiếu mặc.

Lan Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Mưa bão gây thiệt hại lớn

    (Xây dựng) – Tính đến 7h ngày 9/9 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, có 3.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trên 2.000ha lúa, ngô, hoa màu bị ngập nước, bị đổ do bão số 3.

  • Hà Nội: Bức xúc vấn nạn dán tờ rơi quảng cáo không đúng quy định

    (Xây dựng) - Tình trạng dán tờ rơi quảng cáo bừa bãi lên tường, cột điện, biển báo tại Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến, gây mất mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường.

  • Cao Bằng: Nhiều địa phương ngập lụt sau bão số 3

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mực nước trên các sông, suối, ao, hồ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập lụt. Trong đêm 8/9, nhiều nhà dân và tuyến phố ở các khu vực thấp tại thành phố Cao Bằng cũng bị ngập.

  • Hưng Hà (Thái Bình): Giải cứu chuối giúp bà con nông dân

    (Xây dựng) – Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão YAGI) đã làm hơn 380ha chuối tiêu hồng, chuối tây ở xã Hồng An và xã Tiến Đức của huyện Hưng Hà bị gãy đổ, ước tính thiệt hại gần 1 triệu buồng chuối chuẩn bị thu hoạch. Để giúp bà con nông dân khắc phục hậu quả do bão gây ra, huyện Hưng Hà đang kêu gọi giải cứu giúp bà con nông dân, giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

  • Hà Nội: Tập trung cao độ khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 14h ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm… Cây đổ đã gây ra các thiệt hại về người và một số phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

  • Lục Ngạn (Bắc Giang): Nhiều tuyến đường, khu dân cư ngập sâu trong nước lũ

    (Xây dựng) – Mưa lớn kéo dài sau khi bão số 3 đi qua đã khiến cho mực nước các sông, suối lên nhanh gây ngập úng nhiều tuyến đường, khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load